5. Kết cấu luận văn
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Để thu thập thông tin thứ cấp tác giả thu thập tài liệu, số liệu từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan đến quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các báo cáo tổng kết của Sở Tài chính, báo cáo tổng kết việc quản lý, sử dụng tài sản công trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Lào Cai.
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn còn bao gồm tình hình quản lý, sử dụng TSC trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Lào Cai, quá trình đầu tư, mua sắm, điều chuyển, thanh lý tài sản qua các năm từ 2016 đến 2018 theo số liệu báo cáo thu thập tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai.
Tài liệu thu thập bao gồm: Các tài liệu thống kê về liên quan đến công tác quản lý và tình hình thực tế tài sản.
Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018.
Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, các công trình nghiên cứu, dự án được thực hiện trên địa bàn và các tài liệu khác có liên quan.
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các số liệu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản, sử dụng TSC trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra đạt hiệu quả hơn.
2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để tăng tính thuyết phục trong nghiên cứu và các giải pháp đưa ra, học viên thực hiện thu thập thông tin sơ cấp thông qua bảng hỏi, được gửi qua email tới cán bộ công nhân viên chức làm việc tại tỉnh Lào Cai (Phụ lục 1). Học viên thực hiện xác định cỡ mẫu thông qua công thức của Slovin như sau:
n = N
1 + N(e)2 Trong đó:
n là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)
N là tổng số các đơn vị của tổng thể chung e là sai số cho phép (%)
- Tổng số cán bộ công chức đang làm việc tại tỉnh Lào Cai tính tới năm 2018 là 3527 người. Tác giả áp dụng mức sai số cho phép là 5%. Số mẫu được chọn sẽ được tính như sau:
n = 3527
1 + 3527(0.05)2 Số cán bộ được chọn để phỏng vấn là: 360 cán bộ.
Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert được sử dụng trong luận văn
Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá
5 4,21 - 5,00 Rất tốt
4 3,41- 4,20 Tốt
3 2,61 - 3,40 Trung bình
2 1,81 - 2,60 Kém
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh lại sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy.
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số phần trăm và lập thành các bảng biểu số liệu để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tài sản công và tình hình biến động, tình hình quản lý và sử dụng tài sản công trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Lào Cai. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân...
Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để phân tích sự biến động của tài sản công thuộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập qua các năm như: biến động của số lượng từng loại tài sản qua các năm, biến động của cơ cấu tài sản giữa các đơn vị… từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về số lượng, chất lượng tài sản, trình độ quản lý, việc mua sắm trang bị tài sản của các cơ quan.
- So sánh tài sản của từng đơn vị qua các năm (so sánh theo thời gian). - So sánh biến động của cơ cấu tài sản giữa các đơn vị
- So sánh kết quả quản lý, sử dụng tài sản công qua các năm.
Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia
Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác lâu năm trong công tác quản lý tài sản công, các cá nhân, điển hình tiên tiến trong việc quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan hành chính sự nghiệp. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.