5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Nhân tố chủ quan
Các cơ chế, biện pháp của địa phương: Đại Từ là một địa phương với
nền kinh tế đi lên từ sản xuất nông nghiệp, người dân lâu đời sống và phát triển dựa vào các sản phẩm nông nghiệp là chính. Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao góp phần đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân nên nhiều năm qua, chính quyền huyện Đại Từ luôn dành sự quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè phát triển. Các cơ chế của huyện luôn ưu tiên tập trung các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng: giao thông, thủy lợi, điện, các chương trình khuyến công, khuyến nông, tạo môi trường thuận lợi nhất cho cây chè phát triển, do vậy cơ chế của huyện luôn là đòn bẩy cho cây chè phát triển, không có sự xung đột, kìm hãm về mặt cơ chế, biện pháp của địa phương đối với sự phát triển của cây chè.
Về nguồn lực cho trồng, phát triển chè: Đối với huyện Đại Từ, các yếu
tố về nguồn lực như vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, lao động...là những yếu tố chủ quan có ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý, phát triển vùng chè nguyên liệu.
Về nguồn vốn: Như đề cập tới ở trên, do xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lâu đời, nghèo nàn, lạc hậu nên đời sống của người dân Đại Từ còn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động kinh tế cho thu nhập không nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao, những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đầu vào cho sản xuất cây chè. Để phát triển chè, ngoài nguồn lực do tích lũy người dân phải
huy động qua các chương trình vay vốn của các quỹ hội, ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp... do hạn chế về nguồn vốn nên quá trình sản xuất chủ yếu là thủ công, tỷ lệ cơ giới thấp, thiết bị phục vụ sản xuất còn lạc hậu, công nghệ tưới tiêu hạn chế... Đối với ảnh hưởng do nguyên nhân chủ quan này, để góp phần giảm thiểu, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng kìm hãm phát triển cây chè, góp phần thúc đẩy sản xuất chè phát triển với năng suất, chất lượng cao, huyện đã triển khai thực hiện nhiều chính sách của Trung ương, của tỉnh và đề ra nhiều chính sách hỗ trợ người dân như hỗ trợ cây giống đầu vào, hỗ trợ hệ thống tưới chè phun sương, hỗ trợ tiền mua sắm các thiết bị sản xuất, chế biến chè, đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện giúp thuận lợi, tiết kiệm chi phí trong quá trình trồng chè...
Về trình độ của người lao động: Cũng như yếu tố nguồn vốn, lực lượng lao động tại huyện Đại Từ là lao động nông nghiệp, mặc dù có truyền thống sản xuất canh tác lâu đời, có tình cảm gắn bó với cây chè nhưng do phương thức sản xuất, canh tác theo thói quen truyền thống, mặc dù tiếp thu những chuyển giao về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng còn chậm, do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, năng suất, chất lượng cây chè và sản phẩm chè. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền cấp huyện cần tăng cường thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn, cập nhật kiến thức, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất...