Bài học tham khảo đối với Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 38)

4. Những đóng góp của luận văn

1.4.2. Bài học tham khảo đối với Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thá

Nguyên trong quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH một số địa phương cấp huyện trên đây cho thấy, mỗi cơ quan BHXH huyện trên cơ sở những quy định chung của pháp luật, có có thể có những biện pháp quản lý riêng, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, phạm vi quản lý địa bàn. Những thành quả từ thực tiễn quản lý thu BHXH của BHXH huyện Kim Sơn, huyện An Lão, huyện Đông Anh có giá trị tham khảo hữu ích đối với cơ quan BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đó là:

- Thứ nhất, BHXH huyện xây dựng, thực hiện chương trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, dự báo nhằm phân tích đúng tình hình thực tiễn quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện. Chương trình này cần thực hiện nghiêm túc, hàng năm để từ đó có cơ sở xây dựng mục tiêu, kế hoạch chi tiết, khả thi để thực hiện cho năm sau. Đây là cách cơ quan BHXH huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện và thực hiện có kết quả.

- Thứ hai, BHXH huyện xây dựng, thực hiện chương trình hành động cùng doanh nghiệp. Theo đó, cần có sự hợp tác với doanh nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh cũng những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải để từ đó có sự thấu hiểu, cảm thông và có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tham gia BHXH bắt buộc ở những thời điểm nhất định, nhưng vẫn trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động: Doanh nghiệp việc đóng tiền nợ BHXH chia làm nhiều đợt, tùy vào tình hình tài chính của doanh nghiệp cùng với bản cam kết sẽ đóng hết các khoản còn lại trong thời gian nhất định. Đây là cách làm tạo nên sự thành công trong công tác thu nợ BHXH của cơ quan BHXH huyện An Lão.

- Thứ ba, xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan chính quyền và cơ quan liên quan trên địa bàn để gia tăng chế tài đối với các trường hợp đơn vị sử dụng lao động né trách trách nhiệm tham gia BHXH, nợ đọng,

trốn đóng BHXH bắt buộc: Cơ chế phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, Chi cục thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân huyện, cơ quan báo chí, … để thường xuyên tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc,…. Đây là cách thức làm nên thành công trong quản lý thu BHXH của cơ quan BHXH huyện Đông Anh, rất đáng quan tâm tham khảo đối với nhiều cơ quan BHXH huyện.

Kết luận Chương 1

BHXH bắt buộc thể hiện vai trò là chính sách an sinh xã hội quan trọng của quốc gia và quản lý thu BHXH được thực hiện tốt sẽ giúp hình thành, đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng quỹ BHXH quốc gia. Trong Chương 1, bằng phương pháp chủ yêu là phân tích, tổng hợp tài liệu, tác giả đã góp phần làm sáng tỏ khung lý thuyết nghiên cứu quản lý thu BHXH bắt buộc. Một số nội dung lý thuyết trọng tâm được đề cập gồm: Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc; tổ chức thu BHXH bắt buộc; kiểm tra thu BHXH bắt buộc.

Kết quả nghiên cứu lý thuyết của Chương 1 có ý nghĩa quan trọng, giúp cho tác giả có cơ sở, nền tảng lý luận để xây dựng các phương pháp, chỉ tiêu nghiên cứu của Chương 2, phục vụ phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý thu BHXH của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong Chương 3.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn, một số câu hỏi nghiên cứu trọng tâm cần phải trả lời, đó là:

1. Quản lý thu BHXH bắt buộc bao gồm những nội dung cơ bản nào? 2. Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên như thế nào?Có những hạn chế nào trong công tác quản lý BHXH bắt buộc và nguyên nhân từ đâu?

3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên?

4. Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên?

Các câu hỏi nghiên cứu trên được giải quyết sẽ góp phần làm sáng tỏ được khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý thu BHXH bắt buộc, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH của BHXH huyện Định hóa, tỉnh Thái Nguyên. Điều đó giúp cho tác giả hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề tài luận văn đã đề ra.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Nguồn thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài bao gồm cả nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại trên, tác giả lại có phương pháp thu thập riêng để có được những thông tin trung thực, đáng tin cậy nhất để phục vụ cho việc nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

a) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để có được thông tin thứ cấp cần thiết, tác giả thu thập nhiều công trình nghiên cứu trước có liên quan đến BHXH bắt buộc, quản lý thu BHXH bắt

buộc đã được công bố như: Đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách tham khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, các văn bản pháp luật, v.v. Sau khi thu thập các tài liệu trên, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài để thuận tiện cho việc mã hóa các dữ liệu này.

Bên cạnh đó, tác giả thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa, gồm Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Định Hóa; thu thập và tính toán số liệu báo cáo kết quả thực hiện công tác thu BHXH của BHXH huyện Định Hóa trong các năm 2017-2019.

b) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát qua bảng hỏi. Đối tượng điều tra bao gồm các cán bộ tài chính, kế toán của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đây là những người trực tiếp tham mưu, trực tiếp tiến hành thủ tục tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động trong đơn vị. Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của người trả lời bảng hỏi, tác giả phân tích dữ liệu để phục vụ cho việc việc đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế có liên quan đến hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc: Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc; tổ chức thu BHXH bắt buộc; kiểm tra thu BHXH bắt buộc. Quy mô mẫu và nội dung bảng hỏi được trình bày dưới đây:

- Về mẫu bảng hỏi: BHXH huyện Định Hóa hiện đang quản lý thu BHXH bắt buộc đối với 155 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, bao gồm cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương và các doanh nghiệp. Trong việc thiết kế mẫu điều tra, khảo sát, tác giả dự kiến khảo sát ý kiến của 267 cán bộ

tài chính, kế toán của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Định Hóa - những người trực tiếp tham mưu, trực tiếp tiến hành thủ tục tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động trong đơn vị. Việc khảo sát được tiến hành có sự chọn lọc bằng cách hỏi ý kiến và được sự đồng ý mới tiến hành khảo sát, vì đây là lĩnh vực nhiều đơn vị sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp thường dè dặt khi trả lời. Như vậy, việc chọn mẫu điều tra, khảo sát được thực hiện bằng phương pháp phi ngẫu nhiên27.

Với kích thước mẫu khảo sát trên (khảo sát 100% tổng số), về phương diện nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định, mẫu điều tra này là phù hợp. Đối với các dữ liệu sơ cấp thu được từ các bảng hỏi, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để lượng hóa mức độ đánh giá của các đối tượng trả lời nhằm làm sáng tỏ thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Về nội dung bảng hỏi: Gồm phần giới thiệu của tác giả và phần trả lời câu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát.

+ Phần giới thiệu của tác giả về đề tài nghiên cứu được thiết kế nhằm đảm bảo thông tin tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát.

+ Phần trả lời gồm các câu hỏi đóng, được thiết kế với nội dung riêng nhằm thu thập thông tin theo định hướng của tác giả. Việc thiết kế bảng hỏi được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả đặt ra các câu hỏi khảo sát, sau đó, tổ chức lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan. Trên cơ sở các ý kiến góp ý đó, tác hoàn thiện phiếu điều tra, khảo sát cả về hình thức và nội dung trước khi đưa vào sử dụng chính thức.

27 Theo khảo sát ban đầu, có đến 267 cán bộ tài chính, kế toán của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Định Hóa - những người trực tiếp tham mưu, trực tiếp tiến hành thủ tục tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động trong đơn vị. Tác giả tiến hành khảo sát nằng phương pháp phi ngẫu nhiên, trong đó có 241 người đồng ý trả lời và thu về với kết quả 241 phiếu khảo sát hợp lệ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập các thông tin trên, đối với thông tin thứ cấp, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủ đề; đối với thông tin sơ cấp, tác giả làm sạch bằng cách loại bỏ những phiếu không hợp lệ và sử dụng phầm mềm SPSS để thực hiện việc mã hóa các loại thông tin này.

Để xử lý thông tin thu thập được, tác giả sử dụng một số phương pháp: Phương pháp thống kê, so sánh, dự báo, v.v. từ đó có được những thông tin đầy đủ nhất về thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

a) Phương pháp thống kê

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp này giúp người nghiên cứu khái quát được đặc trưng của tổng thể và trong nghiên cứu điều tra chỉ cần nghiên cứu một bộ phận mang tính điển hình, đặc trưng của tổng thể, có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép.

Thông tin được thu ban đầu - những ý kiến đánh giá của người trả lời về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, khó có thể đưa vào sử dụng phục vụ nghiên cứu nếu không quan xử lý thống kê. Do vậy, tác giả trình bày lại một cách có hệ thống làm cho thông tin thu thập được trở nên gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu.

b) Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế

được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau. Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc hàng năm so với những chỉ tiêu kế hoạch đề ra ban đầu của BHXH huyện Định Hóa. Từ kết quả đó, tác giả có cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH huyện.

c) Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác tổ chức và quản lý công tác thu BHXH đang công tác và đã nghỉ hưu và có những dự báo về tình hình phát triển tăng nguồn thu, tăng cường chất lượng trong công tác quản lý thu trong tương lai. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để xin ý kiến chuyên gia là một số nhà quản lý cơ quan BHXH, nhà nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực liên quan để thu thập, bổ sung thông tin đánh giá, ý tưởng mới nhằm hoàn thiện nội dung luận văn.

d) Phương pháp dự báo

Từ thực tế điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, khả năng phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, những diễn biến về tình hình phát triển kinh tế của địa phương và thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn, tác giả áp dụng phương pháp dự báo nhằm nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển về quy mô phát triển để khai thác nguồn thu BHXH trên địa bàn huyện Định Hoá đến năm 2025.

2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.3.1. Đánh giá hiệu lực quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hiệu lực quản lý được nhiều nhà nghiên cứu đề cập với ý nghĩa chung nhất là giá trị tác động của những quyết định quản lý, những sự chỉ đạo, hướng

dẫn của tổ chức, của lãnh đạo đến các đối tượng chịu sự tác động trong phạm vi quản lý của tổ chức. Đối với cơ quan BHXH, việc quản quản lý thu BHXH bắt buộc được thực hiện bằng những biện pháp quản lý - ra quyết định, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan BHXH. Khi các biện pháp quản lý trên được các bộ phận cấp dưới, các đơn vị, cá nhân liên quan nghiêm chỉnh thực hiện, thì hoạt động quản lý lúc này có tính hiệu lực. Do đó, có thể xác định tính hiệu lực quản lý thu BHXH bắt buộc thể hiện qua tiêu chí:

- Thực hiện nghiêm túc và kịp thời các nhiệm vụ thu BHXH bắt buộc theo kế hoạch.

- Bảo đảm thu đúng đối tượng, thu đủ theo kế hoạch thu BHXH bắt buộc, phù hợp với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc thù của địa phương nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Sự phù hợp giữa kết quả thu BHXH bắt buộc và mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, tính hiệu lực còn thể hiện qua việc phân công, phân cấp và sự nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ theo phân công, phân cấp, đảm bảo khai thác, phát triển nguồn BHXH bắt buộc trên địa bàn. Tính hiệu lực này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị và an ninh quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 38)