5. Cấu trúc của luận văn
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn mới được thành lập nên còn nhiều khó khăn và hạn chế: từ kinh nghiệm quản lý đến đến kinh nghiệm quản lý nguồn vốn vay… dẫn đến những hạn chế nhất định trong công tác quản lý.
Thứ hai, do nguồn vốn cho vay quản lý của Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn ít (bình quân nguồn vốn hàng năm Quỹ triển
khai trên dưới 10 tỷ đồng) nên từ việc xây dựng kế hoạch cho vay vốn cũng phải căn cứ vào thực tế nguồn ngân sách của tỉnh, nên rất ít đơn vị được vay từ nguồn vốn phát triển quỹ đất của tỉnh.
Thứ ba, công tác thẩm định vốn vay của các tổ chức vay vốn mặc dù đã được Quỹ thực hiện theo đúng quy định của tỉnh và lựa chọn được tổ chức cho vay vốn, song số lượng dự án nộp hồ sơ xin vay vốn còn rất ít do kinh phí của tỉnh còn hạn hẹp và việc công khai các thông tin cho các chủ đầu tư còn chưa rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, dẫn tới nhiều chủ đầu tư chưa có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất của tỉnh.
Thứ tư, mặc dù công tác thực hiện cho vay vốn, Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện các thủ tục và quy trình theo đúng quy định của tỉnh được tiến hành công khai, minh bạch. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn vay hiện nay được thực hiện theo hai hình thức là các tổ chức phát triển quỹ đất tiền hành chi trả trước các khoản tiền cho các đối tượng thụ hưởng, sau đó các chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục để nhận vốn vay; cách thứ hai là tiền được chuyển khoản vào tài khoản của chủ đầu tư để đơn vị tiến hành chi trả cho các đối tượng thụ hưởng, song việc giải ngân có thể một lần hoặc theo tiến độ tùy thuộc vào quy định của Quỹ, bên cạnh đó thủ tục vay vốn còn nhiều khâu, nhiều bước, dẫn tới thời gian giải ngân diễn ra chậm, đôi khi còn chưa kịp thời,… dẫn tới khó khăn cho bên chủ đầu tư trong việc triển khai hoạt động của đơn vị.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, việc thanh tra kiểm tra mặc dù phát hiện ra các sai phạm nhưng chưa có chế tài xử lý các đơn vị chủ đầu tư, biện pháp xử lý chỉ là nhắc nhở, vì vậy chưa tạo được tính răn đe cho các đơn vị sai phạm và dẫn tới có thể tái phạm các lần sau.
Thứ sáu, công tác quản lý thu hồi nợ được mặc dù được triển khai tương đối tốt từ việc đôn đốc nợ vay đến thu hồi nợ. Tuy nhiên, hiện chưa có chế tài xử phạt đối với các đơn vị chậm hoàn trả vốn nên dẫn tới các chủ đầu tư vẫn trây ì trong công tác trả nợ, gây khó khăn cho Quỹ trong việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ĐỂ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
4.1.1. Quan điểm, định hướng
Quan điểm, định hướng về tăng cường quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được nêu rõ tại Báo cáo số 111 /BC- QPTĐ, R&BVMT về kết quả công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2025, cụ thể như sau:
- Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn là tổ chức tài chính nhà nước để tiếp nhận vốn Ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm từ nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ việc tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất; huy động các nguồn vốn khác gồm: Vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ,.. của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm phát triển quỹ đất trên địa bàn.
- Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 sẽ trở thành một tổ chức tín dụng nhà nước với bộ máy và cơ cấu hoạt động lớn mạnh, thực hiện những nhiệm vụ quan trọng mà UBND tỉnh Bắc Kạn giao, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội địa phương và dự kiến đến năm 2025, nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc kạn sẽ nâng lên sẽ nâng lên đến 100 tỷ đồng.
4.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường về công tác tăng cường quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng được được nêu cụ thể tại Báo cáo số
111 /BC-QPTĐ, R&BVMT về kết quả công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2025, cụ thể như sau:
- Chủ động nguồn vốn cho các tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện nhiệm vụ tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; tạo quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo nguồn vốn cho các tổ chức được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.
- Đảm bảo nguồn vốn cho ngân sách nhà nước các cấp thực hiện tốt việc hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, ổn định sản xuất và thu hút đầu tư, ổn định thị trường bất động sản.
- Tạo điều kiện thuận lợi để công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính mang lại hiệu quả cao góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
Mục tiêu cụ thể triển khai các dự án tại Quỹ Phát triển đất tỉnh Bắc Kạn đến năm 2021:
- Bồi thường GPMB đường phía Tây Nguyễn Thị Minh Khai với tổng mức đầu tư : 228,68 tỷ đồng - Chủ đầu tư: UBND Thành phố Bắc Kạn.
- Bồi thường GPMB dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật xây dựng khu dân cư tại khu đất tập thể xưởng trúc, khu nhà mẫu giáo và khu tập thể của Công ty CP Lâm sản Bắc Kạn: 25 tỷ đồng
- Bồi thường GPMB DA Khu dân cư Quốc lộ 3 Pù Pết huyện Ngân Sơn: 35 tỷ đồng - Chủ đầu tư UBND huyện Ngân Sơn: 31 tỷ
- Bồi thường GPMB DAKhu tái định cư Chợ Cũ thị trấn Yến Lạc huyện Na Rì : 28 tỷ - Chủ đầu tư UBND huyện Na Rì
- Bồi thường GPMB DA Quy hoạch khu dân cứ tiểu khu 11 thị trấn Chợ Rã huyện Ba Bể phần chi phí giải phóng mặt bằng : 22 tỷ - UBND huyện Ba Bể.
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng kế hoạch giải ngân vốn để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Xây dựng kế hoạch giải ngân vốn có vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất. Khi kế hoạch được xây dựng sát với thực tế của địa phương và sát mới nguồn kinh phí của Quỹ được tỉnh giao sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai và quản lý nguồn vốn vay cho các tổ chức phát triển quỹ đất. Tuy nhiên, tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội còn kém phát triển, dẫn tới nguồn kinh phí cấp cho Quỹ cho các tổ chức vay vốn để phát triển quỹ đất trên địa bàn còn rất thấp (bình quân trên dưới 10 tỷ đồng mỗi năm). Mặc dù nguồn vốn vay đã được cấp tăng qua các năm gần đây, song không đáng kể. Trong khi, tỉnh Bắc Kạn cần phải phát triển hạ tầng cơ sở để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, tỉnh cần có chính sách khuyến khích đầu tư nguồn vốn cho Quỹ; khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước viện trợ, hỗ trợ để phát triển quỹ đất thông qua các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở để sử dụng nguồn vốn đó cho Quỹ Phát triển đất để Quỹ hỗ trợ các tổ chức phát triển quỹ đất và các tổ chức khác thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả xây dựng kế hoạch giải ngân vốn để phát triển Quỹ đất thì Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường cần phải
nâng cao trình độ của cán bộ quản lý nguồn vốn vay của Quỹ thông qua việc cử cán bộ đi đào tạo ngắn hạn, hoặc dài hạn để đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời, hiện nay số lượng cán bộ cơ hữu của Quỹ rất ít, tổng có 14 cán bộ, trong khi khối lượng công việc lớn dẫn tới mỗi một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, làm giảm hiệu quả công việc. Vì vậy, Quỹ cần có kế hoạch cụ thể về nhân sự để trình UBND tỉnh Bắc Kạn bổ sung nhân lực cho Quỹ để đảm bảo đủ số lượng cán bộ phục vụ công tác quản lý nguồn vốn vay hiệu quả nhất.
4.2.2. Giải pháp tăng cường công tác tổ chức quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn phát triển quỹ đất trên địa bàn
Công tác tổ chức quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật tại Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất. Bên cạnh đó là các chính sách của tỉnh về quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất. Quỹ phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn với vai trò là một tổ chức tài chính của Nhà nước, tính chất hoạt động gần giống với các tổ chức tín dụng, nhưng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Do vậy để quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất hiệu quả Quỹ cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
- Về công tác thẩm định vốn vay của các tổ chức vay vốn cần có được công khai các thông tin cho các chủ đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách rộng rãi: website của Quỹ, website của tỉnh, trên truyền hình địa phương, báo,… qua đó mới thu hút được nhiều chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất của tỉnh. Bởi nếu như hiện nay, các dự án được vay vốn từ nguồn vốn vay phát triển
quỹ đất là các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh thì toàn bộ tiền để bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền di dân, hỗ trợ dân,… đều sử dụng tiền ngân sách địa phương và trông chờ vào nguồn vốn vay của Quỹ thì việc thu hút các doanh nghiệp lớn bên ngoài tỉnh, có tiềm lực tài chính để giảm bớt khó khăn cho tỉnh là rất cần thiết. Vì vậy, cần phải làm tốt công tác thẩm định vốn vay cho các tổ chức vay vốn để phát triển quỹ đất. Từ đó, thu hút được các nhà đầu tư giúp từng bước cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.
- Về công tác thực hiện cho vay vốn: Do nguồn vốn cho vay để phát triển quỹ đất của tỉnh rất hạn hẹp nên việc tổ chức thực hiện cho vay vốn cũng khó khăn và mất thời gian. Hiện nay, Quỹ đang triển khai theo việc chi trả vốn vay cho các tổ chức là chủ đầu tư theo cách chuyển tiền chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị được vay vốn và được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, đơn vị chủ đầu tư uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ và được cấp làm nhiều lần, do vậy thủ tục giải ngân còn rườm rà, dẫn tới mất thời gian ảnh hưởng tới tiến độ triển khai của dự án. Vì vậy, Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường cần có chính sách thông thoáng hơn nữa cho các chủ đầu tư trong việc vay vốn và nên giải ngân theo tiến độ dự án và một năm 2 lần thay vì cấp nhiều lần như hiện nay.
4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Hiện Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường là đơn vị đại diện và là đầu mối giúp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn. Đồng thời Quỹ là đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng từ nguồn vốn vay của Quỹ. Tuy nhiên, Quỹ hiện tại hoạt động như một tổ chức tín dụng phi lợi nhuận, nguồn vốn vay để phát triển quỹ
đất là nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh cho các tổ chức phát triển quỹ đất nên tỉnh và Quỹ chưa có quy định về các chế tài xử phạt đối với các tổ chức vi phạm về mục đích sử dụng vốn vay, về tiến độ giải ngân nguồn vốn vay nên các tổ chức được vay vốn hiện vẫn còn tình trạng trây ì không hoàn trả vốn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất thì tỉnh Bắc Kạn nói chung và Quỹ phát triển đất, rừng và Bảo vệ môi trường nói riêng cần xây dụng các chế tài đủ mạnh để tạo tính răn đe và để các đơn vị chủ đầu tư chấp hành nghiêm chỉnh việc hoàn trả vốn vay đúng hạn như: tính lãi suất theo quy định đối với phần chủ đầu tư chưa hoàn trả vốn, tạm dừng không cấp tiếp kinh phí cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư nợ vốn của Quỹ,…
Bên cạnh đó, tại các giai đoạn đầu thẩm định hồ sơ vay vốn, Quỹ cần thanh tra kiểm tra giám sát đánh giá đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng nhằm phát hiện những sai phạm trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư nhằm đảm bảo công tác đầu tư đem lại hiệu quả cao. Việc thanh tra ở giai đoạn này cần tập trung vào đánh giá sơ bộ tính hiệu quả của dự án.
Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, cần tiến hành thường xuyên liên tục kết hợp với kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất đối với chủ đầu tư, khi thấy có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho tiến độ dự án cũng như chất lượng công trình được đảm bảo đúng thiết kế và dự toán được duyệt. Quỹ phát triển đất cần kết hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị để kiện toàn lực lượng thanh tra kiểm tra công tác đầu tư.
Để làm tốt được công tác thanh tra, giám sát thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ thanh tra phải có chuyên môn nghiệp vụ và là những chuyên gia giỏi của các lĩnh vực đầu tư xây dựng, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và trung thực.
Đồng thời, Quỹ cần xây dựng, thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng theo