5. Kết cấu luận văn
4.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA TỈNH LÀO
4.1.2. Quan điểm về công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lài Cai là phấn đấu đến năm 2030, Lào Cai là tỉnh kinh tế dịch vụ - công nghiệp hiện đại, sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á. Phát triển bền vững các lĩnh vực từ dịch vụ đến sản xuất, khai thác khoáng sản cũng như phát triển đô thị; các dịch vụ xã hội được cung cấp hiệu quả trong mọi lĩnh vực như y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực dân cư, các điều kiện trật tự, an toàn xã hội và an sinh xã hội được đảm bảo tốt; an ninh được giữ vững.
Trong những năm qua, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai luôn quan tâm đến việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trên địa bàn tỉnh. Nhận thức được vai trò quan trọng của TSC tại các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập, yêu cầu đặt ra là cần hoàn thiện quản lý kinh tế đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước theo hướng khắc phục những kẽ hở trong công tác quản lý; đảm bảo mọi tài sản đều có người
chịu trách nhiệm, sử dụng, phát triển. Xuất phát từ thực tế kết quả công tác quản lý, sử dụng TSC trong thời gian qua, để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới tỉnh đã có những quan điểm chỉ đạo trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Việc sử dụng TSC phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức. Cùng với đó việc sử dụng phải tiết kiệm và đem lại hiệu quả qua đó đạt được lợi ích tối đa lâu dài cho Nhà nước và cho nhân dân (Không sử dụng cơ sở hoạt động sự nghiệp để ở, không sử dụng xe ô tô công vào mục đích cá nhân...).
Thực hiện đổi mới quản lý TSC phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế, tài chính của đất nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
Việc đổi mới cơ chế quản lý TSC phải xuất phát từ thực tiễn nước ta, phù hợp với hệ thống cơ chế các công cụ quản lý tài chính và hệ thống pháp luật, phù hợp với đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn của nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Mặt khác, việc tổ chức thực hiện quản lý TSC phải nhằm góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội; từ đó góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong sử dụng TSC.
Phân định rõ quyền và trách nhiệm của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng được giao quản lý và người trực tiếp sử dụng TSC.
Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng TSC; phân định rõ TSC và tài sản của đơn vị sử dụng tài sản. TSC là tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang, CQNN, tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo mỗi mảnh đất phải có chủ sử dụng cụ thể. Do đó, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước vừa là người đại diện chủ sở hữu vừa làm chức năng quản lý xã hội với người sử dụng tài sản toàn dân để đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Phải bảo đảm lợi ích chung của Nhà nước - người đại diện chủ sở hữu tài sản vừa phải đảm bảo lợi ích chính đáng của người khai thác, sử dụng.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, vận hành đúng các nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Xử lý hài hoà các lợi ích giữa Nhà nước, tổ chức kinh tế và dân cư. Đổi mới phương thức quản lý TSC phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết của Nhà nước. Tính đúng, tính đủ giá trị của tài sản, sử dụng có hiệu quả tiềm năng của tài sản giao cho các đơn vị khai thác, sử dụng.
Năm là, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng TSC.
Công khai, minh bạch phải triệt để từ khâu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đến tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện. Công khai cả những tiêu biểu quản lý, sử dụng tốt và những trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng công. Tất cả các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng công đều phải xử lý nghiêm minh, công khai và đúng quy định pháp luật.