Tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch và giám sát đối với quản lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh lào cai (Trang 109 - 110)

5. Kết cấu luận văn

4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ

4.2.5 Tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch và giám sát đối với quản lý tài sản

sản công tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Quy trình quản lý tài sản theo quy định hiện nay mang tính hành chính cao và khép kín theo quy trình nghiệp vụ, thường chỉ những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và những người có liên quan biết nên hạn chế sự tham gia của cán bộ, công chức các lĩnh vực khác và làm giảm đi tính xã hội và tính công khai của nó. Phương pháp quản lý TSC hiện nay cũng làm cho thông tin và kết quả của quản lý TSC không được phổ biến rộng rãi, đồng thời còn làm giảm sự can thiệp của người “ngoài cuộc” đối với công tác quản lý công sản, giảm tác dụng về phản ứng của công chúng đối với việc TSC được sử dụng một cách bất hợp lý.

Để tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý thì các cơ quan quản lý cần phải xác định rõ tính chất của hoạt động quản lý TSC. Mọi hoạt động sử dụng quản lý tài sản công đều khá phức tạp từ các quy trình mua sắm, quản lý, sử dụng, thanh lý. Phức tạp là do các hoạt động mua sắm công có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như Luật Ngân sách, Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp... Quy trình mua sắm công, quá trình thanh lý, bán tài sản đòi hỏi có nhiều chủ thể cùng tham gia vào quá trình thực hiện. Trong quá trình thực hiện cần đảm bảo công khai, minh bạch, áp dụng các phương pháp công khai giao dịch, cạnh tranh công bằng.

Vì vậy, việc công khai minh bạch thứ nhất tạo ra lòng tin của các cán bộ đối với công tác quản lý tài sản công cũng như mua sắm. Tăng lòng tin của nhân dân đối với mọi hoạt động của Nhà nước nói chung và của cơ quan nhà nước nói riêng; thứ hai, nó góp phần phòng chống tham nhũng trong hoạt động mua sắm. Bởi vì, nếu không công khai minh bạch sẽ rất dễ dẫn đến tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Thiệt hại từ việc này chắc chắn là rất lớn, thất thoát ngân sách nhà nước, chất lượng giảm, làm mất niềm tin của người dân vào nhà nước.

Để quản lý hiệu quả TSC thì nên mở rộng đối tượng tham dự vào quá trình quản lý, một là để khơi dậy tính tích cực của cán bộ, công chức đối với việc tham

dự vào quản lý tài sản, tích cực sửa chữa các sai sót xuất hiện trong quản lý TSC, hai là để cán bộ, công chức hiểu hơn về hoạt động quản lý TSC trong cơ quan, đơn vị mình và có ý thức trách nhiệm trong sử dụng tài sản, tăng độ công khai trong quản lý TSC, ba là tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia vào quá trình giám sát, nâng cao hiệu quả quản lý công sản. Tóm lại, lợi ích của việc mở rộng mức độ tham dự của cán bộ, công chức vào quản lý TSC có thể tạo nên hiệu quả trên 2 phương diện: một là tăng cường dân chủ, hai là tăng cường giám sát, lấy dân chủ để giám sát, hạn chế các hành vi tùy hứng, vi phạm pháp luận, lãng phí trong quản lý, sử dụng TSC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh lào cai (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)