5. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vùng nguyên liệu chè
1.1.4. Nội dung công tác quản lý vùng nguyên liệu chè cấp huyện
Cây chè là cây trồng công nghiệp lâu năm, thời gian thu hoạch dài, hầu hết được trồng trên địa bàn rộng lớn và phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố điều kiện tự nhiên. Theo quan điểm cá nhân của bản thân tôi, công tác quản lý vùng nguyên liệu chè đối với chính quyền cấp huyện cần thực hiện được các nội dung sau đây:
1.1.4.1. Quy hoạch vùng chè nguyên liệu
Quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tượng quy hoạch vào một không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra. Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và từng sản phẩm nông nghiệp nói riêng, nhà nước, Bộ Nông nghiệp & PTNT đều có chiến lược, quy hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, các tỉnh đều có quy hoạch riêng căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương mình. Đối với chính quyền cấp huyện tại những nơi mà cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của địa phương, để thực hiện tốt việc quản lý phát triển cây chè, phát triển vùng nguyên liệu chè, công tác lập quy hoạch vùng nguyên liệu chè là nội dung quan trọng và cần thiết.
Quy hoạch vùng nguyên liệu chè là việc chính quyền cấp huyện trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển cây chè, phân tích các lợi thế so sánh về điều
kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, vùng nguyên liệu, thị trường, nguồn lực cho sự phát triển và yêu cầu thực tế của quá trình phát triển ngành chè tại địa phương từ đó xây dựng quy hoạch để làm cơ sở cho việc quản lý, phát triển bền vững ngành chè.
Công tác lập quy hoạch cần xác định rõ phương án sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè; xác định các giải pháp nhằm phát triển vùng chè, phương án sản xuất chè đặc sản, chất lượng cao, gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn và du lịch sinh thái; gắn quy hoạch phát triển chè với xây dựng nông thôn mới.
Công tác quy hoạch cần thực hiện được các nội dung như: Quy hoạch vùng vườn ươm cây giống, quy hoạch vùng sản xuất chè, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, quy hoạch hệ thống dịch vụ nông nghiệp cho sản xuất chè, quy hoạch hệ thống thu mua chè...
1.1.4.2. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch
Để cụ thể hóa các nội dung quy hoạch cho việc quản lý, phát triển vùng chè nguyên liệu, chính quyền cấp huyện cần xây dựng các kế hoạch theo giai đoạn và hàng năm để triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch.
Kế hoạch là việc chi tiết, cụ thể hóa việc thực hiện các nội dung của quy hoạch trong giai đoạn nhất định và theo từng năm cụ thể. Có thể nói quy hoạch đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chung nhất, tổng thể nhất còn kế hoạch là các công việc, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện.
1.1.4.3. Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu chè.
Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu chè là nội dung quan trọng trong việc quản lý vùng nguyên liệu chè.
Chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ của Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân loại
chính sách thành các loại khác nhau. Theo phạm vi ảnh hưởng của chính sách chính sách gồm chính sách vĩ mô, trung mô và vi mô. Theo thời gian phát huy hiệu lực gồm chính sách dài hạn, ngắn hạn, trung hạn. Theo cấp độ (chủ thể ban hành) của chính sách gồm chính sách quốc gia, của chính phủ và chính sách của địa phương. Theo chức năng (lĩnh vực tác động) của chính sách gồm chính sách phân phối, chính sách điều tiết, chính sách phân phối lại)...
Chính sách của nhà nước là một yếu tố quan trọng tác động đến quá trình sản xuất chè nguyên liệu. Tùy theo mục đích và sự đúng đắn, hợp lý của chính sách mà có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của ngành chè. Đối với mỗi đơn vị hành chính, tùy theo cấp bậc mà ban hành cơ chế, chính sách có tác động ở mức độ khác nhau với mục tiêu khác nhau.
Đối với chính quyền cấp huyện, cần ban hành các kế hoạch, phối hợp triển khai, thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền mà ban hành các cơ chế, biện pháp nhằm góp phần vào việc quản lý tốt vùng chè nguyên liệu tại địa bàn.
1.1.4.4. Kiểm tra, giám sát các nội dung quản lý vùng nguyên liệu chè.
Công tác kiểm tra, giám sát có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong quá trình triển khai và thực hiện nội dung công việc. Kiểm tra, giám sát càng chặt chẽ, sát thực càng giúp công việc được thực hiện theo đúng lộ trình, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Kịp thời phát hiện những sai sót để khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh những nội dung không phù hợp với tình hình thực tiễn. Giám sát phải mở rộng, kiểm tra cần có trọng tâm, trọng điểm.
Nội dung kiểm tra giám sát đối với việc quản lý vùng chè nguyên liệu cân tập trung vào ba nội dung được đề cập đến ở trên gồm (1) kiểm tra công tác lập quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu chè, (2) kiểm tra việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cụ thể hóa quy hoạch đã lập ở bước 1 theo từng giai đoạn, từng năm, (3) kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của nhà nước và các cơ chế, biện pháp của địa phương.
chính sách của cấp quản lý, cấp đề ra các cơ chế, chính sách được triển khai thực hiện theo đúng quan điểm, định hướng, mục đích, yêu cầu của cơ chế, chính sách. Về đối tượng kiểm tra, giám sát bao gồm đối tượng thực thi chính sách và đối tượng thụ hưởng của chính sách. Đối với người thực thi chính sách, sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Nếu công tác kiểm tra cho chu
đáo thì cũng như ngọn đèn pha. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ… Có thể nói rằng: Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” (Thân Minh Quế, 2016). Kiểm tra tốt giúp chính sách được thực hiện triệt để, đúng quy trình, nội dung, đối tượng, hạn chế quan liêu, tiêu cực trong quá trình thực hiện. Đối với người thụ hưởng chính sách, kiểm tra giúp các chính sách được triển khai theo đúng tôn chỉ, mục đích, yêu cầu. Không vì lợi ích, lợi nhuận mà làm vì hình thức....
Đối với chính quyền cấp huyện, để kiểm tra thực hiện tốt các nội dung trên (1) Cần yêu cầu các cơ quan, đơn vị chuyên môn, các xã, thị trấn báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch theo từng năm, đánh giá tiến độ các nội dung quy hoạch, kế hoạch (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo tháng, quý, năm và kiểm tra chuyên đề, đột xuất.