Đặc điểm kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 45)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Bắc Kạn có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 162 km. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng, có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng như sau:

Vùng phía Tây và Tây Bắc: Bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc - Đông Nam, định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực Sông Cầu. Dãy núi cao nhất là Phja Bjoóc với độ cao 1.578m.

Vùng phía Đông và Đông Bắc: Hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc - Nam, mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc.

Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.859 km², dân số năm 2019 là 313.905 người, gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 20,7%, khu vực nông thôn là 79,2%. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất Việt Nam với hơn 300.000 dân.

Tỉnh Bắc Kạn được thành lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở phân tách tỉnh Bắc Thái thành tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, với vị trí địa lý nhiều đồi núi cao và chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, do vậy điều kiện kinh tế - xã

hội của tỉnh Bắc Kạn vô cùng khó khăn. Bắc Kạn được biết là tỉnh nghèo nhất cả nước, xếp thứ 63/63 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 60/63 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 61/63 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Cụ thể, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 TB 2017- 2019 1. GRDP Tỷ đồng 6.330 6.597 7.040 104,21 106,72 105,46

- Công nghiệp & xây dựng Tỷ

đồng 1.118 1.121 1.320 100,24 117,78 108,66

- Nông, lâm nghiệp Tỷ

đồng 1.905 2.005 1.992 105,25 99,35 102,26

- Thương mại, dịch vụ Tỷ

đồng 3.007 3.471 3.728 115,43 107,40 111,35

2. GRDP bình quân/ người Tr.đ 26 32 34 120,91 107,55 114,03

3. Thu ngân sách trong cân đối Tỷ

đồng 583 654 723 112,14 110,55 111,34

4. Số lượng doanh nghiệp

đang hoạt động DN 652 662 612 101,53 92,45 96,88

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn)

Phân tích bảng 3.1 ta thấy, giá trị gia tăng GRDP của tỉnh Bắc Kạn theo giá so sánh năm 6.330 tỷ đồng năm 2019 đạt 7.040 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 5,46%. Trong đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ nông, lâm nghiệp sang công nghiệp và xây dựng và thương mại dịch vụ. Với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp và xây dựng là 8,66%, nông lâm nghiệp 2,26%, thương

mại dịch vụ 11,35%. Mặc dù là tỉnh nông lâm nghiệp, song tốc độ tăng trưởng của ngành này lại thấp nhất trong các ngành, nguyên nhân là do trong những năm gần đây tình hình thiên tai diễn ra thường xuyên trên địa bàn dẫn tới việc mất mùa và dịch bênh: bện tả lợn châu phi, cúm gà,… làm cho nông nghiệp của tỉnh bị thiệt hại rất lớn, mặc dù lâm nghiệp tăng song giá trị ngành lâm nghiệp của tỉnh chưa cao. Trong khi, với điều kiện tự nhiên hoang sơ với nhiều cảnh quan hùng vĩ, Bắc Kạn đang có xu hướng phát triển ngành du lịch dịch vụ. Đây cũng là một hướng đi tốt cho tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2017- 2019, GRDP bình quân/người tăng mạnh, với tốc độ phát triển là 14,03%, từ 26,3 triệu đồng/người/ năm năm 2017, lên 34,2 triệu đồng/người/ năm vào năm 2019. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh rất ít. Năm 2017 toàn tỉnh có 652 doanh nghiệp, năm 2018 có 662 doanh nghiệp, nhưng đến năm 2019 giảm xuống còn 612 doanh nghiệp, tốc độ giảm trung bình là 3,12%. Thu ngân sách trong cân đối tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2019 là 11,34%. Đây là sự nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng giao thương đi lại và thu hút doanh nghiệp đầu tư trong tỉnh.

Qua bảng 3.1 có thể thấy, Bắc Kạn là tỉnh nghèo, từ cơ sở hạ tầng đến mức sống dân cư, đặc biệt với dân số trên 70% đồng bào là dân tộc thiểu số nên Bắc Kạn càng khó khăn trong phát triển kinh tế địa phương. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung, đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng thấp dẫn tới khó khăn trong thu hút đầu tư, với số lượng doanh nghiệp thấp gần nhất cả nước và thu nhập thấp nhất cả nước là một trong những điều kiện rất khó khăn cho tỉnh trong việc phát triển quỹ đất và quản lý cho vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)