5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Đại Từ trong quản lý vùng
nguyên liệu chè
Qua thực tế nghiên cứu việc quản lý và phát triển vùng nguyên liệu chè tại 03 địa phương Văn Chấn, Thanh Sơn, Bảo Lộc có thể nhận thấy các huyện, thành phố này đã bước đầu triển khai và đạt được những kết quả bước đầu tích cực trong công tác quản lý vùng nguyên liệu cho sản phẩm chè. Những địa phương này có những điểm tương đồng về cấp bậc quản lý hành chính nhà nước, tính đại diện cho vùng với huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nên việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong quản lý từ các địa phương này sẽ góp phần vào việc đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý vùng nguyên liệu chè với huyện Đại Từ, cụ thể:
Vai trò quan trọng của công tác lập quy hoạch: Huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ đã làm tốt công tác quy hoạch để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phát triển vùng nguyên liệu chè tại địa phương mình.
Xây dựng các đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch: Nhờ triển khai thực hiện tốt quy hoạch mà huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
bái đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu chè tập trung có diện tích từ 20 - 30 ha cho năng suất cao đạt 20 - 25 tấn/ha, góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng cho các cơ sở chế biến chè.
Tổ chức thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh, các cơ chế, biện pháp của địa phương: Cả 03 địa phương huyện Văn Chấn, huyện
Thanh Sơn và thành phố Bảo Lộc đẩy quan tâm thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, của tỉnh trong việc hỗ trợ người trồng chè và đẩy mạnh thực
hiện mối liên kết giữa 04 nhà trong việc xây dựng vùng nguyên liệu như quan tâm đến việc trồng mới, trồng thay thế chè, các giống chè chất lượng cao được đưa vào trồng mới, trồng thay thế các giống chè trung du, già cỗi quá đó góp phần đẩy mạnh tăng năng suất, chất lượng chè như đưa giống mới như TB14 và LĐ97, Ô Long, Ngọc Thúy, Kim Tuyên tại Bảo Lộc, LDP1, LDP, PH11, Kim Tuyên, Phúc Văn Tiên, Bát Tiên tại huyện Thanh Sơn…Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chè an toàn, hỗ trợ phát triển liên kết trong sản xuất
Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát: Các địa phương trên đều thực
hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân sản xuất nguyên liệu sạch trong việc bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát. Huyện Thanh Sơn chú trọng kiểm tra chất lượng giống cây trồng, chế biến chè theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng cao, áp dụng phương pháp IPM.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
Câu hỏi 1: Thực trạng việc quản lý vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên từ năm 2015 đến năm 2019 như thế nào?
Câu hỏi 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên?
Câu hỏi 3: Các giải pháp tăng cường công tác quản lý vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách tiếp cận
Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau như tiếp cận từ thực tiễn, sau đó tổng hợp, phát triển để bổ sung cho lý thuyết và đề ra giải pháp hoặc tiếp cận từ lý thuyết rồi ứng dụng vào thực tiễn từ đó kiến nghị, đề xuất giải pháp....Đối với việc nghiên cứu đề tài quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, tác giả lựa chọn cách tiếp cận theo hướng nghiên cứu các vấn đề về mặt lý luận, sau đó vận dụng vào thực tiễn thông qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện Đại Từ, từ đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp tăng cường công tác quản lý vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những thông tin được thu thập từ những tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được công bố như các báo cáo hàng năm, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất của huyện, xã, của các phòng ban chuyên môn, các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, niên giám thống kê huyện. Những thông tin này được thu thập, lựa chọn, tổng hợp từ
nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau góp phần làm sáng rõ, chi tiết các nội dung như đặc điểm tình hình của địa bàn nghiên cứu, các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu...
Các số liệu thứ cấp cần được thu thập bao gồm: số hộ sản xuất chè, diện tích, năng suất, sản lượng chè, khí hậu, thổ nhưỡng...
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những thông tin mới, chưa được công bố được thu thập bằng phương pháp chủ yếu là điều tra và phỏng vấn trực tiếp giúp cho quá trình thu thập và phân tích số liệu sơ cấp được thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng, bao gồm:
Thu thập số liệu từ cán bộ, lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc huyện:
như phòng Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện: Thu thập thông tin cơ bản về thực trạng, thuận lợi, khó khăn, quan điểm, đánh giá đối với việc quản lý vùng chè nguyên liệu. Do quy mô số phòng ban chuyên môn thuộc huyện Đại Từ không nhiều, tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp Phó Phòng phụ trách của phòng Nông nghiệp & PTNT và Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, đồng thời phỏng vấn, tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông phụ trách địa bàn nghiên cứu.
Thu thập số liệu từ các hộ gia đình trồng chè:
* Cách thức chọn điểm nghiên cứu:
Điểm nghiên cứu phải là địa điểm phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mang tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu là huyện Đại Từ. Do đề tài nghiên cứu hạn chế về mặt nguồn lực và thời gian nên sau khi tham vấn ý kiến lãnh đạo, cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đại Từ, tôi chọn xã Tân Linh, huyện Đại Từ là điểm nghiên cứu. Huyện Đại Từ có 30 đơn vị xã, thị trấn trồng chè, tuy nhiên xã Tân Linh là xã có diện tích và sản lượng chè lớn nhất huyện (chiếm khoảng 10% và diện tích và sản lượng chè toàn huyện Đại Từ). Việc sản xuất chè tại xã Tân Linh ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chè tại
huyện Đại Từ, xã Tân Linh cũng là địa phương được huyện quan tâm thực hiện các cơ chế, chính sách đối với cây chè nguyên liệu. Các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh và của huyện đều được triển khai thực hiện tại xã Tân Linh, do vậy chọn xã Tân Linh là địa điểm nghiên cứu đảm bảo được tính đại diện cho các xã trồng chè tại huyện Đại Từ.
* Về chọn mẫu nghiên cứu
Để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá, phân tổ thống kê thì việc chọn mẫu phải chọn ngẫu nhiên đại diện cho các loại hình hộ khác nhau. Trên địa bàn huyện Đại Từ, hiện các hộ trồng chè cơ bản không có sự phân hóa nhiều, có thể phân loại dựa trên quy mô về diện tích trồng chè theo thứ tự lớn, trung bình và nhỏ.
Sau khi điều tra các số liệu thứ cấp, tham vấn các chuyên gia, các hộ trồng chè tại huyện Đại Từ có diện tích sản xuất trung bình từ 2000-3000m2. Do vậy, tôi phân tổ điều tra dựa trên quy mô về diện tích trồng chè của các hộ gia đình như sau:
- Hộ có diện tích chè lớn hơn 3000m2 (Hộ trồng chè quy mô lớn).
- Hộ có diện tích chè từ 2000 đến 3000m2 (Hộ trồng chè quy mô trung bình).
- Hộ có diện tích chè nhỏ hơn 2000m2 (Hộ trồng chè quy mô nhỏ).
Về quy mô, kích thước mẫu: Trên cơ sở điểm nghiên cứu được chọn là
xã Tân Linh và cách phân tổ điều tra, để xác định quy mô, kích thước mẫu điều tra, tôi cân nhắc đến lý thuyết về quy luật số lớn để các kết quả có ý nghĩa thống kê và hộ được chọn phải mang tính đại diện cho điểm nghiên cứu được chọn tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí tổ chức thực hiện, để thuận tiện cho việc thực hiện các nội dung nghiên cứu, tôi tham khảo ý kiến của cán bộ, lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc huyện, lãnh đạo xã Tân Linh về số lượng mẫu điều tra để đảm bảo tính đại diện cho các tiêu chí được phân tổ theo quy mô trên, sau khi tổng hợp các ý kiến tham gia, tôi xác định dung lượng tổng số mẫu điều tra là 30 mẫu (mỗi tổ điều tra 10 mẫu). 30
mẫu này sẽ đảm bảo tính đại diện cho các hộ sản xuất chè tại xã Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Trên cơ sở danh sách các hộ trồng chè từ cán bộ khuyến nông xã Tân Linh, tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên đảm bảo số lượng mẫu đã được xác định như trên.
Việc điều tra chọn mẫu các hộ trồng chè để thu thập các thông tin như diện tích trồng chè, các cơ chế, chính sách của Nhà nước và địa phương, việc thụ hưởng các chính sách của người dân, lợi ích của chính sách mang lại, kỳ vọng của người trồng chè đối với việc trồng chè trong thời gian tới...
* Thời gian tiến hành khảo sát: Tháng 10 năm 2019. Thời gian khảo sát trong 01 tháng.
* Phương pháp khảo sát: phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi đã
được chuẩn bị trước và in sẵn qua phiếu khảo sát được thể hiện trong phần Phụ lục của luận văn.
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh để xử lý và phân tích thông tin.
Đối với thông tin thứ cấp: Tác giả tiến hành tổng hợp, phân loại, lập thành các bảng, biểu, phân tích, đánh giá.
Đối với thông tin sơ cấp: Sau khi tiến hành điều tra, phỏng vấn, tác giả tổng hợp các nội dung, phân tích, đánh giá, đưa ra các kết luận, đưa vào luận văn nhằm làm rõ hơn các nhận định, đề xuất.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh về mức độ của hiện tượng
- Số tuyệt đối: diện tích, năng suất, sản lượng chè.
+ Diện tích trồng chè là diện tích thực tế có gieo trồng chè nhằm thu hoạch thành phẩm ngay trên diện tích đó. Đây là chỉ tiêu gián tiếp phản ánh quy mô sản xuất chè hay chính là khối lượng chè được tạo ra.
một thời gian nhất định. Sản lượng chè là toàn bộ khối lượng chè thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng trong vụ hoặc trong năm. Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh chè ở những cơ sở khác nhau trong cùng một thời kỳ hoặc cùng một cơ sở nhưng ở những thời kỳ khác nhau.
+ Sản lượng chè là toàn bộ khối lượng sản phẩm thu được của từng loại cây trồng trên toàn bộ quy mô diện tích nghiên cứu nào đó trong một chu kỳ sản xuất nào đó.
- Số tương đối: so sánh cơ cấu diện tích, sản lượng giữa các năm.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về biến động của hiện tượng
- Diễn biến của diện tích, sản lượng chè giai đoạn 2015-2019 - Tốc độ phát triển bình quân của diện tích, sản lượng chè
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến công tác quản lý vùng nguyên liệu chè
- Số quy hoạch vùng nguyên liệu. - Diện tích chè quy hoạch tập trung - Diện tích giống chè trung du
- Diện tích chè trồng mới, trồng thay thế
- Diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP - Số lượng kế hoạch, đề án được triển khai thực hiện. - Cơ cấu giống chè (Tỷ lệ giống mới).
- Số lần tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật - Số người dân tham gia các hoạt động khuyến nông. - Số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát chung về huyện Đại Từ và vùng chè Đại Từ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên [5]
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành Phố Thái Nguyên 25 km, phía bắc giáp huyện Định Hoá; phía nam giáp huyện Phổ Yên và thành Phố Thái Nguyên; phía đông giáp huyện Phú Lương; phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ. Huyện Đại Từ có diện tích 57.334,6ha, là huyện có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh Thái Nguyên với 30 đơn vị hành chính (trong đó có 28 xã và 02 thị trấn).
3.1.1.2. Khí hậu và thủy văn
Khí hậu: Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,
gió Đông Nam chiếm ưu thế, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình từ 22, 90 C; tổng tích ôn từ 7.000-8.0000 C.
Đại Từ có lượng mưa cao, bình quân 1.872 mm/năm, phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển. Lượng mưa phân bố không đều, có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.
Độ ẩm không khí khá cao, trung bình năm 82%. Chênh lệch độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô lớn. Về mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa, mưa nhiều nên độ ẩm khá cao 81-86%, mùa khô độ ẩm thấp, cây trồng thường thiếu nước vào vụ đông.
Thủy văn: Địa bàn huyện có hệ thống sông, suối, ao, hồ khá dày đặc,
với nguồn nước dồi dào, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Sông Công chảy từ huyện Định Hoá, chiều dài chạy qua địa phận của huyện là 24km. Ngoài ra còn có hệ thống các suối như: suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê, Phục Linh... là nguồn cung cấp nước rất quan trọng trong huyện. Hồ Núi Cốc rộng 25km2 với dung tích 175 triệu m3
nước, phần diện tích thuộc địa bàn huyện Đại Từ khoảng 769 ha, là khu du lịch và là nơi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
3.1.1.3. Thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 57.334,6ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 18.660,76ha (chiếm 32,5%). Trong tổng diện tích đất nông nghiệp: Diện tích tích đất trồng cây hàng năm 8.887,3ha (chiếm 47,6%), diện tích đất trồng cây lâu năm 9.783,46 ha (chiếm 52,4%); trong đó chủ yếu là đất trồng chè 6.337 ha, chiếm 33,9% diện tích đất nông nghiệp.
Đất trồng cây hàng năm 48% Đất trồng chè 34% Đất trồng cây lâu năm khác 18%
Hình 3.2. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Đại Từ
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đại Từ năm 2019
Kết quả xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Đại Từ tỷ lệ 1/25.000 cho thấy, toàn huyện có 5 nhóm đất với 9 loại đất chính, trong đó đất có khả năng trồng trọt được chia thành 5 nhóm: Nhóm đất phù xa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng và nhóm đất nhân tác.
Để trồng chè có hiệu quả cần nhiều yếu tố: Điều kiện sinh thái, kinh tế xã hội, về đầu tư… trong đó đất trồng chè là yếu tố quan trọng. Để đánh giá