4. Những đóng góp của luận văn
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo
Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược khai thác phát triển nguồn bảo hiểm xã hội bắt buộc xã hội bắt buộc
4.2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
- Thứ nhất, số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Định Hóa chưa
nhiều: 155 đơn vị (Bảng 3.1) và khơng có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (Bảng 3.6). Cho nên, việc xây dựng và thực hiện chiến lược khai thác phát triển nguồn bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Định Hóa là rất cần thiết.
- Thứ hai, Nghị quyết Đảng bộ huyện Định Hóa năm 2020 về an sinh xã
hội trên địa bàn huyện cũng xác định mở rộng quy mô đơn vị sử dụng lao động và người lao động tham gia BHXH bắt buộc đến năm 2025 đạt con số 173 đơn vị và 3800 người lao động tham gia với số thu BHXH bắt buộc đạt 276 tỷ đồng, được thể hiện chi tiết trong Bảng 11 dưới đây.
Bảng 3.11. Dự kiến số đơn vị, người lao động tham gia và số thu BHXH bắt buộc huyện Định Hóa đến năm 2025
Năm Số đơn vị tham gia (đơn vị) Số lao động (người) Số thu BHXH BB (tỷ đồng) 2021 160 3.570 182 2022 163 3610 202 2023 166 3660 224 2024 169 3720 249 2025 173 3800 276
Thực tiễn quản lý thu BHXH và nghị quyết của Đảng bộ huyện trên đây là cơ sở để cơ quan BHXH huyện Định Hóa xây dựng và thực hiện chiến lược khai thác phát triển nguồn BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện.
4.2.1.2. Nội dung giải pháp
a) Đẩy mạnh truyền thông nhằm khai thác nguồn BHXH bắt buộc
Mục đích của việc truyền thơng nhằm phổ biến thông tin rộng rãi về ý nghĩa thiết thực của việc tham gia BHXH bắt buộc gắn với việc bảo đảm an toàn, chia sẻ rủi ro với người tham gia; phổ biến rộng rãi thông tin về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động và người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc, từ đó thu hút sự quan tâm, tham gia của tất cả cơ quan, tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn, bao gồm cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… trong nước và tổ chức, doanh nghiệp nước ngồi. Để đạt được mục đích này, một số nội dung cần quan tâm thực hiện, đó là:
- Thứ nhất, BHXH huyện cần phối hợp với cơ quan truyền thông trên địa bàn xây dựng chuyên mục riêng về BHXH.
Chuyên mục về BHXH sẽ đăng tải thông tin thường xuyên về các chính sách, chế độ BHXH bắt buộc; quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc; quy trình tham gia BHXH bắt buộc; giải quyết chế độ BHXH bắt buộc, … và những nội dung liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan BHXH huyện. Việc xây dựng chuyên mục riêng là quan trọng và cần thiết, bởi vì trong thực tiễn quản lý, BHXH huyện mới chỉ phối hợp với cơ quan truyền thông chủ yếu trong việc tuyên truyền phổ biến kế hoạch thu BHXH bắt buộc và theo những thời điểm nhất định42. Nội dung và thời lượng phát sóng của chun mục truyền thơng cần có sự ổn định về thời gian, trước hết cần tập trung vào các nội dung ưu tiên:
+ Tuyên truyền cho mỗi người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhận thức được đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của chính
sách BHXH bắt buộc đối với đời sống của người lao động và yêu cầu an sinh xã hội.
+ Tuyên truyền cho mỗi cơ quan, tổ chức, nhất là đối với tác tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động.
+ Phổ biến kế hoạch thu BHXH bắt buộc, quy trình đăng ký tham gia và giải quyết chế độ BHXH bắt buộc cho người lao động. Nội dung này sẽ giúp cho các đơn vị sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ, hiểu thống nhất về quyền, nghĩa vụ khi tham gia BHXH bắt buộc; hiểu rõ về mục đích, nội dung, cách thức thực hiện thu BHXH bắt buộc hàng năm để các đơn vị sử dụng lao động triển khai thực hiện một cách thống nhất.
+ Thông tin về những trường hợp thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm quy định về BHXH bắt buộc như: nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc; kéo dài thời gian đăng ký BHXH bắt buộc cho người lao động; đóng BHXH khơng đầy đủ cho người lao động, … Việc thông tin nội dung này có thể thực hiện qua rà sốt hàng tháng hoặc sau khi có kết luận kiểm tra chuyên ngành.
+ Thơng tin biểu dương những nhân tố, điển hình mới trong việc tham gia BHXH và thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm động viên, khuyến khích các đơn vị, cá nhân tham gia BHXH bắt buộc.
- Thứ hai, BHXH huyện cần tiến hành hoạt động bồi dưỡng năng lực truyền thông cho viên chức các tổ nghiệp vụ và cá nhân liên quan của các đơn vị phối hợp thu BHXH bắt buộc.
Đây là cách thức bồi dưỡng năng lực truyền thông cho những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ hoặc phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH huyện. Việc này cũng quan trọng không kém so với việc truyền thơng bằng phương tiện thơng tin đại chúng, bởi vì đây là những người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc và giải quyết hồ sơ đăng ký, chế độ BHXH cho người lao động và nếu họ có kỹ năng truyền thơng tốt, thì các nội dung, chính sách, pháp luật liên quan cũng như vai trò, ý nghĩa của BHXH bắt
buộc sẽ đến với người lao động một cách sinh động hơn, công tác tuyên truyền của cơ quan BHXH từ đó cũng hiệu quả hơn, thường xuyên khác thác được nguồn BHXH bắt buộc trên địa bàn.
b) Xây dựng cơ chế khuyến khích các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc
Mục đích của việc xây dựng cơ chế khuyến khích nhằm động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị sử dụng lao động có những sự đóp góp tích cực đối với hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH huyện, từ đó thu hút sự quan tâm, tham gia của tất cả đơn vị sử dụng lao động, góp phần đảm bảo khai thác thường xuyên nguồn BHXH bắt buộc trên địa bàn. Nội dung cơ chế khuyến khích cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây:
- Khuyến khích các đơn vị khi tham gia đầy đủ việc trích nộp BHXH bắt buộc cho người lao động kịp thời bằng hình thức thi đua, khen thưởng: Giấy khen, bằng khen, có thể có cả bằng hiện vật nhằm tuyên truyền tốt hơn chính sách BHXH đến các đơn vị sử dụng lao động thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.
- Khuyến khích các đơn vị tham gia BHXH trong việc phối hợp với cơ quan BHXH truyền thông, khai thác, phát triển nguồn BHXH bắt buộc. Đây là cách thức truyền thông gián tiếp giúp cho cơ quan BHXH huyện ln có nhiều thơng tin và cơ hội phát triển nguồn thu và quỹ BHXH. Việc khuyến khích này có thể được thực hiện bằng cơ chế tài chính rõ ràng để cả hai bên cùng có lợi và có động lực để triển khai thực hiện.
4.2.2. Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để tối ưu hóa việc tổ chức thu và kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tối ưu hóa việc tổ chức thu và kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
4.2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
- Thứ nhất, theo đánh giá hàng năm43, BHXH huyện có sự phối hợp với nhiều cơ quan chức năng trên địa bàn trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, sự phối hợp này mang tính thời điểm, chưa có tính ổn định, ràng buộc về mặt pháp lý vì chưa có cơ chế phối hợp chính thức bằng văn bản được ký kết.
Mặc dù sự phối hợp này đã giúp cho cơ quan BHXH huyện thực hiện có kết quả nhiệm vụ quản lý thu BHXH bắt buộc, nhưng chưa mang tính bền vững, do đó việc xây dựng cơ chế phối hợp chính thức với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn để làm tốt hơn công tác quản lý thu BHXH bắt buộc là rất cần thiết.
- Thứ hai, nhiều đơn vị sử dụng lao động, chủ yếu là doanh nghiệp vì lợi
ích kinh tế nên có biểu hiện và hành vi kéo dài thời gian đăng ký BHXH bắt buộc cho người lao động; nợ đọng, chây ỳ trong thực hiện trách nhiệm đóng tiền BHXH bắt buộc cho người lao động; khơng đóng hoặc đóng BHXH bắt buộc khơng đầy đủ đối với tất cả người lao động được xác định là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định (Bảng 3.9, Bảng 3.10). Cho nên, việc tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn huyện để kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động, phối hợp để xử lý nghiêm các đơn vị sử dụng lao động vi phạm quy định về BHXH, là thực sự cần thiết.
- Thứ ba, thực tiễn quản lý thu BHXH bắt buộc của một số địa phương
được đề cập trong Chương 1 cho thấy cơ quan BHXH huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thành công trong việc xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn. Điều đó gợi mở bài học tham khảo hữu ích đối với cơ quan BHXH huyện Định Hóa.
4.2.2.2. Nội dung giải pháp
Cơ quan BHXH xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan chính quyền và cơ quan liên quan trên địa bàn để thường xuyên tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc; gia tăng chế tài đối với các trường hợp đơn vị sử dụng lao động né trách trách nhiệm tham gia BHXH, nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc. Một số cơ quan chức năng liên quan cần xây dựng cơ chế phối hợp gồm: Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, Chi cục thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân huyện, cơ quan báo chí.
- Cơ chế phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội: Ký kết văn bản hợp tác, thường xuyên trao đổi các thơng tin về tình hình thực hiện BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Sau khi cơ quan BHXH huyện kiểm tra, nếu các đơn vị vẫn khơng tích cực khắc phục vi phạm thì sẽ lập danh sách chuyển Phòng Lao động - Thương binh và xã hội để theo dõi, giám sát. Căn cứ vào danh sách này, Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Cơ chế phối hợp với Tòa án nhân dân huyện: Ký kết văn bản hợp tác để xử lý các vụ kiện của cơ quan BHXH đòi nợ các đơn vị sử dụng lao động; thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình tố tụng, đảm bảo thụ lý đúng trình tự và thời gian, xét xử theo quy định của pháp luật
- Cơ chế phối hợp với Chi cục thi hành án dân sự huyện: Ký kết văn bản hợp tác để đảm bảo quá trình thi hành án được kịp thời; tập huấn kiến thức về Luật thi hành án cho công chức, viên chức của BHXH huyện nhằm trang bị và hướng dẫn những kiến thức cần thiết, những công việc phải làm sau khi có quyết định, bản án của tịa án, góp phần tạo ra bước chuyển biến lớn trong công tác xử lý vi phạm quy định về BHXH.
- Cơ chế phối hợp với cơ quan báo chí: Ký kết văn bản hợp tác để thường xuyên cơng bố thơng tin về chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, các vi phạm trong lĩnh vực BHXH của các đơn vị sử dụng lao động…