Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công tác tại các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh lào cai (Trang 31 - 34)

5. Kết cấu luận văn

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công tác tại các cơ quan nhà nước

cáo tài sản công.

Việc báo cáo được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất về tài sản công. Đối với cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc Trung ương quản lý, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương trường hợp báo cáo với cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thống nhất quản lý tài sản công trong phạm vi cả nước. Đối với cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc địa phương quản lý, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để các Sở, ban, ngành, cơ quan khác thuộc tỉnh, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trường hợp báo cáo với cơ quan nhà nước giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước với tài sản công ở địa phương. Cơ quan này trường hợp báo cáo tài sản công do địa phương quản lý với UBND cấp tỉnh và đồng gửi báo cáo cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thống nhất quản lý tài sản công trong phạm vi cả nước. (Quốc Hội, 2017)

Cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thống nhất quản lý tài sản công trong phạm vi cả nước có trách nhiệm kiểm tra, phân tích và trường hợp báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trong phạm vi cả nước.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công tác tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập nước và đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.4.1 Nhân tố khách quan

* Cơ chế chính sách và quy trình quản lý tài sản công của Nhà nước

Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý TSC trong cơ quan nhà nước với thực tế.

Trong hệ thống cơ chế quản lý TSC trong cơ quan nhà nước thì các yếu tố pháp luật phản ánh hiệu lực, hiệu quả quản lý thường rõ nét nhất. Trong điều kiện chuyển cơ chế quản lý TSC trong cơ quan nhà nước từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu có một hệ thống chính sách, chế độ, quản lý

tài sản trong cơ quan nhà nước hợp lý, sát với thực tiễn sẽ là tiền đề thuận lợi để quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát TSC đang xảy ra phổ biến trong xã hội. Mặt khác, quá trình quản lý TSC trong cơ quan nhà nước thu được hiệu quả nhiều hay ít cũng phần lớn phụ thuộc vào tính hợp lý, thông thoáng của chính sách. Ngược lại tính không đồng bộ, thiếu nhất quán sẽ gây cản trở rất lớn đến hiệu lực và hiệu quả cơ chế quản lý TSC trong cơ quan nhà nước.

Xuất phát từ yêu cầu quản lý TSC, hệ thống chính sách Nhà nước ban hành, yêu cầu các cơ quan nhà nước phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương, lãnh đạo các cấp chưa chú trọng trong việc quản lý tài sản, đồng thời xem nhẹ các quy định của luật pháp hoặc chủ quan trong công tác chỉ đạo các đơn vị thực hiện.

* Đối tượng quản lý, sử dụng tài sản công

Đối tượng của hệ thống quản lý TSC trong cơ quan Nhà nước đó là các cơ quan hành chính và cán bộ công, chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản.

Đây là một hệ thống cực kỳ phức tạp với trình độ, năng lực, phẩm chất, nhu cầu và cách ứng xử khác nhau và do đó các phản ứng với các quyết định quản lý TSC trong cơ quan Nhà nước cũng rất khác nhau. Trình độ dân trí, trình độ văn hoá, hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng quyết định tới hành vi ứng xử đối với các quyết định quản lý.

Nếu ý thức tuân thủ pháp luật và chính sách của cán bộ công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản được nâng cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả cơ chế quản lý TSC trong cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trình độ văn hoá theo nghĩa rộng nhất là văn hoá pháp luật không phải tự nhiên mà có; nó bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi người và không thể thiếu sự thuyết phục, giáo dục quản lý của hệ thống chính trị trong đó có Nhà nước.

1.1.4.2 Nhân tố chủ quan

* Năng lực của đội ngũ cán bộ

Cơ chế quản lý TSC trong cơ quan nhà nước do đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý TSC hoạch định và thực thi. Do đó hiệu lực, hiệu quả cơ chế

quản lý TSC trong cơ quan nhà nước phụ thuộc vào năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC trong cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đúng vai trò, chức năng trong xây dựng, vận hành và chấp hành đúng cơ chế quản lý. Cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC có nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của TSC trong cơ quan nhà nước, có trình độ chuyên môn chắc, có phẩm chất đạo đức tốt (có tâm và có tầm) sẽ giúp cho quá trình quản lý TSC trong cơ quan nhà nước thu được hiệu quả.

* Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý tài sản công

Quản lý tài sản công là một lĩnh vực đa dạng, chịu tác động của nhiều chủ thể khác nhau. Do tính chất của tài sản công là đến từ nhiều nguồn khác nhau nên để đạt được hiệu quả cần sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong quản lý tài sản công. Trước tiên, sự phối hợp được thể hiện qua tinh thần tự quản lý tài sản công thuộc cấp mình. Các cơ quan Nhà nước cần nắm bắt rõ thông tin tài sản công mình đang quản lý, nhu cầu cần sử dụng tại cấp mình để xin đầu tư từ phía Nhà nước. Nếu các cơ quan Nhà nước làm tốt nhiệm vụ này, việc quản lý tài sản công sẽ gắn được với thực tế hơn. Bên cạnh đó, giữa các cơ quan Nhà nước cần có sự liên kết. Nhiều đơn vị thiếu, nhưng nhiều cơ quan lại dư thừa. Sự phối hợp giữa các đơn vị sẽ giúp việc điều phối tài sản công trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả hơn. Giảm thiểu được tình trạng dư thừa, lãng phí.

* Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ quản lý tài sản công

Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các thiết bị công nghệ, máy móc để lưu lại thông tin quá trình quản lý. Sự minh bạch, rõ ràng là yếu tố quan trọng không chỉ trong quản lý tài sản công mà đối với tất cả các công tác quản lý khác. Nếu cán bộ quản lý được tiếp xúc với cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị quản lý hiện đại thì công tác quản lý tài sản công sẽ trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo được sự minh bạch rõ ràng. Hơn nữa, với sự hỗ trợ của công nghệ - kỹ thuật hiện đại, các cơ quan cấp trên có thể dễ dàng kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý tài sản công ở cấp dưới. Tiết kiệm được chi phí và thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh lào cai (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)