Đánh giá về chế độ, chính sách của các hộ trồng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 81)

Chỉ tiêu phân tích ĐVT Hộ có diện tích chè nhỏ Hộ có diện tích chè trung bình Hộ có diện tích chè lớn Số hộ điều tra Hộ 10 10 10 Số hộ biết các chương trình chính sách Hộ 10 10 10 Số hộ đang hưởng các cơ chế, chính sách Hộ 10 10 10 Đánh giá về các chế độ, chính sách Tốt 9 7 8 Khá 1 3 2 TB

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua kết quả điều tra, đa số người dân trồng chè đều biết phần lớn những hỗ trợ về mặt chính sách của huyện và có tham gia một số chương trình đào tạo tập huấn, đa số các hộ dân điều tra đều đánh giá tốt về các chế độ, chính sách và kết quả đem lại những tuy nhiên một số hộ dân cho rằng việc đào tạo, tập huấn có nhiều lợi ích nhưng do cách thức tổ chức thực hiện nên hiệu quả chưa thật sự rõ ràng. Từ kết quả điều tra, có thể thấy các hộ sản xuất chè nhỏ nhu cầu về việc được hưởng các ưu đãi, cơ chế, hỗ trợ thấp hơn so với các hộ có quy mô trung bình và lớn. Điều này cũng phù hợp với quy luật khách quan là các hộ sản xuất lớn muốn mở rộng sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm nên nhu cầu về vốn, về đổi mới công nghệ nhiều hơn so với các hộ sản xuất nhỏ.

3.2.4. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nội dung phát triển vùng nguyên liệu chè (UBND huyện Đại Từ, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019). vùng nguyên liệu chè (UBND huyện Đại Từ, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019).

Kiểm tra công tác thực hiện Quy hoạch, kế hoạch, đề án: Sau khi Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển cây chè huyện Đại Từ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được thông qua, huyện Đại Từ đã chỉ đạo công khai quy hoạch để triển khai thực hiện. UBND huyện Đại Từ đã giao Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện là cơ quan thường trực, có trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung Quy hoạch.

Cụ thể hóa quy hoạch bằng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ chè giai đoạn 2016 – 2020. Hàng năm, huyện Đại Từ đều xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện trong đó, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng chỉ tiêu cho các xã, thị trấn để triển khai thực hiện. Định kỳ hàng năm, Phòng Nông nghiệp & PTNT, cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả định kỳ thông qua cán bộ làm công tác khuyến nông tại các xã, thị trấn.

Kiểm tra việc thực hiện các chính sách: Để việc thực hiện các chính

sách của Nhà nước và địa phương thiết thực, hiệu quả, đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra, huyện đã yêu cầu cơ quan chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chè.

Đối với việc kiểm tra cán bộ làm công tác khuyến nông: Hàng tuần, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đều tổ chức giao ban với cán bộ khuyến nông 30 xã, thị trấn để nghe báo cáo, kiểm điểm tiến độ và triển khai các nhiệm vụ công tác.

Đối với kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, biện pháp hỗ trợ, chính sách...Việc kiểm tra được thực hiện toàn diện trong suốt quy trình trồng và

chăm sóc chè như cử cơ quan chuyên môn (phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông) kiểm tra định kỳ, đột xuất hay thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành kiểm tra việc thực hiện các nội dung của kế hoạch, Đề án phát triển cây chè. Các nội dung kiểm tra khá toàn diện từ kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào như cây giống, con giống, nghiệm thu đất trồng chè đến kiểm tra quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch chè và nghiệm thu diện tích chè sau khi trồng....

Nhờ quan tâm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nên việc triển khai thực hiện các nội dung đề án, kế hoạch phát triển cây chè tại địa bàn huyện Đại Từ trong những năm qua đã đạt được những hiệu quả ban đầu, góp phần vào việc giúp các hộ dân tuân thủ việc thực hiện các nội dung, quy trình sản xuất theo đúng tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao, tăng năng suất, chất lượng chè khi thu hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vùng nguyên liệu chè tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)