4. Những đóng góp của luận văn
4.2.2. Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để tố
tối ưu hóa việc tổ chức thu và kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
4.2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
- Thứ nhất, theo đánh giá hàng năm43, BHXH huyện có sự phối hợp với nhiều cơ quan chức năng trên địa bàn trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, sự phối hợp này mang tính thời điểm, chưa có tính ổn định, ràng buộc về mặt pháp lý vì chưa có cơ chế phối hợp chính thức bằng văn bản được ký kết.
Mặc dù sự phối hợp này đã giúp cho cơ quan BHXH huyện thực hiện có kết quả nhiệm vụ quản lý thu BHXH bắt buộc, nhưng chưa mang tính bền vững, do đó việc xây dựng cơ chế phối hợp chính thức với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn để làm tốt hơn công tác quản lý thu BHXH bắt buộc là rất cần thiết.
- Thứ hai, nhiều đơn vị sử dụng lao động, chủ yếu là doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế nên có biểu hiện và hành vi kéo dài thời gian đăng ký BHXH bắt buộc cho người lao động; nợ đọng, chây ỳ trong thực hiện trách nhiệm đóng tiền BHXH bắt buộc cho người lao động; không đóng hoặc đóng BHXH bắt buộc không đầy đủ đối với tất cả người lao động được xác định là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định (Bảng 3.9, Bảng 3.10). Cho nên, việc tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn huyện để kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động, phối hợp để xử lý nghiêm các đơn vị sử dụng lao động vi phạm quy định về BHXH, là thực sự cần thiết.
- Thứ ba, thực tiễn quản lý thu BHXH bắt buộc của một số địa phương được đề cập trong Chương 1 cho thấy cơ quan BHXH huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thành công trong việc xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn. Điều đó gợi mở bài học tham khảo hữu ích đối với cơ quan BHXH huyện Định Hóa.
4.2.2.2. Nội dung giải pháp
Cơ quan BHXH xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan chính quyền và cơ quan liên quan trên địa bàn để thường xuyên tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc; gia tăng chế tài đối với các trường hợp đơn vị sử dụng lao động né trách trách nhiệm tham gia BHXH, nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc. Một số cơ quan chức năng liên quan cần xây dựng cơ chế phối hợp gồm: Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, Chi cục thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân huyện, cơ quan báo chí.
- Cơ chế phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội: Ký kết văn bản hợp tác, thường xuyên trao đổi các thông tin về tình hình thực hiện BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Sau khi cơ quan BHXH huyện kiểm tra, nếu các đơn vị vẫn không tích cực khắc phục vi phạm thì sẽ lập danh sách chuyển Phòng Lao động - Thương binh và xã hội để theo dõi, giám sát. Căn cứ vào danh sách này, Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Cơ chế phối hợp với Tòa án nhân dân huyện: Ký kết văn bản hợp tác để xử lý các vụ kiện của cơ quan BHXH đòi nợ các đơn vị sử dụng lao động; thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình tố tụng, đảm bảo thụ lý đúng trình tự và thời gian, xét xử theo quy định của pháp luật
- Cơ chế phối hợp với Chi cục thi hành án dân sự huyện: Ký kết văn bản hợp tác để đảm bảo quá trình thi hành án được kịp thời; tập huấn kiến thức về Luật thi hành án cho công chức, viên chức của BHXH huyện nhằm trang bị và hướng dẫn những kiến thức cần thiết, những công việc phải làm sau khi có quyết định, bản án của tòa án, góp phần tạo ra bước chuyển biến lớn trong công tác xử lý vi phạm quy định về BHXH.
- Cơ chế phối hợp với cơ quan báo chí: Ký kết văn bản hợp tác để thường xuyên công bố thông tin về chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, các vi phạm trong lĩnh vực BHXH của các đơn vị sử dụng lao động…