Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 35)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn

Thứ nhất, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần ban hành được các Quy định chi tiết, cụ thể về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Qua đó là căn cứ chính xác để cho các tổ chức vay vốn.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của người dân và tổ chức thông qua công tác tuyên truyền của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ,…

Thứ ba, tỉnhcần phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp để triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước.

Thứ tư, thường xuyên đôn đốc thu hồi vốn vay, phí vay vốn các dự án đến hạn, quá hạn; tăng cường công tác truyền thông về hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thông tin liên hệ, tiếp cận nguồn vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh; tìm kiếm các nguồn vốn có lãi suất thấp từ tổ chức, cá nhân để thực hiện huy động nguồn vốn theo quy định.

Thứ năm, tỉnh cần xây dựng chế tài về trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn?

- Giải pháp nào cần được triển khai nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là một trong những phương pháp khai thác dữ liệu quan trọng nhằm cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài, bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.

2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong đề tài luận văn, thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm:

- Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, năm 2018 và năm 2019. - Các kế hoạch hoạt động và Báo cáo tổng kết năm của Quỹ Phát triển đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019

- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành. - Các công trình nghiên cứu đã được công bố: báo cáo khoa học, tạp chí, luận văn liên quan.

2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được sử dụng từ kết quả khảo sát 2 đối tượng là: Các tổ chức phát triển quỹ đất được vay vốn và cán bộ quản lý nguồn vốn vay tại Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn để phát triển quỹ đất trên địa bàn.

* Đối tượng là các tổ chức phát triển quỹ đất được vay vốn

Theo Báo cáo từ Quỹ Phát triển đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn (gọi tắt là Quỹ) tính đến hết năm 2019 toàn tỉnh đã ứng cho 8 dự án phát triển quỹ đất, tương ứng với 8 tổ chức triển khai gồm: Văn phòng tỉnh ủy Bắc Kạn; Uỷ ban nhân dân TP Bắc Kạn; Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn; Uỷ ban nhân dân huyện Chợ Đồn;Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn; Uỷ ban nhân dân huyện Bạch Thông; Uỷ ban nhân dân huyện Pác Nặm. Mỗi tổ chức có 10 cán bộ quản lý, do vậy, tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ số cán bộ quản lý của các tổ chức. Vậy tổng số phiếu phát ra cho đối tượng là các tổ chức để phát triển quỹ đất được vay vốn là 80 phiếu.

- Nội dung điều tra: Tình hình cơ bản của tổ chức: Số vốn được cấp vay để triển khai thực hiện; tiến độ giải ngân của Quỹ; khó khăn, thuận lợi trong việc vay vốn từ Quỹ;.... thông qua hệ thống bảng hỏi đã được thiết kế sẵn theo mục đích nghiên cứu của luận văn.

* Đối tượng khảo sát là các cán bộ quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.

Hiện nay, việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được giao cho Quỹ Phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn. Do vậy, để phân tích thực trạng công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất, tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ các cán bộ tại Quỹ Phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn gồm 14 cán bộ (01 giám đốc quỹ, 02 phòng chức năng với 13 nhân viên). Nội dung khảo sát: Tuổi, giới tính, trình độ, thời gian công tác, những nhận định, đánh giá của các cán bộ quản về những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất; sự phù hợp của các chính sách quản lý nhà nước hiện nay đối với việc cho vay vốn của các tổ chức phát triển quỹ đất; sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được cần sắp xếp theo một trình tự nhất định. Thông tin và các số liệu sau khi được sắp xếp một cách có hệ thống, sẽ được tổng hợp theo từng đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu tùy theo mục tiêu của đề tài.

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi được tổng hợp sẽ được xử lý và tổng hợp phân tổ, biểu thị số liệu thông qua hệ thống bảng biểu và đồ thị thống kê; được tổng hợp, xử lý trên Excel.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

a) Phương pháp thống kê

Trong đề tài này, tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị,… để đánh giá, so sánh tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến thu, chi nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn qua các năm từ năm 2017 đến năm 2019 dựa trên các số liệu sơ cấp và thứ cấp. Từ đó, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

b) Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung tính chất tương tự như nhau, biểu hiện bằng số lần hay tỷ lệ phần trăm. Phương pháp so sánh được nghiêu cứu sử dụng để so sánh kết quả sử dụng vốn vay và giải ngân của Quỹ cho các tổ chức để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn qua các năm, so sánh số lượng cán bộ quản lý của Quỹ qua các năm,....

c) Phương pháp định tính

Phương pháp định tính được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thông qua thang đo Likert 5 mức độ: 1 là rất không đồng ý, 2 là không

đồng ý, 3 là bình thường, 4 là đồng ý, 5 là rất đồng ý, qua đó đánh giá những tác động, những thuận lợi, khó khăn, hạn chế của các chính sách cho vay vốn đối với các tổ chức phát triển quỹ đất, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trong đó, giá trị khoảng cách được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (5-1)/5 = 0,8

Bảng 2.1. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

1 1,00 - 1,80 Rất không đồng ý

2 1,81 - 2,60 Không đồng ý

3 2,61 - 3,40 Không ý kiến

4 3,41 - 4,20 Đồng ý

5 4,21 - 5,00 Rất đồng ý

(Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất

1. Số lượng dự án (các tổ chức để phát triển quỹ đất) đã được vay vốn qua các năm (dự án)

2. Tổng số tiền Quỹ Phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường đã cấp cho các tổ chức vay vốn để phát triển quỹ đất qua các năm (triệu đồng), tốc độ tăng của nguồn vốn đã cấp (%).

3. Số lượng văn bản quản lý nhà nước đã được ban hành cho hoạt động vay vốn cho các tổ chức để phát triển quỹ đất (văn bản)

4. Số lần kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng vốn của các tổ chức được vay vốn để phát triển quỹ đất (lần)

5. Số vụ sai phạm của các tổ chức phát triển quỹ đất trong việc sử dụng vốn vay từ Quỹ Phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn qua các năm 2017-2019 (vụ).

7. Số tiền thu được từ sai phạm của các tổ chức phát triển quỹ đất trong việc sử dụng vốn vay từ Quỹ Phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn qua các năm 2017-2019 (triệu đồng).

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất vay để phát triển quỹ đất

* Yếu tố đều kiện kinh tế - xã hội

Yếu tố điều kiện tình hình kinh tế - xã hội của địa phương ảnh hưởng đến việc cấp vốn và giải ngân vốn cho các tổ chức để phát triển quỹ đất. Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua đánh giá của các tổ chức phát triển quỹ đất về mức độ thuận lợi và khó khăn của điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh đối với việc vay vốn từ Quỹ thông qua thang đo Likert.

* Yếu tố về môi trường chính sách.

Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua đánh giá của cán bộ quản lý về vai trò của chính sách trung ương và địa phương đối với công tác cho vay vốn và quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.

* Yếu tố về sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất

Đánh giá của cán bộ quản lý về việc phối hợp giữa Quỹ Phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường với các bên liên quan (Sở Xây dựng, Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng và chính quyền địa phương) về hoạt động quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất thông qua thang đo likert.

* Yếu tố về nhận thức của các tổ chức phát triển quỹ đất

Thông qua đánh giá của các bộ quản lý về nhận thức của các tổ chức được vay vốn phát triển quỹ đất trong việc sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng tiến độ về triển khai nguồn vốn vay từ Quỹ thông qua thang đo likert.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ĐỂ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Bắc Kạn có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 162 km. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng, có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng như sau:

Vùng phía Tây và Tây Bắc: Bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc - Đông Nam, định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực Sông Cầu. Dãy núi cao nhất là Phja Bjoóc với độ cao 1.578m.

Vùng phía Đông và Đông Bắc: Hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc - Nam, mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc.

Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.859 km², dân số năm 2019 là 313.905 người, gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 20,7%, khu vực nông thôn là 79,2%. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất Việt Nam với hơn 300.000 dân.

Tỉnh Bắc Kạn được thành lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở phân tách tỉnh Bắc Thái thành tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, với vị trí địa lý nhiều đồi núi cao và chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy điều kiện kinh tế - xã

hội của tỉnh Bắc Kạn vô cùng khó khăn. Bắc Kạn được biết là tỉnh nghèo nhất cả nước, xếp thứ 63/63 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 60/63 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 61/63 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Cụ thể, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 TB 2017- 2019 1. GRDP Tỷ đồng 6.330 6.597 7.040 104,21 106,72 105,46

- Công nghiệp & xây dựng Tỷ

đồng 1.118 1.121 1.320 100,24 117,78 108,66

- Nông, lâm nghiệp Tỷ

đồng 1.905 2.005 1.992 105,25 99,35 102,26

- Thương mại, dịch vụ Tỷ

đồng 3.007 3.471 3.728 115,43 107,40 111,35

2. GRDP bình quân/ người Tr.đ 26 32 34 120,91 107,55 114,03

3. Thu ngân sách trong cân đối Tỷ

đồng 583 654 723 112,14 110,55 111,34

4. Số lượng doanh nghiệp

đang hoạt động DN 652 662 612 101,53 92,45 96,88

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn)

Phân tích bảng 3.1 ta thấy, giá trị gia tăng GRDP của tỉnh Bắc Kạn theo giá so sánh năm 6.330 tỷ đồng năm 2019 đạt 7.040 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 5,46%. Trong đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ nông, lâm nghiệp sang công nghiệp và xây dựng và thương mại dịch vụ. Với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp và xây dựng là 8,66%, nông lâm nghiệp 2,26%, thương

mại dịch vụ 11,35%. Mặc dù là tỉnh nông lâm nghiệp, song tốc độ tăng trưởng của ngành này lại thấp nhất trong các ngành, nguyên nhân là do trong những năm gần đây tình hình thiên tai diễn ra thường xuyên trên địa bàn dẫn tới việc mất mùa và dịch bênh: bện tả lợn châu phi, cúm gà,… làm cho nông nghiệp của tỉnh bị thiệt hại rất lớn, mặc dù lâm nghiệp tăng song giá trị ngành lâm nghiệp của tỉnh chưa cao. Trong khi, với điều kiện tự nhiên hoang sơ với nhiều cảnh quan hùng vĩ, Bắc Kạn đang có xu hướng phát triển ngành du lịch dịch vụ. Đây cũng là một hướng đi tốt cho tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2017- 2019, GRDP bình quân/người tăng mạnh, với tốc độ phát triển là 14,03%, từ 26,3 triệu đồng/người/ năm năm 2017, lên 34,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)