5. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vùng nguyên liệu chè
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vùng nguyên liệu chè
1.1.5.1. Các nhân tố khách quan
a. Điều kiện tự nhiên:
*Điều kiện thời tiết, khí hậu: Khí hậu, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. Để quản lý vùng nguyên liệu chè cần quan tâm đến một số nội dung liên quan đến thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến việc trồng, thâm canh chè để đề ra các chính sách, giải pháp mang tính sát thực, phù hợp như mùa khô chè cần bổ sung lượng nước thế nào, cần đẩy mạnh các chính sách về thủy lợi, tưới tiêu…
*Điều kiện đất đai: Đất đai là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
phát triển trên loại đất trồng thích hợp. Ngoài ra, các yếu tố khác như vị trí địa lý của khu vực trồng chè, quy mô, địa hình, tính chất thổ nhưỡng cũng là những nội dung cần được cân nhắc, xem xét khi đề ra các quyết định quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện khi xem xét việc hỗ trợ hay đưa ra các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu, điều này được thể hiện ra trong việc xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè. Một quy hoạch tốt, hiệu quả cần căn cứ vào các nghiên cứu thực tế vào tình hình thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo của khu vực quy hoạch.
*Nguồn nước: Cũng như đất đai, nước là yêu cầu quan trọng đối với
quá trình phát triển của cây chè. Chất lượng nguồn nước, chế độ nước tưới ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng chè được thu hoạch. Các yếu tố liên quan đến nguồn nước là nhân tố cân nhắc tới khi ra các quyết định quản lý, các chính sách phân phối hay thúc đẩy phát triển sản xuất chè tại địa bàn này hay địa bàn khác trong vùng.
b. Về kinh tế - xã hội
* Hệ thống chế tài, pháp luật của nhà nước: Hệ thống chế tài, pháp luật
của nhà nước bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các thông tư, quy định người sản xuất chè bao gồm cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã trong sản xuất, chế biến chè phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động.
*Các yếu tố về văn hoá, xã hội: Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo
dục, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Nếu người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm tại địa phương thì hiệu quả của các chính sách thu hút lao động, phản ứng với các chính sách sẽ ít hơn, doanh nghiệp đến đầu tư sẽ sử dụng lao động với chi phí cao hơn. Ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội...
* Các chính sách của nhà nước ở Trung ương, ở tỉnh: Các chính sách
của nhà nước có thể kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của ngành sản xuất này hay ngành sản xuất khác cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã...
*Người mua, thị trường tiêu thụ sản phẩm: Khách hàng là một vấn đề
vô cùng quan trọng cần quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm sản xuất ra mà không có người tiêu thụ hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của người dân.
*Quản lý của doanh nghiệp đối với vùng nguyên liệu chè: Chính quyền
nhà nước cấp huyện khi thực hiện công tác quản lý vùng nguyên liệu chè trên địa bàn cần quan tâm đến việc doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chề biến chè có xây dựng vùng nguyên liệu hay không. Công tác quản lý nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, tránh việc trồng chéo, lấn sân trong quản lý cũng như ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.5.2. Các nhân tố chủ quan
a. Các cơ chế, biện pháp hỗ trợ của địa phương
Cây chè cũng như các cây công nghiệp lâu năm khác, muốn mở rộng quy mô sản lượng và phát triển chiều sâu nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Các chính sách của địa phương ảnh hưởng chủ quan đến việc quản lý vùng nguyên liệu chè như quy hoạch và thực hiện quy hoạch nếu quy hoạch đã được xây dựng, triển khai từ thời gian trước do quy hoạch thường xác định
dài hạn, quy hoạch đất đai về định hướng phát triển vùng cây nông nghiệp.... Các chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng, chế biến....
b, Cơ sở vật chất, kĩ thuật.
Bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như hệ thống điện, đường giao thông nhất là giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển vùng nguyên liệu chè. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện thâm canh sản xuất chè, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất chè đồng thời thu hút được doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng chè nguyên liệu.
c, Các nguồn lực cho phát triển sản xuất
Các yếu tố về nguồn lực như vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ...ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý vùng nguyên liệu.
Chất lượng nguồn lao động được thể hiện qua trình độ, kinh nghiệm làm nghề của hộ, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, việc xác định, đánh giá đúng thực trạng về lực lượng lao động trên địa bàn nhất là lao động liên quan đến ngành sản xuất sẽ giúp cấp quản lý ra các quyết sách hợp lý trong công tác khuyến nông như đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật, bổ sung kiến thức cho lực lượng lao động nông thôn và hiệu quả của việc thực hiện mang lại.
Ngoài ra, đánh giá đúng thực trạng các nguồn lực về vốn, công nghệ...cũng sẽ giúp cho cấp quản lý ra các quyết sách hợp lý, từ đó dẫn đến mức độ phản hồi, hưởng ứng, đồng thuận cao của các đối tượng thụ hưởng chính sách.