Đánh giá hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 45)

4. Những đóng góp của luận văn

2.3.2. Đánh giá hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Xét về bản chất, tính hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ được so sánh giữa kết quả đầu ra với kết quả đầu vào, đảm bảo kết quả đạt được ít nhất là đủ chỉ tiêu kế hoạch khi xem xét trong điều kiện bình thường. Đối với lĩnh vực BHXH, tính hiệu quả của quản lý thu BHXH bắt buộc cũng được lý giải theo cách tiếp cận trên, thể hiện qua tiêu chí:

- Kết quả thu BHXH bắt buộc đạt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của cơ quan BHXH; được thực hiện đạt kết quả trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí.

- Kết quả thu BHXH bắt buộc đảm bảo sự minh bạch, công khai, tuân thủ quy định của pháp luật và của ngành BHXH.

- Kết quả thu BHXH bắt buộc tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng là lâu dài và ổn định của quốc gia, địa phương. - Kết quả thu BHXH bắt buộc không ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của cơ quan BHXH.

- Kết quả thu BHXH bắt buộc luôn tạo điều kiện để khai thác, phát triển nguồn thu và quỹ BHXH.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2, tác giả mô tả và phân tích nội dung một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng để thực hiện đề tài luận văn, bao gồm: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp thu thập thông tin sơ cấp, phương pháp xử lý thông tin (phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp dự báo). Mỗi phương pháp có những đặc điểm riêng và việc sử dụng kết hợp mới thực sự đem lại kết quả nghiên cứu như mong muốn.

Bên cạnh các phương pháp đó, tác giả xác định các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản - tiêu chí đánh giá quản lý thu BHXH bắt buộc, bao gồm: Tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính bền vững, tính phù hợp. Các tiêu chí này là cơ sở để tác giả sử dụng trong đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại địa bàn nghiên cứu - huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong Chương 3.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa

3.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa

BHXH huyện Định Hóa là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng;chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa. BHXH huyện có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Thái Nguyên tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam28 và quy định của pháp luật.

Trải qua hơn 20 năm thành lập, từ những khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị làm việc còn thiếu thốn, nguồn nhân lực hạn chế về số lượng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cho đến nay dưới sự nỗ lực cố gắng quyết tâm của công chức, viên chức, BHXH huyện Định Hóa đã có nguồn nhân lực tương đối ổn định cả về số lượng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (gồm 14 công chức, viên chức, có trình độ bậc cao đẳng, đại học, sau đại học); cơ sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị làm việc được trang bị đầy đủ, công tác quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH luôn được thực hiện một cách chính xác và kịp thời. BHXH huyện Định Hóa đang từng bước phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà BHXH tỉnh Thái Nguyên giao, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ BHXH cho người tham gia trong nền cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chịu sự quản lý của Nhà nước.

28 Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 của BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương.

3.1.2. Tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa

Hiện nay, đội ngũ công chức, viên chức của BHXH huyện Định Hoá gồm 14 người, trong đó có 01 người có trình độ trên đại học, 13 người có trình độ đại học, cao đẳng. Tổ chức bộ máy của BHXH huyện gồm Ban Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc) và 05 tổ nghiệp vụ29.

- Giám đốc: Là người đứng đầu cơ quan BHXH huyện, phụ trách và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa bàn huyện quản lý.

- Phó giám đốc: Là người chịu trách nhiệm thường trực, giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công. - Tổ thu và cấp sổ thẻ: Giúp giám đốc BHXH huyện quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH, BHYT của các đối tượng và tổ chức thực hiện công tác cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện thu BHXH, BHYT; kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia BHXH, BHYT; hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra thực hiện kế hoạch thu BHXH, BHYT trên địa bàn huyện; tổ chức xét duyệt hồ sơ, cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; đối chiếu tờ khai, danh sách đề nghị cấp sổ, thẻ; thực hiện kiểm tra, đối chiếu xác nhận sổ, thẻ…

- Tổ chế độ, chính sách: Giúp giám đốc BHXH huyện hướng dẫn, giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện, quản lý các đối tượng và mức hưởng các chế độ…

- Tổ kế hoạch tài chính: Giúp giám đốc BHXH huyện thực hiện công tác, kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán theo quy định của

29 Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện từ nửa cối năm 2018 theo Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 của BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc và 05 tổ nghiệp vụ nêu trên. Tuy nhiên, do việc nghiên cứu được tiến hành với số liệu giai đoạn 2017-2019, cho nên tác giả vẫn phải sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tổ nghiệp vụ thuộc BHXH huyện theo quy định cũ: Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 của BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. Theo Quyết định số 99/QĐ-BHXH, các tổ nghiệp vụ của BHXH huyện gồm: Tổ khai thác và thu nợ; Tổ quản lý thu; Tổ kiểm tra; Tổ tiếp nhận và quản lý hồ sơ…

pháp luật trên địa bàn huyện; phân bổ dự toán thu, chi; tổ chức cấp kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng; tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động bộ máy, đầu tư xây dựng cơ bản…

- Tổ giám định BHYT: Giúp giám đốc BHXH huyện quản lý và thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho người có thẻ BHYT theo quy định của pháp luật; giám định về hoạt động BHYT, thẩm định các bệnh án để đảm bảo chi trả đúng quy định về chi phí khám chữa bệnh, thuốc và vật tư tiêu hao y tế… Giải quyết các chứng từ, sổ sách liên quan đến BHYT.

- Tổ tiếp nhận và quản lý hồ sơ (bộ phận 1 cửa): Giúp giám đốc BHXH huyện tổ chức, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết, tư vấn chế độ chính sách BHXH, BHYT; kiểm tra và tiếp nhận các loại hồ sơ liên quan tới việc tham gia BHXH, BHYT, chuyển hồ sơ tiếp nhận và nhận lại kết quả giải quyết từ các bộ phận nghiệp vụ có liên quan…, trả hồ sơ cho đối tượng một cách nhanh chóng nhất, giải đáp các thắc mắc của người dân về các vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT.

Với cơ cấu nhân sự và tổ chức bộ máy tinh gọn theo quy định chung của BHXH Việt Nam, BHXH huyện Định Hóa cũng đang phải giải quyết bài toán về quản lý thu BHXH bắt buộc trong bối cảnh các hoạt động kinh tế - xã hội luôn có những biến động, đòi hỏi phải luôn đảm bảo khai thác nguồn thu ổn định nhằm phát triển quỹ BHXH của địa phương.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa huyện Định Hóa

3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trên cơ sở những quy định chung về quy trình quản lý thu BHXH30, hàng năm BHXH huyện Định Hóa căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH trên địa bàn, lập Kế hoạch thu BHXH

30 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.

bắt buộc và gửi cơ quan BHXH tỉnh trước ngày 05/11 để tổng hợp và phê duyệt. Theo đó, Lãnh đạo cơ quan BHXH huyện chỉ đạo các tổ nghiệp vụ phân tích, đánh giá toàn diện tình hình triển khai thực hiện, kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm trước, trong đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho những công việc của năm sau trước khi xây dựng kế hoạch. Bên cạnh đó, việc rà soát, khảo sát nhu cầu tham gia BHXH bắt buộc của người lao động và người sử dụng cũng được lãnh đạo BHXH huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện trước khi xây dựng kế hoạch công tác năm. Chính vì thế, kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa những năm qua được xây dựng với mục đích, nội dung rõ ràng, khoa học, khả thi với những con số ước lượng cụ thể. Công thức lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc hàng năm của cơ quan BHXH huyện Định Hóa được tính như sau31:

Kế hoạch thu = Số lao động tham gia BHXH dự toán năm x Mức lương bình quân năm trước x 105% x tỷ lệ đóng

Trong đó: Mức lương bình quân năm trước = Tổng quỹ lương thực tế năm/Số lao động năm trước.

Ví dụ: Kế hoạch thu năm 2019 = Số lao động tham gia BHXH dự toán năm 2019 x Mức lương bình quân năm 2018 x 105% x 24%

Với mục đích, nội dung kế hoạch rõ ràng, đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động và phát triển nguồn thu BHXH bắt buộc, BHXH huyện Định Hóa đã thực hiện tốt việc ổn định và tăng trưởng số lượng người tham gia BHXH bắt buộc. Theo đánh giá sơ bộ 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù yếu tố môi trường (dịch bệnh) làm cho nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh không đạt hiệu quả, nhưng số đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện Định Hóa vẫn được đảm bảo32.

31 Theo Kế hoạch công tác năm 2017, 2018, 2019 của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

32 Theo Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của BHXH huyện Định Hóa.

Bảng 3.1. Số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Định Hóa năm 2017-2019

Chỉ tiêu

Năm

Số đơn vị Số lao động (người)

Thực tế phải tham gia Theo kế hoạch Thực tế đã tham gia Hoàn thành/so sánh kế hoạch (%) Thực tế phải tham gia Theo kế hoạch Thực tế đã tham gia Hoàn thành/so sánh kế hoạch (%) 2017 151 147 149 101,2 4.010 3.910 3.999 102,2 2018 155 147 152 103,2 4.020 3.821 3.822 100 2019 157 148 155 104,3 4.035 3940 4.337 110

(Nguồn: BHXH huyện Định Hóa )

Bảng 3.1 cho thấy số lao động và số đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn huyện Định Hóa tăng dần theo từng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Về số đơn vị tham gia, năm 2017 số đơn vị tham gia thực tế đã đạt 101,2% so với kế hoạch đề ra, năm 2018 đạt 103,2% và đến năm 2019 số đơn vị tham gia thực tế đã đạt 104,3% so với kế hoạch. Về số lao động tham gia BHXH, năm 2017 đạt 102,2% so với kế hoạch, năm 2018 đạt 100% và đến năm 2019 đạt 110,1% so với kế hoạch đề ra. Số đơn vị năm 2017 là 149 đơn vị, với 3.999 lao động, đến năm 2019, số đơn vị đã tăng lên 155 đơn vị (tăng 4,02 %) và số lao động tăng lên 4.337 người (tăng 8,45%), trong đó khối hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 2 khối chiếm tỷ trọng cao nhất và có số lao động tăng nhiều nhất trong tổng số đối tượng thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Định Hóa33.

Kết quả khảo sát của tác giả đối với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Định Hóa cũng cho thấy kết luận tương đồng về những kết quả đạt được trong công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, được tổng hợp trong Bảng dưới đây.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát ý kiến đơn vị sử dụng lao động về công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

KH1: Mục đích, nội dung kế hoạch thu BHXH bắt buộc hàng năm của BHXH huyện cụ thể, rõ ràng, khoa học

241 3 5 4.34 .659

KH2: Đơn vị được đề nghị cung cấp thông tin phục vụ rà soát, khai thác nguồn BHXH bắt buộc hàng năm của BHXH huyện 241 3 5 4.21 .719 KH3: Đơn vị được hướng dẫn lựa chọn hình thức đóng BHXH bắt buộc phù hợp với điều kiện thực tế theo kế hoạch thu của BHXH huyện

241 3 5 4.33 .694

Valid N (listwise) 241

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 7 năm 2020)

Số liệu Bảng 3.2 thể hiện rõ BHXH huyện Định Hóa có kế hoạch thu BHXH bắt buộc hàng năm một cách cụ thể, rõ ràng, khoa học, được đa số các đơn vị sử dụng lao động khẳng định (điểm trung bình 4.34); các đơn vị khẳng định học được đề nghị cung cấp thông tin phục vụ rà soát, khai thác nguồn

BHXH bắt buộc hàng năm của BHXH huyện (điểm trung bình 4.21). Điều đó thể hiện công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện được thực hiện chu đáo, không chỉ là việc rà soát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc của năm trước, mà còn có sự khảo sát, phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu, khả năng phát triển nguồn thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện không chỉ cụ thể về nội dung, mà còn rõ về cách thức triển khai thực hiện, theo đó phần lớn các đơn vị sử dụng lao động khẳng định họ “được hướng dẫn lựa chọn hình thức đóng BHXH bắt buộc phù hợp với điều kiện thực tế theo kế hoạch thu của BHXH huyện” (điểm trung bình 4.33).

3.2.2. Thực trạng tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo đánh giá chung hàng năm34, công tác tổ chức thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa được thực hiện nghiêm chỉnh từ việc phổ biến kế hoạch cho đến phân công, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thu đối với các tổ chuyên môn và các đơn vị sử dụng lao động.

- Thứ nhất, việc phổ biến kế hoạch thu BHXH bắt buộc được triển khai ngay sau khi ban hành với nhiều hình thức kết hợp. Mặc dù không đăng ký chuyên mục riêng với cơ quan truyền thông địa phương, nhưng BHXH huyện đã có sự phối hợp tuyên truyền trong nhiều ngày để các đơn vị sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ, hiểu thống nhất về quyền, nghĩa vụ khi tham gia BHXH bắt buộc; hiểu rõ về mục đích, nội dung, cách thức thực hiện thu BHXH bắt buộc hàng năm để các đơn vị sử dụng lao động triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)