Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 33)

4. Những đóng góp của luận văn

1.4. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hộ

hội một số địa phương và bài học tham khảo đối với Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội một số địa phương

a) Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là một trong vài huyện có dân cư đơng, nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Đây . là yếu tố tác động đến quản lý thu BHXH

24 Trương Tuấn (2019), “Doanh nghiệp lách luật, trốn đóng BHXH, BHYT”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, địa chỉ truy cập https://tapchitoaan.vn/bai-viet/kinh-te/dn-lach-luat-tron-dong-bhxh-bhyt, thời gian truy cập 14/11/2019.

bắt buộc của BHXH huyện. Những năm gần đây, trước những sự thay đổi, phát triển nhanh của kinh tế - xã hội địa phương, BHXH huyện Kim Sơn cũng đã có những cách làm thiết thực để hoạt động quản lý thu BHXH đạt kết quả, đó là:

- Thực hiện chương trình truyền thơng rộng rãi, tuyên truyền, quán triệt sâu sắc mục tiêu “mở rộng đối tượng” là nhiệm vụ trọng tâm số một của ngành và thực hiện phương châm “thu đúng, thu đủ, đảm bảo cho quyền lợi BHXH cho người lao động”. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động và đã có những tác dụng tích cực, làm gia tăng nguồn thu và tăng trưởng quỹ BHXH của huyện.

- Thực hiện chương trình nghiên cứu dự báo, đánh giá chính xác những thuận lợi khó khăn tác động đến việc thực hiện thu BHXH bắt buộc hàng năm. Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá đó, BHXH huyện chủ động chỉ đạo chặt chẽ từ khâu rà soát, cân đối, giao chỉ tiêu kế hoạch thu cho BHXH sát với tình hình thực tế ở mỗi địa phương; tăng cường bám sát các đơn vị sử dụng lao động để kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Với những cách làm trên, BHXH huyện Kim Sơn đã không chỉ đánh giá, dự báo đúng nhu cầu và xu hướng phát triển của ngành BHXH trên địa bàn, mà cịn tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các đơn vị sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng giai đoạn 2017-2019 công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch BHXH tỉnh Ninh Bình giao cho: Năm 2019, số thu BHXH bắt buộc được 52 tỷ đồng, đạt 103,56% kế hoạch, khai thác mới được 440 đơn vị tham gia BHXH với trên 1.000 lao động25.

b) Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

Huyện An Lão mặc dù là địa bàn nơng thơn của thành phố Hải Phịng, nhưng lại có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các ngành cơng nghiệp và dịch vụ có mối quan hệ đối tác khơng chỉ trong nước mà cịn mở rộng trên phạm vi quốc tế. Việc quản lý cơng tác thu BHXH trên địa bàn có nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít khó khăn bởi các doanh nghiệp tuy lớn nhưng lại có mối quan hệ kinh tế quốc tế rất chặt chẽ, do đó q trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của đối tác nước ngồi. Năm 2015, tình trạng doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài, khó thu là vấn đề nổi cộm: 32 doanh nghiệp nợ đọng, số tiền nợ đọng là 11 tỷ đồng26. Tuy nhiên, với những biện pháp quản lý thích hợp những năm qua, BHXH huyện An Lão cũng đã đạt được kế hoạch thu BHXH bắt buộc khá ấn tượng, đó là:

- BHXH huyện An Lão triển khai thực hiện chương trình hành động “Sự thấu hiểu và thông cảm giữa chủ nợ và con nợ”, theo đó BHXH huyện ln lắng nghe doanh nghiệp, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của họ với thái độ tôn trọng, chia sẻ. Lãnh đạo BHXH huyện đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân, tìm cách tháo gỡ cùng doanh nghiệp với mục tiêu trước hết là đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Để thực hiện chương trình này, BHXH huyện đã chủ động đề nghị với chủ doanh nghiệp việc đóng tiền nợ BHXH chia làm nhiều đợt, tùy vào tình hình tài chính của doanh nghiệp cùng với bản cam kết sẽ đóng hết các khoản cịn lại trong thời gian nhất định. Việc đóng một phần tiền nợ đọng này được phía cơ quan BHXH ghi nhận và làm thủ tục giải quyết các chế độ tồn đọng của người lao động do doanh nghiệp thiếu nợ trước đây. Việc làm này đã được hầu hết các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng. Nhiều doanh nghiệp ngay lập tức đã trích một phần ngân sách để đóng BHXH, thậm chí cịn nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đi vay ngân hàng để trả nợ BHXH.

26 Theo Báo cáo công tác năm 2015 và Kế hoạch công tác năm 2016 của BHXH huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

- BHXH tăng cường thực hiện biện pháp tuyên truyền, vận động các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với các đơn vị, doanh nghiệp cố tình chây ỳ thực hiện nghĩ vụ đóng BHXH cho người lao động, sẽ được lập danh sách để gửi lên Uỷ ban nhân dân huyện và cơ quan chức năng của thành phố theo dõi, đồng thời đưa vào đánh giá thi đua, khen thưởng dịp cuối năm. Một số trường hợp đơn vị nợ đọng chây ỳ được đưa tin trên truyền hình để mọi người dân được biết thơng tin.

Với những biện pháp trên, BHXH huyện An Lão đã thấu hiểu nỗi khó khăn của của doanh nghiệp, thoát khỏi tâm lý ngại ngần khi tiếp xúc với các đơn vị nợ đọng và quan trọng hơn là để đảm bảo giải quyết chế độ hợp pháp cho người lao động. Điều đó đã giúp cho việc thu nợ đọng BHXH của BHXH huyện An lão đạt những kết quả tích cực. Kết quả là số doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài trên địa bàn huyện đã giảm từ 32 doanh với số tiền nợ đọng là 11 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 8 doanh nghiệp với số tiền nợ đọng là 4,4 tỷ năm 2019.

c) Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Huyện Đơng Anh có địa hình thuận lợi cho sự phát triển: Gần sân bay Nội Bài, gần quận trung tâm của thành phố, trên trục đường quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 18 nối với Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng. Kinh tế - xã hội của huyện những năm gần đây đều đạt con số ấn tượng do có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, tạo điều kiện phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn, nhưng đồng thời cũng đối mặt với những thách thức khi vẫn cịn nhiều doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Tuy nhiên, với cách làm bài bản và kiên quyết của BHXH huyện - xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan, đã làm cho việc quản lý thu BHXH bắt buộc cũng đang đi vào ổn định, cụ thể là:

- Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội xây dựng chương trình hành động liên tịch, thường xuyên trao đổi các thơng tin về tình

hình thực hiện BHXH của các doanh nghiệp. Sau khi cơ quan BHXH huyện kiểm tra, nếu các đơn vị vẫn khơng tích cực khắc phục vi phạm thì sẽ lập danh sách chuyển Phòng Lao động - Thương binh và xã hội để theo dõi, giám sát. Căn cứ vào danh sách này, Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng cơ chế phối hợp với Tòa án nhân dân huyện để xử lý các vụ kiện của cơ quan BHXH đòi nợ các đơn vị sử dụng lao động. Nhờ đó, đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình tố tụng, đảm bảo thụ lý đúng trình tự và thời gian, xét xử theo quy định của pháp luật

- Phối hợp với Chi cục thi hành án dân sự huyện để đảm bảo quá trình thi hành án được kịp thời. Tập huấn kiến thức về Luật thi hành án cho công chức, viên chức của BHXH huyện nhằm trang bị và hướng dẫn những kiến thức cần thiết, những công việc phải làm sau khi có quyết định, bản án của tịa án. Các mối quan hệ này góp phần tạo ra bước chuyển biến lớn trong công tác xử lý vi phạm nói chung.

- Hợp tác tốt với cơ quan báo chí: Sự phê phán của cơng luận thơng qua báo chí có tác dụng tích cực, đa số người dân có thói quen đọc báo và có thái độ phê phán mạnh mẽ các hành vi xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng. Hợp tác tốt với báo chí là một biện pháp có hiệu quả để các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm nộp BHXH bắt buộc cho người lao động. BHXH huyện đã thường xuyên công bố thông tin vi phạm trong lĩnh vực BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời cơ quan báo chí cũng có nhiều bài điều tra, phản ánh các doanh nghiệp trên địa bàn huyện né tránh nhiệm vụ nộp BHXH bắt buộc cho người lao động.

Thông qua các quan hệ phối hợp, cơ chế phối hợp trên, BHXH huyện đã kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật lao động phát sinh, chủ yếu là vi phạm về BHXH, để giảm thiểu các vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đây là cách làm khá cứng rắn, mạnh mẽ phù hợp với địa bàn của Thủ đô đang trên đà phát triển để tiến tới thành lập quận Đông Anh.

1.4.2. Bài học tham khảo đối với Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc Nguyên trong quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH một số địa phương cấp huyện trên đây cho thấy, mỗi cơ quan BHXH huyện trên cơ sở những quy định chung của pháp luật, có có thể có những biện pháp quản lý riêng, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, phạm vi quản lý địa bàn. Những thành quả từ thực tiễn quản lý thu BHXH của BHXH huyện Kim Sơn, huyện An Lão, huyện Đơng Anh có giá trị tham khảo hữu ích đối với cơ quan BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đó là:

- Thứ nhất, BHXH huyện xây dựng, thực hiện chương trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, dự báo nhằm phân tích đúng tình hình thực tiễn quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện. Chương trình này cần thực hiện nghiêm túc, hàng năm để từ đó có cơ sở xây dựng mục tiêu, kế hoạch chi tiết, khả thi để thực hiện cho năm sau. Đây là cách cơ quan BHXH huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện và thực hiện có kết quả.

- Thứ hai, BHXH huyện xây dựng, thực hiện chương trình hành động cùng doanh nghiệp. Theo đó, cần có sự hợp tác với doanh nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh cũng những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải để từ đó có sự thấu hiểu, cảm thơng và có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tham gia BHXH bắt buộc ở những thời điểm nhất định, nhưng vẫn trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động: Doanh nghiệp việc đóng tiền nợ BHXH chia làm nhiều đợt, tùy vào tình hình tài chính của doanh nghiệp cùng với bản cam kết sẽ đóng hết các khoản còn lại trong thời gian nhất định. Đây là cách làm tạo nên sự thành công trong công tác thu nợ BHXH của cơ quan BHXH huyện An Lão.

- Thứ ba, xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan chính quyền và cơ quan liên quan trên địa bàn để gia tăng chế tài đối với các trường hợp đơn vị sử dụng lao động né trách trách nhiệm tham gia BHXH, nợ đọng,

trốn đóng BHXH bắt buộc: Cơ chế phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, Chi cục thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân huyện, cơ quan báo chí, … để thường xuyên tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc,…. Đây là cách thức làm nên thành công trong quản lý thu BHXH của cơ quan BHXH huyện Đông Anh, rất đáng quan tâm tham khảo đối với nhiều cơ quan BHXH huyện.

Kết luận Chương 1

BHXH bắt buộc thể hiện vai trị là chính sách an sinh xã hội quan trọng của quốc gia và quản lý thu BHXH được thực hiện tốt sẽ giúp hình thành, đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng quỹ BHXH quốc gia. Trong Chương 1, bằng phương pháp chủ yêu là phân tích, tổng hợp tài liệu, tác giả đã góp phần làm sáng tỏ khung lý thuyết nghiên cứu quản lý thu BHXH bắt buộc. Một số nội dung lý thuyết trọng tâm được đề cập gồm: Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc; tổ chức thu BHXH bắt buộc; kiểm tra thu BHXH bắt buộc.

Kết quả nghiên cứu lý thuyết của Chương 1 có ý nghĩa quan trọng, giúp cho tác giả có cơ sở, nền tảng lý luận để xây dựng các phương pháp, chỉ tiêu nghiên cứu của Chương 2, phục vụ phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý thu BHXH của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong Chương 3.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn, một số câu hỏi nghiên cứu trọng tâm cần phải trả lời, đó là:

1. Quản lý thu BHXH bắt buộc bao gồm những nội dung cơ bản nào? 2. Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên như thế nào? Có những hạn chế nào trong công tác quản lý BHXH bắt buộc và nguyên nhân từ đâu?

3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên?

4. Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên?

Các câu hỏi nghiên cứu trên được giải quyết sẽ góp phần làm sáng tỏ được khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý thu BHXH bắt buộc, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH của BHXH huyện Định hóa, tỉnh Thái Nguyên. Điều đó giúp cho tác giả hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề tài luận văn đã đề ra.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Nguồn thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài bao gồm cả nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại trên, tác giả lại có phương pháp thu thập riêng để có được những thơng tin trung thực, đáng tin cậy nhất để phục vụ cho việc nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

a) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để có được thơng tin thứ cấp cần thiết, tác giả thu thập nhiều cơng trình nghiên cứu trước có liên quan đến BHXH bắt buộc, quản lý thu BHXH bắt

buộc đã được công bố như: Đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách tham khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, các văn bản pháp luật, v.v. Sau khi thu thập các tài liệu trên, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài để thuận tiện cho việc mã hóa các dữ liệu này.

Bên cạnh đó, tác giả thu thập và tính tốn từ những số liệu đã cơng bố của các cơ quan thống kê, cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 33)