Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát

4.2.4.1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch.

Ủy ban nhân dân huyện cần tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát ngay từ khâu lập quy hoạch cho đến tổ chức thực hiện Quy hoạch, kế hoạch công tác liên quan đến việc quản lý vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện. Đối với công tác lập quy hoạch, cần kiểm tra tốt công tác phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và phê duyệt đồ án quy hoạch. Để làm tốt nội dung này, UBND huyện cần thành lập hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia, đơn vị tư vấn và sở ngành của tỉnh tham gia để đảm bảo công tác lập quy hoạch được khoa học, đảm bảo chất lượng về mặt nội dung và các quy định của pháp luật.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các kế hoạch cụ thể hóa quy hoạch, UBND huyện cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong công tác

quản lý nhà nước thông qua việc thường xuyên kiểm điểm tiến độ nội dung công việc qua giao ban, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm. Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm.

4.2.4.2. Kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách

Để xây dựng và quản lý tốt vùng nguyên liệu chè, huyện đã triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất chè an toàn trên cơ sở quy hoạch của huyện. Để việc thực hiện tuân thủ đúng định hướng phát triển và các quy định, yêu cầu đặt ra, đứng ở góc độ quản lý của chính quyền cấp huyện cần tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách để đảm bảo các cơ chế, chính sách hoạt động theo đúng mục đích, tôn chỉ đề ra, tránh việc cơ hội, lợi dụng chính sách, làm thất thoát, lãng phí tài sản, ngân sách nhà nước và hiệu quả của chính sách không được như kỳ vọng. Công tác kiểm tra, giám sát có thể thực hiện trên các mặt, các lĩnh vực như:

Kiểm tra, kiểm soát quy trình sản xuất chè an toàn của các hộ nông dân: UBND huyện cần chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt các quy hoạch, kế

hoạch về quản lý vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện. Mỗi địa phương cần căn cứ vào tình hình thực tế, các nhiệm vụ, giải pháp mà UBND huyện đã đặt ra để triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành các nội dung theo kế hoạch. Tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất chè an toàn, đồng thời còn kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật ở các hộ sản xuất. Công tác kiểm tra kiểm soát cần thực hiện từ khâu quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào cho sản xuất chè như giống cây trồng, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho đến quy trình trồng, chăm sóc, chế biến chè.

Tại mỗi địa phương, xã, thị trấn cần thành lập Ban Chỉ đạo sản xuất chè an toàn, tại từng xóm thành lập các tổ sản xuất chè an toàn trên cơ sở địa giới hành chính các hộ liền kề. Tổ trưởng mỗi tổ sản xuất có trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất chè của từng thành viên trong tổ.

Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát chè an toàn: Thực hiện theo

Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn [27], UBND huyện Đại Từ cần xem xét việc hình thành hoặc xây dựng trung tâm kiểm tra chất lượng chè với tổ chức mạng lưới kiểm tra giám sát đánh giá có hiệu quả từ huyện đến cơ sở, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO và GMP. Đầu tư các máy kiểm nghiệm chất lượng chè. Đối với các cơ sở, điểm thu mua tập trung yêu cầu đều phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện. Tăng cường hoạt động của Đội quản lý thị trường, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)