4. Những đóng góp của luận văn
1.3.1. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền và
trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người sử dụng lao động và người lao động là hai chủ thể trực tiếp tham gia BHXH bắt buộc được pháp luật quy định cụ thể và có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, đối với nhiều người lao động và người sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp, việc tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động có tác động trực tiếp, ảnh hưởng nhiều đến lợi ích kinh tế của họ. Từ đó đã hình thành ở họ nhận thức đặt lợi ích kinh tế cao hơn lợi ích của việc tham gia BHXH bắt buộc. Cho nên đã xảy ra tình trạng tìm cách né tránh trách nhiệm tham gia cả từ phía người lao động và người sử dụng lao động. Một số hình thức né tránh trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc được phát hiện thời gian qua, bao gồm:
- Thứ nhất, người lao động nhận thức còn hạn chế về quyền lợi khi tham gia BHXH và thỏa hiệp với chủ sử dụng lao động để trốn đóng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH
- Thứ hai, doanh nghiệp trốn đóng BHXH bằng những hình thức tinh vi. Doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục gia nhập thị trường, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đi vào hoạt động nhưng cố ý không đóng BHXH cho người lao động hoặc cố ý kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH. Với doanh nghiệp này, sau khi thành lập và hoạt động vẫn không chịu làm thủ tục đóng, khi không thể từ chối thì chỉ đóng cho một số ít người và không truy đóng cho thời gian trước đó.
- Thứ ba, doanh nghiệp gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH bắt buộc cho người lao động: Cố tình kê khai giảm số lao động, mức lương thấp hơn trong hợp đồng lao động để giảm chi phí BHXH phải nộp dù tiền công phải trả cao hơn rất nhiều; xây dựng phương án trả lương không rõ ràng, thang bảng lương không phù hợp.
Cho dù là hình thức nào thì việc né trách trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc cũng thể hiện nhận thức chưa đầy đủ hoặc nhận thức kém về quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc của các cơ quan BHXH, đòi hỏi các cơ quan BHXH cần tăng cường biện pháp kiểm tra, thanh tra để chấn chính, xử lý nghiêm minh, kịp thời.