4. Những đóng góp của luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Nguồn thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài bao gồm cả nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại trên, tác giả lại có phương pháp thu thập riêng để có được những thơng tin trung thực, đáng tin cậy nhất để phục vụ cho việc nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
a) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Để có được thơng tin thứ cấp cần thiết, tác giả thu thập nhiều cơng trình nghiên cứu trước có liên quan đến BHXH bắt buộc, quản lý thu BHXH bắt
buộc đã được công bố như: Đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách tham khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, các văn bản pháp luật, v.v. Sau khi thu thập các tài liệu trên, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài để thuận tiện cho việc mã hóa các dữ liệu này.
Bên cạnh đó, tác giả thu thập và tính tốn từ những số liệu đã cơng bố của các cơ quan thống kê, cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa, gồm Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, cơ quan chun mơn thuộc UBND huyện Định Hóa; thu thập và tính tốn số liệu báo cáo kết quả thực hiện cơng tác thu BHXH của BHXH huyện Định Hóa trong các năm 2017-2019.
b) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát qua bảng hỏi. Đối tượng điều tra bao gồm các cán bộ tài chính, kế tốn của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đây là những người trực tiếp tham mưu, trực tiếp tiến hành thủ tục tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động trong đơn vị. Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của người trả lời bảng hỏi, tác giả phân tích dữ liệu để phục vụ cho việc việc đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế có liên quan đến hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc: Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc; tổ chức thu BHXH bắt buộc; kiểm tra thu BHXH bắt buộc. Quy mô mẫu và nội dung bảng hỏi được trình bày dưới đây:
- Về mẫu bảng hỏi: BHXH huyện Định Hóa hiện đang quản lý thu BHXH bắt buộc đối với 155 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, bao gồm cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương và các doanh nghiệp. Trong việc thiết kế mẫu điều tra, khảo sát, tác giả dự kiến khảo sát ý kiến của 267 cán bộ
tài chính, kế tốn của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Định Hóa - những người trực tiếp tham mưu, trực tiếp tiến hành thủ tục tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động trong đơn vị. Việc khảo sát được tiến hành có sự chọn lọc bằng cách hỏi ý kiến và được sự đồng ý mới tiến hành khảo sát, vì đây là lĩnh vực nhiều đơn vị sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp thường dè dặt khi trả lời. Như vậy, việc chọn mẫu điều tra, khảo sát được thực hiện bằng phương pháp phi ngẫu nhiên27.
Với kích thước mẫu khảo sát trên (khảo sát 100% tổng số), về phương diện nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định, mẫu điều tra này là phù hợp. Đối với các dữ liệu sơ cấp thu được từ các bảng hỏi, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để lượng hóa mức độ đánh giá của các đối tượng trả lời nhằm làm sáng tỏ thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Về nội dung bảng hỏi: Gồm phần giới thiệu của tác giả và phần trả lời câu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát.
+ Phần giới thiệu của tác giả về đề tài nghiên cứu được thiết kế nhằm đảm bảo thơng tin tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát.
+ Phần trả lời gồm các câu hỏi đóng, được thiết kế với nội dung riêng nhằm thu thập thông tin theo định hướng của tác giả. Việc thiết kế bảng hỏi được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả đặt ra các câu hỏi khảo sát, sau đó, tổ chức lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan. Trên cơ sở các ý kiến góp ý đó, tác hồn thiện phiếu điều tra, khảo sát cả về hình thức và nội dung trước khi đưa vào sử dụng chính thức.
27 Theo khảo sát ban đầu, có đến 267 cán bộ tài chính, kế tốn của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Định Hóa - những người trực tiếp tham mưu, trực tiếp tiến hành thủ tục tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động trong đơn vị. Tác giả tiến hành khảo sát nằng phương pháp phi ngẫu nhiên, trong đó có 241 người đồng ý trả lời và thu về với kết quả 241 phiếu khảo sát hợp lệ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập các thông tin trên, đối với thông tin thứ cấp, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề; đối với thông tin sơ cấp, tác giả làm sạch bằng cách loại bỏ những phiếu không hợp lệ và sử dụng phầm mềm SPSS để thực hiện việc mã hóa các loại thơng tin này.
Để xử lý thông tin thu thập được, tác giả sử dụng một số phương pháp: Phương pháp thống kê, so sánh, dự báo, v.v. từ đó có được những thơng tin đầy đủ nhất về thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
a) Phương pháp thống kê
Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp này giúp người nghiên cứu khái quát được đặc trưng của tổng thể và trong nghiên cứu điều tra chỉ cần nghiên cứu một bộ phận mang tính điển hình, đặc trưng của tổng thể, có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép.
Thông tin được thu ban đầu - những ý kiến đánh giá của người trả lời về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, có tính rời rạc, khơng theo một trật tự nhất định, khó có thể đưa vào sử dụng phục vụ nghiên cứu nếu không quan xử lý thống kê. Do vậy, tác giả trình bày lại một cách có hệ thống làm cho thông tin thu thập được trở nên gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu.
b) Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế
được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau. Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thơng qua tính tốn các tỷ số, so sánh thơng tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo khơng gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc hàng năm so với những chỉ tiêu kế hoạch đề ra ban đầu của BHXH huyện Định Hóa. Từ kết quả đó, tác giả có cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH huyện.
c) Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong cơng tác tổ chức và quản lý công tác thu BHXH đang cơng tác và đã nghỉ hưu và có những dự báo về tình hình phát triển tăng nguồn thu, tăng cường chất lượng trong công tác quản lý thu trong tương lai. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để xin ý kiến chuyên gia là một số nhà quản lý cơ quan BHXH, nhà nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực liên quan để thu thập, bổ sung thông tin đánh giá, ý tưởng mới nhằm hoàn thiện nội dung luận văn.
d) Phương pháp dự báo
Từ thực tế điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, khả năng phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, những diễn biến về tình hình phát triển kinh tế của địa phương và thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn, tác giả áp dụng phương pháp dự báo nhằm nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển về quy mô phát triển để khai thác nguồn thu BHXH trên địa bàn huyện Định Hoá đến năm 2025.