5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn từ 2015 – 2019, công tác quản lý vùng chè nguyên liệu trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên đã đạt những kết quả bước đầu. Theo báo cáo kết quả phát triển kinh tế xã hội hàng năm cũng như báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, đề án của huyện Đại Từ, giai đoạn 2015 – 2025, huyện Đại Từ đã đạt được một số kết quả sau:
Về quy hoạch: Mặc dù huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên chưa xây dựng
và triển khai thực hiện quy hoạch riêng về quản lý vùng nguyên liệu chè, tuy nhiên việc thực hiện các nội dung của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển cây chè huyện Đại Từ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cùng với thực hiện các kế hoạch, đề án phát triển cây chè giai đoạn 2015 – 2020 đã góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng cây chè.
Về xây dựng các đề án, kế hoạch tổ chức thực hiện: Trong giai đoạn
2015 – 2020, huyện Đại Từ đã xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ chè giai đoạn 2016 – 2020 đồng thời, triển khai kế hoạch thực hiện các đề án hàng năm khá hiệu quả. Mặc dù do chủ trương, đường lối của huyện nên các kế hoạch, đề án không tập trung riêng vào việc quản lý tốt vùng nguyên liệu tuy nhiên các kế hoạch, đề án đều đã mang đến những kết quả tích cực. Sản lượng chè búp tươi năm 2019 đạt 69.588 tấn, tăng hơn 10.000 tấn so với trước khi thực hiện các nội dung quy hoạch, đề án (sản lượng năm 2015 là 59.158 tấn). Năng suất chè năm 2019 đạt 119 tạ/ha tăng 12tạ/ha so với năm 2015. Diện tích sản xuất chè vụ đông tăng nhanh đạt 1078,25ha, đạt 17% tổng diện tích. Diện tích chè giống mới là 4.907ha/6.337 ha, chiếm 77,4% tổng diện tích. Diện tích sản xuất chè an toàn đã được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP đến hết 2019 là 730,5 ha, chiếm 11,53% tổng diện tích;
Về tổ chức thực hiện các chính sách: Huyện Đại Từ đã thực hiện khá tốt
các chính sách trong việc hỗ trợ các chủ thể tham gia sản xuất chè, công tác tập huấn chuyển giao KHKT được quan tâm, các chương trình, dự án hỗ trợ cho phát triển cây chè được triển khai đồng bộ cả trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ; công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè được quan tâm và trú trọng thực hiện, giá trị sản phẩm chè từng bước được nâng lên. Số lượng các làng nghề, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất, chế biến kinh doanh và tiêu thụ chè ngày càng tăng là cơ sở để nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi giá trị ngành chè của huyện.
Về công tác kiểm tra, giám sát: Huyện Đại Từ đã có sự quan tâm nhất
định đến công tác kiểm tra, giám sát thông qua việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình công tác định kỳ hàng năm, quý, tháng và đột xuất của Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cũng như hoạt động giám sát của HĐND huyện.