Phương pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 44)

4. Những đóng góp của luận văn

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập các thông tin trên, đối với thông tin thứ cấp, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề; đối với thông tin sơ cấp, tác giả làm sạch bằng cách loại bỏ những phiếu không hợp lệ và sử dụng phầm mềm SPSS để thực hiện việc mã hóa các loại thông tin này.

Để xử lý thông tin thu thập được, tác giả sử dụng một số phương pháp: Phương pháp thống kê, so sánh, dự báo, v.v. từ đó có được những thông tin đầy đủ nhất về thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

a) Phương pháp thống kê

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp này giúp người nghiên cứu khái quát được đặc trưng của tổng thể và trong nghiên cứu điều tra chỉ cần nghiên cứu một bộ phận mang tính điển hình, đặc trưng của tổng thể, có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép.

Thông tin được thu ban đầu - những ý kiến đánh giá của người trả lời về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, khó có thể đưa vào sử dụng phục vụ nghiên cứu nếu không quan xử lý thống kê. Do vậy, tác giả trình bày lại một cách có hệ thống làm cho thông tin thu thập được trở nên gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu.

b) Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế

được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau. Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc hàng năm so với những chỉ tiêu kế hoạch đề ra ban đầu của BHXH huyện Định Hóa. Từ kết quả đó, tác giả có cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH huyện.

c) Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác tổ chức và quản lý công tác thu BHXH đang công tác và đã nghỉ hưu và có những dự báo về tình hình phát triển tăng nguồn thu, tăng cường chất lượng trong công tác quản lý thu trong tương lai. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để xin ý kiến chuyên gia là một số nhà quản lý cơ quan BHXH, nhà nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực liên quan để thu thập, bổ sung thông tin đánh giá, ý tưởng mới nhằm hoàn thiện nội dung luận văn.

d) Phương pháp dự báo

Từ thực tế điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, khả năng phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, những diễn biến về tình hình phát triển kinh tế của địa phương và thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn, tác giả áp dụng phương pháp dự báo nhằm nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển về quy mô phát triển để khai thác nguồn thu BHXH trên địa bàn huyện Định Hoá đến năm 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 44)