Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)

4. Những đóng góp của luận văn

1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.3.1. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền và trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người sử dụng lao động và người lao động là hai chủ thể trực tiếp tham gia BHXH bắt buộc được pháp luật quy định cụ thể và có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, đối với nhiều người lao động và người sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp, việc tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động có tác động trực tiếp, ảnh hưởng nhiều đến lợi ích kinh tế của họ. Từ đó đã hình thành ở họ nhận thức đặt lợi ích kinh tế cao hơn lợi ích của việc tham gia BHXH bắt buộc. Cho nên đã xảy ra tình trạng tìm cách né tránh trách nhiệm tham gia cả từ phía người lao động và người sử dụng lao động. Một số hình thức né tránh trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc được phát hiện thời gian qua, bao gồm:

- Thứ nhất, người lao động nhận thức còn hạn chế về quyền lợi khi tham gia BHXH và thỏa hiệp với chủ sử dụng lao động để trốn đóng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH

- Thứ hai, doanh nghiệp trốn đóng BHXH bằng những hình thức tinh vi. Doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục gia nhập thị trường, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đi vào hoạt động nhưng cố ý khơng đóng BHXH cho người lao động hoặc cố ý kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH. Với doanh nghiệp này, sau khi thành lập và hoạt động vẫn không chịu làm thủ tục đóng, khi khơng thể từ chối thì chỉ đóng cho một số ít người và khơng truy đóng cho thời gian trước đó.

- Thứ ba, doanh nghiệp gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH bắt buộc cho người lao động: Cố tình kê khai giảm số lao động, mức lương thấp hơn trong hợp đồng lao động để giảm chi phí BHXH phải nộp dù tiền cơng phải trả cao hơn rất nhiều; xây dựng phương án trả lương không rõ ràng, thang bảng lương không phù hợp.

Cho dù là hình thức nào thì việc né trách trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc cũng thể hiện nhận thức chưa đầy đủ hoặc nhận thức kém về quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc của các cơ quan BHXH, đòi hỏi các cơ quan BHXH cần tăng cường biện pháp kiểm tra, thanh tra để chấn chính, xử lý nghiêm minh, kịp thời.

1.3.2. Hành vi vi phạm pháp luật về lao động của người sử dụng lao động

Từ nhận thức chưa đầy đủ hoặc nhận thức kém về quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia BHXH đã dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật về lao động. Đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến nguồn thu BHXH, quỹ BHXH của quốc gia. Thực tế quản lý kinh tế của đất nước những năm đổi mới, hội nhập, phát triển, hàng loạt doanh nghiệp kể cả trong nước và nước ngoài vi phạm pháp luật về lao động khi tìm cách trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. Một số vi phạm được phát hiện và xử lý gồm:

- Cố tình kéo dài thời gian thử việc, thỏa thuận hợp đồng lao động không thành văn, ký hợp đồng lao động mùa vụ 25 ngày nhiều lần liên tục, v.v. Trong năm 2018, lực lượng thanh tra chuyên ngành của BHXH các địa phương phát hiện nhiều trường hợp người lao động được chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao động mùa vụ 25 ngày nhiều lần liên tục trong 2 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng 2-5 ngày, họ lại được ký tiếp Hợp đồng lao động mùa vụ. Theo hồ sơ doanh nghiệp cung cấp, đến tháng 12/2017 người lao động xin thôi việc nhưng đến tháng 4/2018 (4 tháng sau) lại được tiếp nhận vào làm việc với hợp đồng lao động mới và tham gia BHXH từ tháng 4/201823…

- Chấm dứt hợp đồng với người lao động đã làm việc lâu năm, có mức tiền lương cao, thay thế bằng lực lượng lao động mới để giảm chi phí tiền lương, trốn đóng BHXH hoặc đóng BHXH khơng đầy đủ. Tại nhiều doanh nghiệp, khi

23 Anh Quý (2019), “Chiêu bài trốn đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp”, Báo Đầu tư chứng khoán, địa chỉ truy cập https://tinnhanhchungkhoan.vn/chieu-bai-tron-dong-bao-hiem-xa-hoi-cua-doanh- nghiep-post223322.html, thời gian truy cập 24/10/2019.

thanh tra mới phát hiện hàng chục người lao động chưa được tham gia BHXH; thậm chí hàng ngàn người lao động bị đóng thiếu thời gian, đóng thiếu mức tiền so với thực tế24.

1.3.3. Hoạt động kiểm tra của cơ quan bảo hiểm xã hội

Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan BHXH đối với những vi phạm chính sách BHXH của người sử dụng lao động là một trong những yếu tố tác động mạnh đến quản lý thu BHXH bắt buộc. Theo đó, khi hoạt động kiểm tra được tăng cường, xử lý nghiêm minh, sẽ ngăn chặn kịp thời tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động.

Xã hội phát triển không ngừng, nhiều quan hệ phức tạp nảy sinh trong thực tiễn quản lý xã hội nói chung và trong lĩnh vực BHXH nói riêng. Nhiều thực thể tham gia BHXH vì lợi ích của mình mà ln tìm cách né tránh trách nhiệm, lách luật để hạn chế chi phí tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. Do đó, cơng tác kiểm tra của cơ quan BHXH cần phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những biểu hiện vi phạm hoặc những vi phạm của người sử dụng lao động về BHXH. Làm tốt nội dung này sẽ giúp cho công tác quản lý thu BHXH bắt buộc sẽ đạt được mục tiêu một cách thuận lợi, góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển quỹ BHXH quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)