4. Những đóng góp của luận văn
3.2.2. Thực trạng tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo đánh giá chung hàng năm34, công tác tổ chức thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa được thực hiện nghiêm chỉnh từ việc phổ biến kế hoạch cho đến phân công, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thu đối với các tổ chuyên môn và các đơn vị sử dụng lao động.
- Thứ nhất, việc phổ biến kế hoạch thu BHXH bắt buộc được triển khai ngay sau khi ban hành với nhiều hình thức kết hợp. Mặc dù không đăng ký chuyên mục riêng với cơ quan truyền thông địa phương, nhưng BHXH huyện đã có sự phối hợp tuyên truyền trong nhiều ngày để các đơn vị sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ, hiểu thống nhất về quyền, nghĩa vụ khi tham gia BHXH bắt buộc; hiểu rõ về mục đích, nội dung, cách thức thực hiện thu BHXH bắt buộc hàng năm để các đơn vị sử dụng lao động triển khai thực hiện một cách thống nhất. Tiếp đến, việc phổ biến kế hoạch còn được đăng tải trên website của cơ quan BHXH huyện một cách công khai, theo đó các đơn vị sử dụng lao động thuận lợi tra cứu thông tin khi tiến hành thủ tục BHXH bắt buộc cho người lao động.
- Thứ hai, việc phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch được tổ chức trong nội bộ cơ quan BHXH huyện sau khi ban hành kế hoạch. Theo đó, bằng hình thức hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm và cuộc họp giao ban, Lãnh đạo BHXH huyện đã chỉ đạo các tổ nghiệp vụ của cơ quan nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được phân công và chủ động tham mưu đề xuất triển khai nhiệm vụ liên quan để đảm bảo công tác thu BHXH bắt buộc đạt hiệu quả. Việc phân công trách nhiệm thu BHXH bắt buộc hàng năm được thực hiện theo nguyên tắc: Tổ quản lý thu là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc; các tổ nghiệp vụ khác có trách nhiệm phối hợp với Tổ quản lý thu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đảm bảo giải quyết hồ sơ BHXH bắt buộc của các đơn vị sử dụng lao động đúng hẹn.
- Thứ ba, việc hướng dẫn nghiệp vụ, cách thức thu BHXH bắt buộc đối với các đơn vị sử dụng lao động được BHXH huyện thực hiện theo kế hoạch hàng năm. Nội dung hướng dẫn tập trung vào một số vấn đề trọng tâm: Nhận hồ sơ, kê khai, đăng ký hồ sơ BHXH của người lao động; Đăng ký điều chỉnh đóng BHXH của người lao động; Hình thức, thời gian nộp tiền BHXH; kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHXH; chế độ thông tin kết quả đóng BHXH, v.v.
Kết quả khảo sát trực tiếp của tác giả cũng góp phần khẳng định thêm về những nhận định, đánh giá trên, theo đó đa số ý kiến trả lời của đơn vị sử dụng lao động khẳng định công tác tổ chức thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh từ việc tuyên truyền, phổ biến kế hoạch cho đến hướng dẫn nghiệp vụ, cách thức thực hiện, được tổng hợp trong Bảng 3.3 dưới đây.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát ý kiến đơn vị sử dụng lao động về công tác tổ chức thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa các
năm 2017-2019
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation
TC1: Đơn vị tiếp cận kế hoạch thu BHXH bắt buộc hàng năm trên Website của BHXH huyện
241 3 5 4.41 .640
TC2: Đơn vị được tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch thu BHXH bắt buộc hàng năm của BHXH huyện
241 3 5 4.40 .652
TC3: Đơn vị nhận được văn bản kế hoạch thu BHXH bắt buộc hàng năm của BHXH huyện
241 2 5 2.77 1.115
TC4: Đơn vị được hướng dẫn nghiệp vụ, cách thức thu BHXH bắt buộc theo quy định chung do BHXH huyện thông báo
241 3 5 3.98 .755
TC5: BHXH huyện tổ chức hướng dẫn tập trung về nghiệp vụ, cách thức thu BHXH bắt buộc hàng năm cho các đơn vị sử dụng lao động
241 2 5 2.85 .879
TC6: Hồ sơ về BHXH bắt buộc của đơn vị được giải quyết chỉ thông qua Tổ tiếp nhận và quản lý hồ sơ của BHXH huyện
241 3 5 3.93 .622
TC7: Hồ sơ về BHXH bắt buộc của đơn vị được BHXH huyện giải quyết đúng hạn
241 3 5 4.01 .577
Valid N (listwise) 241
Số liệu Bảng 3.3 cho thấy việc phổ biến kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa được thực hiện tốt ở khâu tuyên truyền qua kênh thông tin đại chúng (mức đánh giá trung bình 4.40) và quan Website của cơ quan (mức đánh giá trung bình 4.41), nhưng lại hạn chế qua hình thức phổ biến bằng văn bản chính thức gửi đến các đơn vị sử dụng lao động (mức đánh giá trung bình 2.77). Xét trên phương diện quản lý, văn bản ban hành chính thức đóng vai trò vừa là công cụ quản lý, điều hành của lãnh đạo, vừa là phương tiện để các đơn vị, bộ phận, cá nhân kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan. Do đó, nếu việc phổ biến kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện được thực hiện qua kênh văn bản ban hành chính thức gửi đến các đơn vị sử dụng lao động, chắc chắn sẽ đạt hiệu quả quản lý cao hơn.
Tiếp đến, trong việc hướng dẫn nghiệp vụ, cách thức thu BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động, các đơn vị sử dụng lao động chủ yếu được thông tin về những quy định chung do BHXH huyện cung cấp (mức đánh giá trung bình 3.98). BHXH huyện chưa chú trọng đến việc tổ chức hướng dẫn tập trung cho các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn (mức đánh giá trung bình 2.85). Trong hoạt động quản lý, thông thường việc tổ chức triển khai hoạt động chuyên môn có tính quy mô, diện rộng, khi có sự kết hợp giữa hình thức phổ biến quy định cách thức triển khai và hướng dẫn thực hành, thực tế, thực địa, … sẽ mang đến hiệu quả cao hơn. Đây cũng là vấn đề mà Lãnh đạo cơ quan BHXH huyện cần quan tâm nghiên cứu và quyết định phù hợp.
Xét về tổng thể, việc phổ biến kế hoạch thu BHXH bắt buộc, phân công hướng dẫn công tác thu BHXH bắt buộc hàng năm được cơ quan BHXH huyện Định Hóa tổ chức thực hiện như một biện pháp thường xuyên, hiệu quả giúp cho cơ quan vừa tuân thủ quy định chung của ngành BHXH35, vừa tạo thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin cho các đơn vị sử dụng lao động, vừa tạo được phương tiện kiểm tra, giám sát công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn. Điều đó góp phần làm nên những thành công trong công tác tổ
35 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.
chức thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện, được thể hiện trong Bảng 4, Bảng 5, Bảng 6 dưới đây.
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa các năm 2017-2019
Năm Số phải thu theo kế hoạch (tỷ đồng) Số thu thực tế (tỷ đồng) Hoàn thành/ tỷ lệ kế hoạch (%) 2017 123,4 133,536 108,21 2018 124,72 141,06 113,10 2019 133,975 153,6 114,6
(Nguồn: BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)
Bảng 3.4 thể hiện rõ tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Định Hóa các năm 2017-2019 luôn hoàn thành kế hoạch, số thu BHXH bắt buộc tăng dần qua các năm, năm 2017 là 108,21% đến năm 2019 là 114,6%.
Bảng 3.5. Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Định Hóa các năm 2017-2019
Năm Số thu được thực tế (tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt đối thu (tỷ đồng) Tốc độ tăng số thu(%) 2017 133,536 - - 2018 141,06 +7,53 5,6 2019 153,6 +12,74 8,9
(Nguồn: BHXH huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên)
Số liệu tổng hợp Bảng 3.5 cho thấy quỹ tiền lương làm căn cứ trích nộp BHXH cho người lao động cũng tăng khá nhanh, năm 2017 là 133,53 tỷ đồng đến năm 2019 tổng quỹ lương là 153,8 tỷ đồng (tăng 15%). Đây là kết quả do số lao động trên địa bàn huyện tăng lên và tiền lương của người lao động được nâng lên, cũng cho thấy đời sống của người lao động trong huyện đã được cải thiện hơn trước. Khi quỹ tiền lương tăng lên đồng nghĩa với việc tổng số tiền phải thu trên quỹ lương cũng sẽ tăng lên. Công tác thu đã đạt được kết quả đáng
khích lệ, nhìn chung số thu năm sau luôn cao hơn năm trước và luôn vượt kế hoạch về số thu đã đề ra trước đó.
Bảng 3.6. Kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối ngành tại BHXH huyện Định Hóa các năm 2017-2019
Năm Khối 2017 2018 2019 Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%)
Doanh nghiệp nhà nước 816 0,6 876 0,6 504 0,3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài 0 0 0 0 0 0
Khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh 5.232 3,9 7.910 5,7 11.400 7,4 Khối Hành chính, Đảng, Đoàn thể 107.988 81 110.870 78,6 118.428 77 Cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn 2.412 1,8 2.640 1,9 2.724 1,7 Khối hợp tác xã 180 0,13 140 0,1 300 0,2 Khối xã, thị trấn 15.576 11,66 17.160 12,1 18,948 12,3 Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác 1.332 1,0 1.464 1,0 1.500 1,0 Tổng 133.536 141.060 153.804
(Nguồn: BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)
Bảng 3.6 cho thấy kết quả thu BHXH bắt buộc của từng khối ngành trên địa bàn huyện tăng dần qua các năm. Năm 2017, tổng số thu là 133.536 triệu đồng, đến năm 2019, số thu đã tăng lên 153.804 triệu đồng, cụ thể:
- Khối Hành chính, Đảng, Đoàn thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu BHXH trên địa bàn huyện: Năm 2017 khối này chiếm tỷ trọng 81%, đến năm 2019 tuy có giảm xuống 77%, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện.
- Khối xã, thị trấn có sự tăng trưởng mạnh, đứng vị trí thứ 2 trong khối, ngành: Năm 2017, số thu của khối đạt 15.576 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 11,66 %), đến năm 2019, do có số lượng lao động trong khối tăng mạnh, nên số thu BHXH của khối cũng tăng lên đáng kể, đạt 18,948 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,3 % trên tổng số thu BHXH trên địa bàn huyện.
- Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng thấp nhất, 0% trong tổng số thu BHXH trên địa bàn huyện. Lý do là trên địa bàn huyện chưa có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào hoạt động. Tiếp đến là khối hợp tác xã: Năm 2017, số thu BHXH là 180 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 0,13%), đến năm 2019, số thu tăng lên 300 triệu đồng, tỷ trọng về số thu của khối là 0,2. Các khối còn lại đều tăng đều qua các năm, riêng khối hộ kinh doanh cá thể là giữ nguyên tỷ trọng không thay đổi, điều đó thể hiện việc phát triển khối này chưa thực sự hiệu quả.
Nhìn chung, quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa đạtđược kết quả khá khả quan. Số thu BHXH bắt buộc luôn tăng qua các năm, nguyên nhân chủ yếu do Nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu áp dụng cho người lao động. Số thu hàng năm đã tăng lên khắc phục dần thất thu nợ đọng BHXH ở các đơn vị. Đây là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và tăng trưởng quỹ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Như vậy, có thể thấy BHXH huyện Định Hóa đã thực hiện rất tốt công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, luôn đảm bảo tiến độ và hoàn thành vượt mức kế hoạch BHXH tỉnh Thái Nguyên giao, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên địa bàn.
3.2.3. Thực trạng kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo báo cáo đánh giá hàng năm36, công tác kiểm tra thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa được thực hiện thường xuyên, kết hợp giữa kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Nội dung kiểm tra tập trung chủ yếu vào công
tác thu, nộp BHXH, công tác chi trả chế độ BHXH.Việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất được thực hiện theo quy trình rõ ràng, đúng quy định từ khâu lập kế hoạch kiểm tra, phân công nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát thực hiện kết luận kiểm tra.
Thông qua kiểm tra, BHXH huyện đã phát hiện nhiều trường hợp đơn vị sử dụng lao động chấp hành chưa nghiêm quy định pháp luật về BHXH và có những biện pháp xử lý kịp thời. Chỉ tính riêng năm 2019, qua kiểm tra, BHXH đã phát hiện sai phạm và thu hồi trên 75 triệu đồng tiền thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ; truy thu trên 57 triệu đồng do thanh toán sai quy định; dừng thu đối với 25 lao động gửi đóng sai quy định. Đồng thời, đôn đốc nhắc nhở các đơn vị nộp trên 900 triệu đồng tiền nợ đọng BHXH và đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện xử phạt hành chính 7 đơn vị sử dụng lao động vi phạm luật BHXH cho người lao động37.
Trong công tác hoạt động kiểm tra thu BHXH bắt buộc, Lãnh đạo BHXH huyện Định Hóa bám sát những quy định chung của ngành và thực tiễn quản lý của địa phương để chỉ đạo các tổ nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ một cách rõ ràng, đúng chức năng, thẩm quyền, cụ thể:
- Tổ Khai thác và thu nợ: Chủ trì, phối hợp với các tổ nghiệp vụ liên quan (Tổ Quản lý thu, Tổ kiểm tra) theo dõi, đôn đốc đơn vị đăng ký đóng BHXH cho người lao động; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình) doanh nghiệp chưa đóng BHXH cho người lao động; tham mưu với Giám đốc BHXH huyện báo cáo UBND huyện tình hình chấp hành pháp luật về BHXH cho người lao động của các đơn vị trên địa bàn; kiến nghị, đề xuất xử lý theo quy định các trường hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH, không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định.
- Tổ Quản lý thu: Chủ trì, phối hợp với các tổ nghiệp vụ liên quan (Tổ Khai thác và thu nợ, Tổ kiểm tra) đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định; kiểm tra, rà soát, xác định tình trạng đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh để đôn đốc đơn vị đóng tiền, chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động.
- Tổ kiểm tra: Chủ trì, phối hợp với các tổ nghiệp vụ liên quan (Tổ khai thác và thu nợ, Tổ quản lý thu) xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra đột xuất chuyên ngành về đóng BHXH; tổng hợp hồ sơ, tham mưu với Giám đốc chuyển hồ sơ sang cơ quan công an đề nghị điều tra khi có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH cho người lao động theo pháp luật hình sự; chuyển 01 bản kết luận kiểm tra cho Tổ Khai thác và thu nợ để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.
Kết quả khảo sát ý kiến đơn vị sử dụng lao động được tác giả thực hiện trong tháng 7/2020 cũng cho thấy công tác kiểm tra thu BHXH của BHXH huyện Định Hóa được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức thích hợp, thể hiện trong Bảng 7 dưới đây.
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát ý kiến đơn vị sử dụng lao động về công tác kiểm tra thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa các
năm 2017-2019
N Minimum Maximum Mean Std.