5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý vùng nguyên liệu chè
1.2.1. Tình hình phát triển vùng nguyên liệu chè tại Việt Nam [2][10]
Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè nguyên liệu lớn trên thế giới. Sản lượng chè Việt Nam xuất khẩu hàng năm đều xếp hạng cao. Ở Việt Nam, cây chè được sản xuất thành vùng tập trung,
được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, được phát triển thành vùng theo những được trồng tập trung chủ yếu ở một khu vực chủ yếu sau đây:
- Vùng chè Tây Bắc, chè được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La và Lai Châu. Giống chè chủ yếu là giống chè Shan (chiếm trên 80% diện tích) còn lại là chè Trung du (khoảng 10% diện tích) và các giống chè khác.
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, gồm tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Tây Yên Bái, Hòa Bình và Lào Cai. Chè được trồng tập trung dưới các hình thức công ty quốc doanh, hộ gia đình.
- Vùng chè Trung Du – Bắc Bộ, gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Nam Yên Bái, Hà Tây và Bắc Hà Nội.
- Vùng chè miền Trung, gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Vùng chè Tây Nguyên được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc Lắc.
Các sản phẩm chè tươi, chè khô ở Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong và ngoài nước như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô Long, chè Hương, chè Thảo dược, chè Bát tiên....
Phát triển ngành chè góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, đồng thời giúp người nông dân tăng thu nhập, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo cho các vùng, đồng thời việc trồng chè đã nâng cao việc sử dụng hiệu quả đất đai vùng miền núi trung du, giúp người dân tộc có thu nhập và dần chuyển từ du canh du cư sang định canh định cư. Tốc độ phát triển của ngành chè đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, từ đó làm giảm đi sự cách biệt giữa vùng thành thị và nông thôn.
Tuy nhiên, do đặc thù trong sinh trưởng và phát triển của cây chè như sinh trưởng và phát triển tại địa hình trung du, đồi núi. Tất cả các vùng chè Việt Nam hiện nay đều là các tỉnh có địa hình đồi núi, vùng cao. Do vậy,
công tác quản lý vùng nguyên liệu chè trong thời gian vừa qua gặp nhiều khó khăn và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Công tác quản lý chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi các biện pháp, cơ chế, chính sách được áp dụng tại vùng sản xuất tập trung trong khi thực tế, do địa hình đồi núi, công tác quy hoạch, phát triển vùng sản xuất tập trung đối với cây chè gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các tỉnh miền núi vùng cao như Hà Giang, Yên Bái… Do vậy, mặc dù có những cơ chế, chính sách nhất định của nhà nước, địa phương nhằm mục đích thúc đẩy cây chè, vùng nguyên liệu chè phát triển và quản lý tốt cây chè nguyên liệu nhưng hiệu quả mà các cơ chế, chính sách mang lại còn hạn chế, chưa được như kỳ vọng.
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý vùng nguyên liệu
1.2.2.1. Quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái [3][36]
Huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái là huyện có diện tích chè lớn nhất của tỉnh Yên Bái với trên 4.600 ha trong đó, diện tích chè lai 2.200 ha, chè trung du 1.100 ha, chè shan 1.300 ha, những năm qua, nhằm thực hiện mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung, huyện Văn Chấn đã có nhiều giải pháp trong việc quản lý và phát triển vùng chè nguyên liệu của huyện, trọng tâm là quy hoạch phát triển vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung chỉ đạo người dân tiến hành cải tạo, trồng mới, thâm canh cây chè, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nhờ đẩy mạnh trồng, cải tạo chè, đến nay huyện Văn Chấn đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu chè tập trung có diện tích từ 20 - 30 ha cho năng suất cao đạt 20 - 25 tấn/ha, tập trung ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn Nông trường Liên Sơn, xã Sơn Thịnh, góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng cho các cơ sở chế biến chè với tổng sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn.
Để đảm bảo vùng nguyên liệu chè, huyện Văn Chấn đã vận động nhân dân tích cực đầu tư chăm sóc và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chè; chỉ đạo các đơn
vị thu mua đảm bảo ổn định giá, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè trên địa bàn đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ chế biến theo hướng chuyên sâu để nâng cao giá trị của chè…
Bên cạnh đó, huyện Văn Chấn cũng tập trung phát triển diện tích chè Shan tại các xã vùng cao, vùng thượng huyện theo Đề án phát triển chè vùng cao của tỉnh. Mỗi năm, huyện trồng mới khoảng 80-100 ha, đến nay diện tích chè Shan đã trồng mới gần 600 ha, huyện Văn Chấn đẩy mạnh phát triển giống chè Shan trên cơ sở xây dựng và phát triển thương hiệu chè Suối Giàng.
Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ là địa phương có diện tích chè lớn của huyện Văn Chấn với trên 500 ha, cây chè là cây trồng mũi nhọn của địa phương. Thời gian qua, thị trấn Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh thâm canh chè, thay thế dần những giống chè trung du già cỗi với năng suất thấp bằng giống chè lai, chè cành cho năng suất chất lượng cao và thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP; đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất kinh doanh chè. Diện tích chè trồng mới, trồng cải tạo của thị trấn đạt trên 80%, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha/năm.
Huyện Văn Chấn hiện có gần 4.800 ha chè; trong đó có 1.300 ha chè Shan tuyết. Sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn. Xác định cây chè là cây làm giàu, ngay từ năm 2008, huyện đã trồng cải tạo thay thế bằng giống chè lai LDP có năng suất chất lượng cao. Trung bình mỗi năm huyện trồng cải tạo từ 100 – 300 ha giống chè lai, chè nhập nội và chè Shan tuyết. Đến nay, bình quân 1 ha chè cho năng suất từ 10-20 tấn/năm, có diện tích đạt gần 40 tấn/ha, với thu nhập khoảng 80-100 triệu đồng/năm. Từ đó, người dân phấn khởi vào việc đầu tư nâng cao năng suất chất lượng vườn chè của gia đình.
Ngoài sự hỗ trợ của huyện, các cơ sở sản xuất, chế biến tiêu thụ chè trên địa bàn cũng có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân đầu tư vào việc trồng chè. Để ổn định và duy trì vùng nguyên liệu chè Nghĩa Lộ, công ty
Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ đã khuyến khích người dân đầu tư theo chiều sâu, hỗ trợ người dân vay tiền không tính lãi, phân chuồng để bà con chăm sóc chè với giá trị trên 4 tỷ đồng, hỗ trợ 20% tiền mua thuốc bảo vệ thực vật và đầu tư xây dựng đường giao thông cùng với bà con để thuận tiện khi vận chuyển chè…
Theo ông Mai Mộng Tuân, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh đã có các chính sách hỗ trợ cho bà con trồng chè gần 100% cây giống chè shan cho bà con trồng mới, hỗ trợ bà con thực hiện sản xuất an toàn. Sau khi chè cho thu hoạch, tỉnh hỗ trợ về giới thiệu, quảng bá, chỉ dẫn địa lý sản phẩm. Để quản lý hiệu quả và bảo tồn được giống chè shan tuyết quý hiếm, tỉnh thường xuyên chỉ đạo các phòng ban có liên quan mở các lớp tập huấn, hướng dẫn về các thu hái, chế biến và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây chè Suối Giàng.
Nguồn: Báo Yên Bái, 2018 1.2.2.2. Quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ[20][42]
Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu là một trong hai khâu đột phá của huyện Thanh Sơn trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Sơn, lần thứ XXV nhiệm kỳ 2015- 2020. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện nghị quyết, huyện Thanh Sơn đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Xác định chè là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, thời gian qua, huyện Thanh Sơn đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, chế biến chè theo hướng an toàn, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chè trên thị trường. Thanh Sơn hiện có trên 2.400ha chè, trong đó diện tích chè trong dân là 1.900ha, còn lại là của các doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến; năng suất chè búp tươi bình quân đạt 15,3 tạ/ha, sản lượng đạt 36.700 tấn.
Để đẩy mạnh phát triển sản xuất chè an toàn, cấp ủy, chính quyền huyện Thanh Sơn luôn chú trọng quy hoạch vùng nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến; tập trung phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, mở rộng diện tích trồng chè theo các tiêu chuẩn chất lượng cao như: VietGAP, UTZ, Rainforest Alliance… kết hợp các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), áp dụng sản xuất hữu cơ. Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây chè, nâng cao chất lượng, giá trị đầu vào phục vụ chế biến, huyện đưa các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao như LDP1, LDP, PH11, Kim Tuyên, Phúc Văn Tiên, Bát Tiên… trồng thay thế các giống chè kém hiệu quả.
Ngoài ra, huyện Thanh Sơn khuyến khích người dân, doanh nghiệp tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất gắn với tập huấn sản xuất chè theo quy trình an toàn, không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ dân mà còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến chè trong huyện. Thanh Sơn có khá nhiều cơ sở sản xuất, chế biến chè có công suất từ 10 tấn chè búp tươi/ngày trở lên áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, HCCP… điển hình như Công ty chè Phú Đa và Công ty TNHH chè xuất khẩu Bảo Long; ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 4 HTX và 5 làng nghề sản xuất, chế biến chè với hơn 800 lò quay mini, công suất khoảng 5 tạ chè búp tươi/ngày. Huyện quan tâm đẩy mạnh “liên kết 4 nhà” từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ chè búp tươi giữa các hộ trồng chè với các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tạo đầu ra ổn định cho người trồng chè cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Cùng với đó, huyện Thanh Sơn tập trung mở rộng diện tích các vùng sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn chất lượng cao, áp dụng phương pháp IPM. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chè an toàn, hỗ trợ phát triển liên kết trong sản xuất; huy động kinh phí lồng ghép các chương trình, dự án để tập trung đẩy mạnh phát triển chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương
mại, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng thương hiệu chè Thanh Sơn. Huyện Thanh Sơn đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè; chú trọng kiểm tra chất lượng giống cây trồng; chế biến chè theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng cao. Tập trung tuyên truyền, vận động để người nông dân, doanh nghiệp hướng đến sản xuất chè sạch, chè an toàn; thay đổi cách làm chè bằng kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật …
1.2.2.3. Quản lý vùng nguyên liệu chè tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng[6][41]
Cao nguyên Lâm Đồng với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, khí hậu đất đai được coi là thủ phủ của cây chè tại khu vực phía Nam Việt Nam. Chè Lâm Đồng thơm, ngon và có vị ngọt đặc trưng. Theo số liệu thống kê năm 2018, cây chè tỉnh Lâm Đồng đã chiếm tỷ lệ 25% về diện tích và 27% về sản lượng chè của cả nước, trở thành cây công nghiệp chủ lực và xóa đói giảm nghèo. Cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở Bảo Lộc, Bảo Lâm và Di Linh. Thành phố Bảo Lộc được biết đến với thương hiệu trà (chè) B’Lao nổi tiếng trong và ngoài nước. Năm 2019, diện tích chè của TP.Bảo Lộc khoảng 2.800ha, chiếm 25% diện tích trồng chè cả nước, với sản lượng 32.290 tấn, chủ yếu là các giống chè cao sản và chè chất lượng cao, với 195 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh trà. Hiện nay, thành phố Bảo Lộc có 30 cơ sở ươm công nghiệp - đứng đầu cả nước, 195 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh trà. Năm 2019, giá trị xuất khẩu sản phẩm trà ước đạt 15 triệu USD, với các thị trường chủ yếu là Đài Loan, Trung Quốc, Singapore và các nước Trung Đông.
Mặc dù diện tích chè giảm hơn nhưng do chú trọng khắc phục những nhược điểm trong sản xuất của ngành chè nói chung khi tiêu thụ tại thị trường thế giới như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thành phố Bảo Lộc đã quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý tốt vùng nguyên liệu trà, nâng cao chất lượng sản phẩm trà từ khâu trồng, chăm sóc đến chế biến. Các giống trà năng
suất, chất lượng cao được đưa vào trồng mới, trồng thay thế như TB14 và LĐ97, Ô Long, Ngọc Thúy, Kim Tuyên, Tứ Quý…Đồng thời, thành phố cũng đã phát triển nhiều giải pháp phát triển ngành trà, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển bền vững theo hướng nông nghiệp hữu cơ, áp dụng công nghệ cao gia tăng giá trị sản phẩm trà. Đến nay, thành phố đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu Trà B’Lao cho 27 doanh nghiệp.
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Đại Từ trong quản lý vùng nguyên liệu chè nguyên liệu chè
Qua thực tế nghiên cứu việc quản lý và phát triển vùng nguyên liệu chè tại 03 địa phương Văn Chấn, Thanh Sơn, Bảo Lộc có thể nhận thấy các huyện, thành phố này đã bước đầu triển khai và đạt được những kết quả bước đầu tích cực trong công tác quản lý vùng nguyên liệu cho sản phẩm chè. Những địa phương này có những điểm tương đồng về cấp bậc quản lý hành chính nhà nước, tính đại diện cho vùng với huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nên việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong quản lý từ các địa phương này sẽ góp phần vào việc đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý vùng nguyên liệu chè với huyện Đại Từ, cụ thể:
Vai trò quan trọng của công tác lập quy hoạch: Huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ đã làm tốt công tác quy hoạch để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phát triển vùng nguyên liệu chè tại địa phương mình.
Xây dựng các đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch: Nhờ triển khai thực hiện tốt quy hoạch mà huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
bái đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu chè tập trung có diện tích từ 20 - 30 ha cho năng suất cao đạt 20 - 25 tấn/ha, góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng cho các cơ sở chế biến chè.
Tổ chức thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh, các cơ chế, biện pháp của địa phương: Cả 03 địa phương huyện Văn Chấn, huyện
Thanh Sơn và thành phố Bảo Lộc đẩy quan tâm thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, của tỉnh trong việc hỗ trợ người trồng chè và đẩy mạnh thực