4. Những đóng góp của luận văn
4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thu BHXH đóng vai trị là nguồn hình thành quỹ BHXH, trong khi quỹ này là xương sống của hệ thống, quyết định mọi hoạt động của cơ quan BHXH. Cho nên, khi quản lý thu BHXH được thực hiện có hiệu quả, sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng quỹ BHXH, đồng thời tạo lập nguồn quỹ để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH huyện Định Hóa như đã nêu và phân tích ở các chương trên, tác giả xác lập quan điểm khoa học nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, đó là:
- Thứ nhất, các cơ quan BHXH huyện cần xác định BHXH bắt buộc là
một chính sách an sinh xã hội chủ yếu để đảm bảo an toàn cho người lao động. Quan điểm này được đưa ra là bởi vì BHXH bao gồm nhiều nội dung, nhưng BHXH bắt buộc có nguồn thu mang tính thường xun, ổn định và nhiều đối tượng tham gia là người lao động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,… Mặc dù có nguồn khai thác lớn và ổn định, nhưng để phát triển bền vững quỹ BHXH, rất cần có chiến lược cụ thể và đặt BHXH bắt buộc ở vị trí trung tâm, chính sách an sinh chủ yếu đảm bảo an toàn cho người lao động.
Trên quan điểm lãnh đạo của Đảng, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, do đó, để con người an tâm trong việc phát huy nội lực của bản thân, phát triển tự do, tồn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, tồn tâm tồn lực làm việc cống hiến cho gia đình và cho xã hội, khơng phải lo lắng cho gia đình hay người thân của mình lúc hoạn nạn, khơng phải lo lắng khi già yếu,
thì con người đó phải có được sự chia sẻ những rủi ro từ cộng đồng và đóng góp phần của mình vào cộng đồng đó. Và trong trường hợp này, BHXH bắt buộc càng thể hiện được vai trị là một chính sách quan trọng.
- Thứ hai, các đơn vị sử dụng lao động phải đặt trách nhiệm tham gia
BHXH bắt buộc cho người lao động là một trong những nhiệm vụ cơ bản, cốt lõi trong hoạt động quản lý, điều hành của đơn vị.
Đây là quan điểm thể hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị sử dụng lao động để hướng đến một xã hội phát triển văn minh, an tồn. Vì rằng, khi đơn vị sử dụng coi việc tham gia BHXH bắt buộc là nghĩa vụ chính của mình, họ sẽ thực hiện trách nhiệm một cách nghiêm chỉnh. Nếu như đặt lợi ích khác, chẳng hạn như lợi ích kinh tế lên trên nghĩa vụ này, thì đơn vị sử dụng lao động tất yếu sẽ xem nhẹ việc tham gia BHXH cho người lao động, từ đó sẽ nảy sinh những hành vi né tránh trách nhiệm, nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.
- Thứ ba, người lao động tham gia BHXH cần thấu hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh ngun tắc đóng góp nhiều thì hưởng nhiều, đóng góp ít hưởng ít, khơng đóng góp thì khơng được hưởng.
Mặc dù mục đích tham gia BHXH bắt buộc là sự chia sẻ rủi ro, sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên, khi người lao động thấu hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc trên, sẽ tạo sự cơng bằng đối với chính họ, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan BHXH thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Điều đó là bởi vì, khi hiểu rõ ngun tắc, người lao động sẽ thể hiện trách nhiệm của mình một cách đầy đủ và có tâm lý yên tâm về việc tham gia BHXH bắt buộc của mình được giải quyết công bằng theo những chế độ được quy định.
Các quan điểm trên có điều kiện thực hiện thuận lợi khi pháp luật, chính sách của Nhà nước phải ln có sự điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời cũng phải thực hiện nghiêm khắc và cần thiết dùng những biện pháp chế tài thật mạnh buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình; đảm bảo được tính cơng bằng giữa các bên tham gia.