5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Giải pháp về cơ chế, biện pháp hỗ trợ phát triển và nguồn vốn
Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy cây chè là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế chủ yếu đối với các hộ trồng chè, tất cả các hộ dân đã và đang sản xuất chè đều có nhu cầu tiếp tục trồng, sản xuất chè trong thời gian tiếp theo, mong muốn Nhà nước, tỉnh, huyện có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất chè tiếp tục gắn bó với cây chè. Đây là một thuận lợi đối với chính quyền huyện Đại Từ trong việc xây dựng vùng nguyên liệu chè trong thời gian tới, để công tác xây dựng phát triển vùng nguyên liệu chè được thuận lợi, đạt hiệu quả cao, UBND huyện Đại Từ cần tuyên truyền, vận động nhân dân đối với các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất sản phẩm theo hướng an toàn, hữu cơ, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định... đồng thời, quan tâm thực hiện một số cơ chế, biện pháp hỗ trợ như:
4.2.2.1. Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Về đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện: Hệ thống giao
thông trên các vùng chè các xã đã được định hình trong giai đoạn 2015 – 2020. Trong thời gian tiếp theo huyện Đại Từ cần tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông trong đó chú trọng việc tập trung nguồn lực, ưu tiên phát triển hệ thống được giao thông liên vùng đảm bảo giao thông thông suốt nhất là trong điều kiện các nhà máy sản xuất, chế biến được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động.
Tại vùng trồng chè nguyên liệu tập trung, tùy theo điều kiện cụ thể từng khu vực cần xem xét xây dựng các hồ, đập tích nước để phục vụ cho việc tưới chè và tạo nguồn sinh thủy, cải tạo sinh thái đồi chè, kết hợp nuôi cá trong mối quan hệ sinh thái bền vững.
Xây dựng các đường tải điện và trạm biến áp đáp ứng yêu cầu hoạt động các nhà máy chế biến chè theo dây chuyền công nghệ hiện đại.
Về đầu tư phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại chè: Hệ thống các chợ hiện có của huyện là nơi giúp cho các nhà sản xuất, thu mua chè gặp nhau trao đổi mua bán tăng cường hoạt động của thị trường chè. Khi công tác quản lý vùng nguyên liệu chè được thực hiện tốt, chất lượng sản phẩm nâng lên được thị người chấp nhận và tiêu dùng cao, khi đó nhu cầu mua bán giữa các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất chế biến tăng lên cần phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại có các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo cho nhu cầu mua bán, giao dịch, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước. Do vậy huyện cần quan tâm đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm trao đổi, mua bán, chè và giới thiệu sản phẩm chè. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, huyện giao phòng Tài chính kế hoạch rà soát hệ thống trung tâm thương mại hiện có, cân đối nguồn lực, đưa dự án xây dựng hệ thống trung tâm thương mại vào danh mục các công trình đầu tư xây dựng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 làm cơ sở sớm tổ chức thực hiện.
Đầu tư phát triển hạ tầng làng nghề chè, các khu công nghiệp phục vụ cho chế biến: Hiện trên địa bàn huyện đang quy hoạch 04 cụm công nghiệp
gồm cụm công nghiệp An Khánh, Hà Thượng, Phú Lạc 1, Phú Lạc 2. Trong thời gian tiếp theo, để phát triển công nghiệp chế biến chè cũng như thu hút các doanh nghiệp chế biến chè hoạt động ngoài cơ chế về thu hút đầu tư huyện cần tiếp tục đầu tư, mở rộng các cụm công nghiệp hiện có, chuẩn bị các
điều kiện thuận lợi nhất, sẵn sàng đón các doanh nghiệp về hoạt động. Đối với phát triển hạ tầng các làng nghề chè cần gắn với xây dựng nông thôn mới.
4.2.2.2. Giải pháp về thu hút đầu tư
Cơ chế về đất đai : Xây dựng cơ chế để khuyến khích mọi thành phần
kinh tế tham gia đầu tư phát triển cây chè như phát triển, xây dựng tốt cơ sở hạ tầng kĩ thuật vùng chè, quy hoạch tạo quỹ đất cho doanh nghiệp xây dựng trụ sở, tạo điều kiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng…
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển cây chè: Trợ giá
100 % giống chè mới cho các hộ trồng mới, trồng thay thế chè. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp.... liên doanh đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các HTX, các hộ sản xuất chè và sản xuất chè an toàn chất lượng cao, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm chè Đại Từ, xây dựng thương hiệu chè Đại Từ. Hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, các trung tâm dịch vụ kĩ thuật thương mại, tiêu thụ chè. Hỗ trợ xây dựng các làng nghề chè, bảo tồn và phát huy công nghệ thủ công truyền thống kết hợp công nghệ và thiết bị chế biến hiện đại. Hỗ trợ xây dựng các làng nghề chế biến chè gắn với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa chè .
Cơ chế về tín dụng cho phát triển cây chè: Ưu tiên các nguồn vốn để
đầu tư cho phát triển cây chè. Có ưu tiên về vốn và lãi suất như hỗ trợ 100% vốn ngân sách cấp cho đào tạo tập huấn, vốn bù lãi suất vay ngân hàng (bằng ngân sách của Huyện), bù lãi suất cho trồng mới và chăm sóc cơ bản, xây dựng xưởng, mua thiết bị máy móc, nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề, bù lãi suất cho thâm canh, chăm sóc và bảo tồn, sản xuất giống gốc…
Tăng cường liên kết giữa các tổ chức: Trên cơ sở quy hoạch được
duyệt, huyện Đại Từ cần chỉ đạo các phòng, ban tập trung chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các xã thực hiện quy hoạch; cần có sự hợp tác giữa
các cơ quan, các cơ sở sản xuất, chế biến chè. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, mặt bằng và hỗ trợ kinh phí ban đầu cho việc thành lập Hợp tác xã, các HTX liên doanh liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Xây dựng cơ chế để khuyến khích, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời quản lý tốt của đội ngũ cán bộ khuyến nông. Từng bước thực hiện liên kết “ 4 nhà’’ trong công tác phát triển cây chè để đảm bảo khép kín từ khâu sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ chè.
4.2.2.3. Hỗ trợ thực hiện thâm canh, tăng năng suất, chất lượng chè:
Hỗ trợ người dân trồng mới, trồng thay thế chè bằng các giống chè có năng suất chất lượng cao. Đến năm 2025, 100% diện tích chè trên địa bàn huyện phải được trồng thay thế bằng các giống chè mới. Hỗ trợ hệ thống tưới chè đông, xây dựng công trình tưới nước tiết kiệm cho sản xuất chè quy mô nông hộ, hỗ trợ chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hỗ trợ kinh phí đào tạo hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an toàn theo quy trình VietGAP và GAP khác, kinh phí đào tạo nâng cao kỹ thuật chế biến chè đảm bảo an toàn thực phẩm, sản xuất hữu cơ, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về vật tư, phân bón, chế phẩm sinh học, hỗ trợ kinh phí xây dựng bể thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật, nhà sơ chế trong các vùng sản xuất chè an toàn…
4.2.2.4.Giải pháp về nguồn nhân lực
Thứ nhất, về bộ máy cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện và cán bộ làm công tác khuyến nông. Do biên chế của cán bộ thuộc UBND huyện được giao cố định theo quy định nên giải pháp tăng cường công tác đối cán bộ cơ quan nhà nước trong thời gian tới là UBND huyện Đại Từ cần nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Để làm tốt huyện cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất là cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT, cán bộ trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, cán bộ làm công tác khuyến nông.
(người dân). Giải pháp để tăng cường chất lượng lao động là huyện thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, việc thực hiện quy trình sản xuất đối với cá nhân, các hộ trồng chè….