5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch
4.2.1.1. Về quy hoạch đất đai
Đối với các nội dung về việc quản lý và sử dụng đất đai, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện theo Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020. Để công tác quản lý vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện trong thời gian tới được hiệu quả, công tác quy hoạch vùng nguyên liệu là vấn đề quan trọng đầu tiên cần được lưu tâm. Quy hoạch vùng nguyên liệu chè là quy hoạch phát triển theo ngành, do vậy để thực hiện tốt quy hoạch này, trước hết huyện cần thực hiện tốt công tác quy hoạch đất đai trên địa bàn huyện.Trong thời điểm hiện tại, huyện đang khẩn trương tập trung xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, của huyện Đại Từ cũng như mục tiêu, nhiệm vụ phát triển trong nhiệm kỳ tới trong lĩnh vực nông nghiệp mà trực tiếp là nhu cầu về đất đai cho ngành chè và việc phát triển vùng chè nguyên liệu, các nhu cầu về tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng đất, UBND huyện cần xây dựng quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, đảm bảo quỹ đất cho cây chè phát triển. Việc xây dựng quy hoạch đất đai hợp lý sẽ là cơ sở, là tiền đề để xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu chè trong giai đoạn tiếp theo.
4.2.1.2. Về quy hoạch vùng nguyên liệu chè
Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/02/2015 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [30], căn cứ Quyết định số 2398/QĐ-UBND, ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [33], căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2020 – 2025 và những năm tiếp theo, UBND huyện Đại Từ cần xây dựng quy hoạch cụ thể vùng nguyên liệu chè trên địa bàn làm căn cứ để xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất chè tập trung, quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo vùng nguyên liệu ổn định về năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, huyện Đại Từ đặt ra mục tiêu trở thành huyện Nông thôn mới trước năm 2025. Theo Quyết định số Số: 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới thì Tiêu chí số 6 về sản xuất nêu rõ yêu cầu “hình thành vùng
sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung”, do vậy quy hoạch vùng nguyên
liệu chè vừa đảm bảo đáp ứng tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới vừa góp phần xây dựng vùng nguyên liệu chè huyện Đại Từ.
UBND huyện Đại Từ cần giao cơ quan chuyên môn mà cụ thể và trực tiếp là phòng kinh tế hạ tầng và phòng nông nghiệp & PTNT phối hợp thực hiện ngay công tác quy hoạch vùng nguyên liệu chè làm cơ sở triển khai thực hiện các nội dung tiếp theo trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Công tác quy hoạch cần căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, tiềm năng, lợi thế của huyện cũng như bám sát vào mục tiêu phát triển của huyện trong những năm tiếp theo mà cụ thể nhất là phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch nông thôn mới của huyện và các xã. Quy hoạch các vùng sản xuất chè nguyên liệu trên cơ sở dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai, hình thành các vùng sản xuất tập trung. Trong quy hoạch vùng nguyên liệu chè cần xây dựng một số quy hoạch thành phần cần thiết như:
sửa chữa đường cấp xã đạt tiêu chuẩn giao thông nông thôn loại A trở lên, mặt đường vật liệu cứng, nhựa 100%, đường thôn xóm bê tông xi măng hoặc nhựa 70%, bằng vật liệu hạt cứng đạt 70 – 100%. Quy hoạch nâng cấp hệ thống đường đồng mức, đường lô trong vùng nguyên liệu chè của huyện.
Quy hoạch thuỷ lợi: Cần tổ chức quản lý và khai thác tốt những công
trình thuỷ lợi hiện có, tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư sửa chữa nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng, phấn đấu số km kênh mương được kiên cố hoá đạt tỷ lệ 100%, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho trên 100% diện tích gieo trồng toàn huyện.
Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ phát triển cây chè: Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất chè Đại Từ thành ngành sản xuất mũi nhọn, huyện cần xây dựng quy hoạch gắn kết cả hệ thống các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ cùng phát triển hỗ trợ sản xuất chè, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu tỷ lệ ngành dịch vụ theo hướng tăng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Do vậy, huyện cần quy hoạch phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như sản xuất chế tạo thiết bị chế biến, đóng gói, vận chuyển, sửa chữa các thiết bị canh tác, cơ sở sản xuất bao bì, mẫu nhãn mác phục vụ đóng gói, cung cấp vật tư cho sản xuất chè thành phẩm...
Quy hoạch chế biến: Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 10 nhà máy,
cơ sở chế biến chè ở quy mô nhỏ, đối với hoạt động của các nhà máy, cơ sở chế biến này, UBND huyện Đại Từ cần chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ sản xuất và các điều kiện sản xuất khác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chế biến chè theo Luật tiêu chuẩn. Đối với những nhà máy, cơ sở không đủ điều kiện hoạt động nhất là các điều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần đình chỉ hoạt động ngay. Đối với những nhà máy hiện có, nếu các thiết cũ lạc hậu, không thích hợp với quy mô vùng nguyên liệu, cần cơ cấu lại
và thay đổi cho phù hợp, đầu tư đổi mới về thiết bị và công nghệ, có cơ chế ưu đãi về vay vốn để đổi mới, hiện đại hóa dây chuyền thiết bị, công nghệ. Đặc biệt cần có cơ chế chính sách hỗ trợ để xây dựng mối liên kết tự nguyện, bền vững giữa nhà máy với vùng nguyên liệu (các hộ trồng chè).
Huyện cần quy hoạch xây dựng các nhà máy, xưởng chế biến chè mới trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch vùng chè nguyên liệu. Việc quy hoạch số lượng các nhà máy, xưởng chế biến cần quan tâm đến khả năng cung cấp, đáp ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của vùng chè.
Ngoài ra, huyện cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở chế biến đầu tư cải tiến, thay thế thiết bị công nghệ chế biến, hoàn thiện nhà xưởng, công nghệ chế biến theo quy định; xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO, HACCP để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sâu, có công nghệ tiên tiến trong chế biến chè xanh chất lượng cao, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ chè.
4.2.1.3. Về kế hoạch
Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ trên cơ sở Quy hoạch chung, kế hoạch phát triển của ngành nông nghiệp, đề án về phát triển chè của tỉnh cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung theo giai đoạn và theo từng năm. Kế hoạch công tác năm phải cụ thể hóa, chi tiết những nội dung của Kế hoạch trung hạn và dựa vào thực tiễn sản xuất, kế hoạch phải bám sát với mục tiêu và định hướng phát triển chung của tỉnh.
Giai đoạn 2015 – 2020, các nội dung kế hoạch được triển khai thực hiện khá hiệu quả. Trong giai đoạn tiếp theo, UBND huyện cần tăng cường hơn nữa trong công tác chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch về quản lý vùng nguyên liệu chè, đồng thời, yêu cầu các cơ quan chuyên môn, các phòng chức năng, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các
nội dung để tổ chức thực hiện và là cơ sở để kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Các nội dung được xây dựng cần trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ nhiệm vụ và đề ra lộ trình, thời gian hoàn thành. Các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải chủ động thường xuyên rà soát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế.