5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Nhân tố khách quan
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Về cơ bản, huyện Đại Từ có các yếu tố về điều kiện tự nhiên, sinh thái: khí hậu, đất đai, nước, nhiệt độ, độ ẩm đều tương đối thuận lợi cho cây chè sinh trưởng phát triển. Tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có thể trồng chè. Tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 47.642,43 ha, chiếm 82,98% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đại Từ. Đất có khả năng trồng trọt được chia thành 5 nhóm: nhóm đất phù xa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng và nhóm đất nhân tác. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm chủ yếu với diện tích 43.078,34 ha, chiếm 90,42% diện tích đất nông nghiệp và 75,03 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là nhóm đất rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây chè (http://daitu.thainguyen.gov.vn/), (UBND huyện Đại Từ, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019).
Tuy nhiên để sản xuất chè cho năng suất, chất lượng cao thì toàn huyện Đại Từ có khoảng 10.000 ha/57.415ha diện tích đất thích hợp cho phát triển cây chè. Đây là vấn đề cần lưu ý khi đề ra các chính sách, quy hoạch đối với phát triển vùng nguyên liệu chè. Cây chè chỉ cho năng suất cao nhất khi sinh trưởng, phát triển tại diện tích đất phù hợp nhất, do vậy, khi thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè, huyện cần xác định khu vực xã (các xã) trọng tâm để phát triển dựa vào đặc điểm về đất đai này hoặc tập trung phát triển các giống chè năng suất cao hoặc sản phẩm cung cấp vào thị trường có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm. Phân loại đất đai gắn liền với phân khúc sản phẩm, thị trường để có chế độ quản lý cho phù hợp.
Bảng 3.11: Kết quả phân loại đất trên địa bàn huyện Đại Từ TT Tên đất Ký hiệu D.tích (ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm đất phù sa P 843,48 1,77 1 Đất phù sa ngòi suối Py 843,48 1,77 II Nhóm đất đỏ vàng F 43.078,34 90,42
2 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính
Fk 4.864,38 10,21 3 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 13.921,76 29,22 4 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 13.865,85 29,10 5 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 1.945,20 4,08 6 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 8.481,15 17,80
III Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H 2.776,82 5,83
7 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha 2.776,82 5,83
IV Nhóm đất thung lũng D 910,27 1,91
8 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 910,27 1,91
V Nhóm đất nhân tác N 32,62 0,07
9 Đất nhân tác Nt 32,62 0,07
Tổng diện tích đất nông nghiệp 47.642,43 82,98
Đất phi nông nghiệp 9.093,95 15,84
Tổng diện tích đất tự nhiên 57.415,73 100,00
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đại Từ năm 2015
Một yếu tố về tự nhiên khá quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè đó là lượng nước tưới. Để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt quanh năm, có khả năng thu hoạch vào mùa khô thì cần cung cấp đầy đủ nhu cầu về nước tưới cho cây chè. Điều này chỉ thực hiện được khi vùng, khu vực trồng chè có hệ thống thủy lợi, hồ chứa nước đảm bảo cung cấp nước cho chè quanh năm, nhất là vào mùa khô. Trên địa bàn huyện Đại Từ có 28 hồ với tổng dung tích hồ trên 7 triệu m3 nước. Việc đầu tư xây dựng các công trình kiên cố hóa kênh mương, cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất, phát triển chè nói riêng cần tiếp tục được quan
tâm thực hiện trong thời gian tới nhằm đảm bảo phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của từng xã, tạo các điều kiện thuận lợi cho cây chè phát triển với năng suất, chất lượng ngày càng cao (UBND huyện Đại Từ, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019).
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật ảnh
hưởng lớn đến công tác quản lý vùng nguyên liệu nhất là công tác quy hoạch. (1) Đối với giao thông, huyện Đại Từ có mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi với Quốc lộ 37 và 4 tuyến đường tỉnh lộ có tổng chiều dài gần 100km tuy nhiên để quy hoạch vùng nguyên liệu chè thì việc quy hoạch lại hệ thống giao thông nhất là giao thông nội vùng, giao thông liên xã, liên khu là vấn đề quan trọng cần quan tâm thực hiện. (2) Về điện, việc hoàn thành xong xây dựng Trạm biến áp 110KV Đại Từ đảm bảo hệ thống cung cấp điện lưới của huyện ổn định, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện toàn huyện và các huyện lân cận, do vậy, vấn đề cần quan tâm và ảnh hưởng đến việc quản lý vùng nguyên liệu đó là việc nâng cấp đường dây nhất là đường dây vào các xã trồng chè, đường dây trung gian tới các cụm công nghiệp đảm bảo cho nhu cầu sử dụng điện của nhân dân, cơ sở sản xuất khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong quá trình chăm sóc chế biến như hệ thống tưới chè tự động, máy bơm nước, điện phục vụ cho các nhà máy chế biến chè...(3) Về thủy lợi, 28 hồ với tổng dung tích hồ trên 7 triệu m3 nước trong đó hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo lớn có khả năng cung cấp nước đối với nhiều huyện, thành thị thuộc tỉnh Thái Nguyên, do vậy, tài nguyên về nguồn nước của huyện Đại Từ không thiếu, tuy nhiên, đối với sản xuất chè, vùng nguyên liệu chè cơ bản là địa hình đồi núi, khó trữ nước, do vậy, nhu cầu về nước tưới lớn, cần tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống hồ, đập, trạm bơm nhất là tại vùng quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh mương đảm bảo nhu cầu về nước tưới cho cây chè sinh trưởng và phát triển.
Về lao động: huyện Đại Từ có lực lượng lao động dồi dào, người dân
có truyền thống lao động cần cù, sớm được tiếp cận văn hóa của nền công nghiệp Thái Nguyên. Trên địa bàn huyện, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặc dù phát triển nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu về việc làm cho lao động nông thôn. Với tổng số dân số ở khu vực nông thôn là 152.963 /172.289 người, bằng 88,8% dân số toàn huyện, lực lượng lao động về cơ bản có thể đáp ứng yêu cầu cho ngành chè phát triển. Đại Từ là vùng sản xuất chè có truyền thống lâu đời, người lao động có nguyện vọng gắn bó, sinh sống, làm việc tại quê hương. Tuy nhiên, xu thế hiện nay lực lượng lao động nông thôn đang chuyển dần từ khu vực nông thôn ra thành thị, lao động nông nghiệp đi xuất khẩu lao động, làm việc tại các khu công nghiệp...Đây là thực tế mà cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị hữu quan cần quan tâm đến khi thực hiện nhiệm vụ phát triển vùng chè nguyên liệu. Hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng đang có nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động, thu hút đông đảo lực lượng lao động trẻ địa phương như Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, đây là 02 công ty lớn thu hút nhiều lao động với thu nhập khá so với thu nhập trung bình tại địa phương. Ngoài ra, thực hiện các chính sách về thu hút đầu tư, trên địa bàn huyện có nhiều công ty may được đầu tư xây dựng như công ty may TNG Thái Nguyên, chi nhánh tại xã Tiên Hội, công ty may Thagaco Bản Ngoại, công ty may TDT Bình Thuận cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút, phân chia lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện. Để thu hút lao động làm việc tại địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp mà trực tiếp là sản xuất chè, đảm bảo đủ lao động cho cây chè nói riêng và ngành chè nói chung phát triển ổn định và bền vững khi mà đây là sản phẩm mang tính mùa vụ thì yếu tố tạo việc làm và thu nhập ổn định là một vấn đề lớn cần lưu tâm.
được người tiêu dùng cả nước biết đến, ưa chuộng và sử dụng, sản phẩm chè Đại Từ ngoài việc quảng bá tại lễ hội trà thường niên của huyện và của tỉnh cũng còn tham dự, trưng bày gian hàng tại các chương trình, sự kiện, hội chợ lớn trong nước và quốc tế như tại Hội chợ Làng nghề Việt Nam, Hội chợ Đông Nam Á, Hội chợ Thạp Luông tại Lào...Đặc biệt, năm 2017, tại Hội nghị cấp cao APEC được tổ chức tại Đà Nẵng, sản phẩm Đinh tâm trà, một sản phẩm trà đặc biệt của xã La Bằng, huyện Đại Từ đã vinh dự được Chính phủ chọn là sản phẩm để giới thiệu, quảng bá về đặc sản trong lĩnh vực nông nghiệp là cây chè của tỉnh Thái Nguyên để gửi tới bạn bè quốc tế. Doanh nghiệp chè Hà Thái, một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè lớn trên địa bàn huyện đã tham dự Cuộc thi chè Quốc tế tại Bắc Mỹ và đạt giải bạc tại hội thi….
Việc cây chè và sản phẩm chè được người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến, sử dụng cùng với tiếng vang, thương hiệu và giá trị chè tạo ra dẫn đến việc người sản xuất chè Đại Từ phải tiếp tục duy trì và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm chè, giữ vững và phát triển giá trị của cây chè được khách hàng và thị trường tôn vinh, thừa nhận. Đây không chỉ là vấn đề của cá nhân người sản xuất mà là bài toán đặt ra đối với người quản lý. Đứng ở góc độ chính quyền cấp huyện, đáp ứng được nhu cầu của thị trường là đích đến của công tác quản lý nói chung, chỉ có được thị trường chấp nhận thì cây chè và ngành chè mới có thể tồn tại và phát triển, do vậy để cây chè, người sản xuất chè, ngành chè tại huyện Đại Từ càng phát triển, chính quyền cấp huyện cần tiếp tục đề ra các chính sách, kế hoạch hợp lý theo từng giai đoạn để quản lý và phát triển cây chè nguyên liệu.
Về chính sách của nhà nước: Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách
thúc đẩy sản xuất và phát triển của cây chè bền vững. Các chính sách của Nhà nước trên địa bàn cơ bản đều ra những điều kiện thuận lợi cho sản xuất chè, không có chính sách nào kìm hãm sự phát triển cây chè.
Công tác quản lý vùng nguyên liệu chè của doanh nghiệp trên địa bàn:
Hiện trên địa bàn huyện Đại Từ chưa có doanh nghiệp, nhà máy chế biến lớn xây dựng, và hoạt động, do vậy chưa có doanh nghiệp nào đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu nên chưa có hoạt động quản lý vùng nguyên liệu chè của doanh nghiệp. Do đó, không có sự ảnh hưởng giữa hoạt động quản lý vùng nguyên liệu chè của nhà nước với công tác quản lý vùng nguyên liệu của doanh nghiệp tại địa phương.