Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 65 - 73)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Các yếu tố khách quan

- Yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 6,8%. Trong đó nông lâm nghiệp tăng 3,5%,

công nghiệp - xây dựng tăng 9,5%, dịch vụ tăng 7,9%. Cơ cấu kinh tế: tỷ lệ nông lâm nghiệp chiếm 30%, công nghiệp chiếm 15,5%, dịch vụ, thuế sản phẩm chiếm 54,5%. GRDP bình quân đầu người đạt 34,3 triệu đồng chỉ bằng 51,5% so với cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao 19,38%. Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Địa hình phần lớn là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn,… Hiên nay, toàn tỉnh có trên 800 doanh nghiệp và chỉ có duy nhất 01 khu công nghiệp. Điều này ảnh hưởng đáng kể để việc đầu tư hạ tầng, phát triển quỹ đất trên địa bàn nói chung và đến công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn nói riêng.

Đánh giá của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đến công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:

Bảng 3.12: Đánh giá của cán bộ quản lý về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn vay để

phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Tiêu chí đánh giá Giá trị trung bình

Độ lệch

chuẩn Mức đánh giá

Điều kiện kinh tế của địa phương thuận lợi cho công tác quản lý vốn để phát triển quỹ đất trên địa bàn

2,55 0,981 Không đồng ý

Điều kiện xã hội của địa phương thuận lợi cho công tác quản lý vốn để phát triển quỹ đất trên địa bàn

2,87 1,056 Không có ý

kiến

Nguồn: Khảo sát, tính toán của tác giả

Thực tế, nguồn cho vay để phát triển quỹ đất được sử dụng một phần từ nguồn thu ngân sách địa phương và phần lớn do cấp trên cấp. Trong khi Bắc Kạn là tỉnh nghèo thu không đáp ứng được chi ngân sách, do vậy, nguồn ngân sách chủ yếu là từ trung ương cấp. Vì vậy khi được khảo sát thì chỉ tiêu Điều kiện kinh tế của địa phương thuận lợi cho công tác quản lý vốn

để phát triển quỹ đất trên địa bàn được đánh giá ở mức thấp với giá trị trung bình là 2,55, độ lệch chuẩn là 0,981 và mức đánh giá ở mức Không đồng ý.

Bắc Kạn cơ bản là tỉnh nông nghiệp, với tỷ lệ nông - lâm nghiệp chiếm 30% tổng cơ cấu kinh tế của tỉnh. Người dân phần lớn làm ruộng và làm rừng, với mức thu nhập thấp. Vì vậy, tiêu chí Điều kiện xã hội của địa phương thuận lợi cho công tác quản lý vốn để phát triển quỹ đất trên địa bàn

được đánh giá ở mức thấp, với giá trị trung bình là 2,87, độ lệch chuẩn là 1,056, mức đánh giá là Không có ý kiến.

Như vậy, có thể thấy yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, đây là yếu tố bên ngoài tác động đến công tác quản lý vốn vay để phát triển quỹ đất, nên tỉnh cần phải có các chính sách đồng bộ và triển khai để giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Yếu tố về thể chế, chính sách cho vay vốn để phát triển quỹ đất trên

địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn được thành lập và hoạt động dựa theo các quy định của pháp luật như:

- Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002 - Luật Đất đai ngày 26/11/2003;

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Thông tư số 162/2012/TT-BTC Quy định việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất.

- Thông tư số 30/2017/TT-BTC quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước.

- Thông tư số 06/2018/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 30/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước.

Đây là hệ thống các quy phạm, quy định, quy chuẩn để làm chế tài nhằm thực quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra Quyết định số 534/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Điều lệ Tổ chức hoạt động và Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn trong đó nêu các quy định cụ thể trong công tác quản lý nguồn vốn vay của Quỹ.

Kết quả khảo sát của cán bộ tại Quỹ về ảnh hưởng của chính sách đến công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn như sau:

Bảng 3.13: Đánh giá của cán bộ quản lý về thể chế, chính sách ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Tiêu chí đánh giá Giá trị trung bình

Độ lệch

chuẩn Mức đánh giá

Chính sách cho vay vốn để phát triển

quỹ đất phù hợp với địa phương. 2,47 1,034 Không đồng ý

Các quy định về quy trình quản lý

nguồn vốn cho vay đơn giản. 3,43 0,996 Đồng ý

Các chế tài về xử phạt vi phạm trong việc chậm hoàn vốn của các cá nhân, tổ chức vay vốn đảm bảo thu hồi vốn cho Quỹ

2,21 1,267 Không đồng ý

Kết quả khảo sát ý kiến qua các bộ quản lý tại Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn cho thấy, chỉ tiêu “Chính sách cho vay vốn để phát triển quỹ đất phù hợp với địa phương” được đánh giá ở mức “không đồng ý” với giá trị trung bình đạt 2,47, độ lệch chuẩn là 1,034. Điều này hoàn toàn dễ lý giải, vì thực tế Bắc Kạn là một tỉnh rất nghèo, muốn phát triển kinh tế - xã hội thì tỉnh cần phải đầu tư cho hạ tầng cơ sở, từ đó mới thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào tỉnh. Trong khi, bình quân mỗi một năm Quỹ chỉ hỗ trợ vay vốn được cho 2 dự án với số tiền cho cho trên dưới 10 tỷ đồng là quá thấp. Do vậy, thực tế chính sách hiện tại của Trung ương và của địa phương cho phát triển quỹ đất chưa phù hợp với điều kiện của tỉnh. Trong khi chỉ tiêu “Các quy định về quy trình quản lý nguồn vốn cho vay đơn giản” được cán bộ quản lý Quỹ đánh giá ở mức “Đồng ý”, với giá trị trung bình là 3,43, độ lệch chuẩn là 0,996. Song, “Các chế tài về xử phạt vi phạm trong việc chậm hoàn vốn của các cá nhân, tổ chức vay vốn đảm bảo thu hồi vốn cho Quỹ” cán bộ quản lý Quỹ đánh giá ở mức “Không đồng ý”, với giá trị trung bình là 2,21, độ lệch chuẩn là 1,267.

Tóm lại, yếu tố về thể chế, chính sách cho vay vốn để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhìn chung còn chưa phù hợp với thực tế địa phương, tỉnh cần có chính sách đầu tư hạ tầng, cơ sở tốt hơn để thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh, đồng thời phải có chế tài xử lý đối với những chủ đầu tư chậm hoàn vốn vay cho Quỹ, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh.

- Yếu tố sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý nguồn

vốn vay để phát triển quỹ đất

Công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất tại tỉnh Bắc Kạn nói riêng và cả nước nói chung chịu sự chi phối của nhiều cơ quan ban ngành của tỉnh đó như: UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh.

Do vậy, sự phối hợp giữa các bên trong việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất cần phải có những quy định cụ thể với những quy định cụ thể của từng bên tham gia trong quá trình quản lý. Ví dụ như Sở Tài Nguyên môi trường tham mưu cho tỉnh về vùng quy hoạch khu vực tái định cư, UBND tỉnh ra Quyết định quy hoạch các khu tái định cư, quyết định phê duyệt quy hoạch; Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường kiểm tra thành phần hồ sơ, tính pháp lý của hồ sơ theo quy định; Lập báo cáo thẩm định xin ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng, báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định hoặc Giám đốc quỹ quyết định theo thẩm quyền đã phân cấp; Căn cứ Quyết định cho vay vốn của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Giám đốc quỹ, thực hiện ký Hợp đồng vay vốn với tổ chức vay vốn. Như vậy, sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất là rất cần thiết. Đánh giá của cán bộ Quản lý về công tác phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý nguồn vốn vay như sau:

Bảng 3.14: Đánh giá của cán bộ quản lý về sự phối hợp giữa các bên trong việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất

Tiêu chí đánh giá Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Mức đánh giá

Sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất được phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn.

3,41 0,897 Đồng ý

Các bên liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý hoạt động cho vay và quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.

3,06 1,006 Không ý

kiến

Phân tích bảng 3.14, theo kết quả khảo sát cán bộ quản lý tại Quỹ phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn về sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý nguồn vốn vay phát triển quỹ đất cho thấy, các cán bộ tại Quỹ đánh giá ở mức “đồng ý” chỉ tiêu Sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất được phân công rõ

trách nhiệm và quyền hạn, với giá trị trung bình là 3,41, độ lệch chuẩn là 0,897.

Tuy nhiên, chỉ tiêu Các bên liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý hoạt động cho vay và quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất các cán bộ được phỏng vấn lại đánh giá ở mức “không ý kiến” với giá trị trung bình là 3,06, độ lệch chuẩn là 1,006.

Như vậy, theo đánh giá của cán bộ tại Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường có thể thấy, sự phối hợp của các bên trong công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn chưa tốt. Hiện nay, tỉnh mới chỉ có một số các quy định rời rạc trong việc triển khai của từng đơn vị mà chưa có văn bản cụ thể nào quy định về vai trò, trách nhiệm các bên liên quan trong việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất. Do vậy, để quản lý tốt nguồn vốn vay, ngoài quy định của quản lý nguồn vốn vay tại Quỹ, tỉnh cần có văn bản cụ thể để chỉ đạo từng các đơn vị liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác quảy lý nguồn vốn tại quỹ.

- Nhận thức của các tổ chức được vay vốn phát triển quỹ đất

Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã cho 8 dự án vay vốn để phát triển quỹ đất, tương ứng với 8 tổ chức triển khai gồm: Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Kạn; Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Kạn; Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn; Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn; Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn; Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông; Ủy ban nhân dân huyện Pác Nặm. Trong đó, có 3 dự án của 3 tổ chức vẫn đang triển khai từ năm 2016 Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và

môi trường tỉnh Bắc Kạn; UBND huyện Bạch Thông; UBND huyện Pác Nặm hiện vẫn chưa triển khai xong, đến nay số vốn vay của các đơn vị này đã hoàn trả lại cho Quỹ đầy đủ. Tuy nhiên, do số lượng dự án của tỉnh Bắc Kạn rất ít nên tác giả tiến hành điều tra đánh giá cả 8 dự án đã được vay vốn từ Quỹ để các nhận định có tính khách quan, đồng thời là đánh giá của cán bộ quản lý Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường về nhận thức của các tổ chức này trong việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 3.15: Đánh giá của cán bộ quản lý về nhận thức của các tổ chức được vay vốn trong quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất

Tiêu chí đánh giá Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Mức đánh giá

Các tổ chức được vay vốn luôn có ý thức cao trong việc chấp hành các quy định của Quỹ

3,47 0,788 Đồng ý

Các tổ chức vay vốn luôn có ý thức trong việc triển khai theo đúng mục đích vay vốn để phát triển quỹ đất

3,11 0,971

Không ý kiến Các tổ chức vay vốn luôn có ý thức

trong việc hoàn trả vốn vay đúng hạn 3,09 0,911

Không ý kiến

Nguồn: Khảo sát, tính toán của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ quản lý tại Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đánh giá ở mức “Đồng ý” đối với chỉ tiêu Các tổ chức được vay vốn luôn có ý thức cao trong việc chấp hành

các quy định của Quỹ với giá trị trung bình là 3,47, độ lệch chuẩn là 0,788. Ngay

từ khi bắt đầu làm thủ tục vay vốn để phát triển quỹ đất tại Quỹ, các tổ chức vay vốn này đã luôn chấp hành và thực hiện theo đúng các quy định và hướng dẫn của

quỹ để tiến hành vay vốn triển khai các dự án trên địa bàn; chỉ tiêu Các tổ chức vay vốn luôn có ý thức trong việc triển khai theo đúng mục đích vay vốn để

phát triển quỹ đất được đánh giá ở mức “Không ý kiến”, với giá trị trung bình

là 3,11, độ lệch chuẩn là 0,971. Thực tế trong quá trình quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn, Quỹ đã thường xuyên đi kiểm tra việc thực hiện nguồn vốn của các tổ chức được vay vốn xem có sử dụng đúng mục đích không, thì tại các đơn vị này khi triển khai vẫn còn những sai phạm trong việc sử dụng nguồn vốn vay, mặc dù đã nhắc nhở, nhưng vì chưa có chế tài xử phạt đủ mạnh để răn đe nên rất khó trong việc quản lý các tổ chức vay vốn sử dụng đúng mục đích. Chỉ tiêu Các tổ chức vay vốn luôn có ý thức trong

việc hoàn trả vốn vay đúng hạn, được đánh giá ở mức “Không đồng ý”, với

giá trị trung bình là 3,09, độ lệch chuẩn 0,911. Điều này có thể thấy, các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)