Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu

1.1.4.1. Cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu * Cơ chế điều hành quản lý hoạt động KDXD

Cơ chế điều hành quản lý hoạt động KDXD bao gồm mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp QLNN về KDXD của các bộ, ngành, cơ quan trong việc quản lý KDXD. Mô hình tổ chức, quản lý của các cơ quan QLNN về KDXD tại Việt Nam.

- Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, bộ, ngành và các cơ quan trung ương trong việc quản lý hoạt động KDXD, sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN ở TW trong quản lý thị trường xăng dầu.

- Chức năng, nhiệm vụ của UBNN Tỉnh, sở, ngành và các cơ quan địa phương trong việc quản lý hoạt động KDXD, sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN ở địa phương trong quản lý thị trường xăng dầu.

* Cơ chế điều hành giá xăng dầu

Trong các nội dung QLNN đối với hoạt động KDXD thì cơ chế điều hành giá có vai trò hết sức quan trọng; bởi vì xăng dầu là yếu tố đầu vào của sản xuất, mỗi biến động của giá xăng dầu đều có tác động lớn đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Việc tính toán và điều chỉnh giá xăng dầu mang tính nhạy cảm cao. Vì vậy, các quốc gia đều xây dựng và áp dụng những cơ chế, chính sách riêng trong điều hành giá xăng dầu. Đối với Việt Nam hiện

nay, giá xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Căn cứ vào giá cơ sở, các cơ quan QLNN thực hiện cơ chế điều hành giá xăng dầu theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

* Cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động KDXD

Kiểm tra giám sát là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan QLNN. Xây dựng một cơ chế kiểm tra giám sát trong hoạt động KDXD hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo thị trường KDXD hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch và bảo vệ tốt lợi ích của cá nhân, tổ chức. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KDXD tuân thủ các quy định, pháp luật của nhà nước, chống các hành vi gian lận, tiêu cực, buôn lậu và vi phạm bản quyền trong hoạt động KDXD. Qua đó bảo vệ lợi ích của nhà nước, người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính nhằm đảm bảo hài ba lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

1.1.4.2. Chính sách quản lý về kinh doanh xăng dầu * Chính sách thuế

Thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan, thuế ra đời xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nước và sự tồn tại của thuế không tách rời quyền lực Nhà nước. Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.

Thuế là nguồn thu chủ yếu, ổn định của ngân sách nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, không chỉ để có thu, mà điều chỉnh can thiệp vào nền kinh tế, thực hiện việc điều tiết kinh tế vĩ mô, là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước và cạnh tranh với nước ngoài. Vì vậy, có thể nói, thuế là một trong những công cụ tài chính quan trọng nhất của riêng nhà nước để điều tiết sự phát triển của nền kinh tế và các quan hệ xã hội theo những mục tiêu đã định. QLNN

về kinh tế, mà trong đó thuế là nguồn tài chính quan trọng nhất, do Nhà nước thực hiện và đại diện cho lợi ích của toàn xã hội.

Ở Việt Nam hiện nay, mặt hàng xăng dầu phải chịu các loại thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Các loại thuế này được cộng vào giá thành của xăng dầu. Đối với nước ta, xăng dầu không chỉ là nguồn nhiên liệu không thể thay thế mà còn là mặt hàng mang lại nguồn thu hàng năm hàng chục ngàn tỷ đồng đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế

* Chính sách giá

Giá cả hàng hóa chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố cung - cầu, giá cả của hàng hóa có liên quan, thị trường giá cả thế giới và khả năng kiểm soát giá cả của nhà nước. Mọi quốc gia muốn phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường đều phải thực hiện sự điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong đó nhiệm vụ điều tiết, kiểm soát giá cả là một khâu chính trong hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô. Hiện nay, đa số giá cả hàng hóa đều được điều chỉnh theo cơ chế thị trường đã có vai trò tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng nó cũng kéo theo nhiều hiện tượng tiêu cực. Tình trạng dùng thủ đoạn trong định giá để độc quyền thao túng thị trường đã gây tổn hại cho nền kinh tế.

Do vai trò hết sức quan trọng của xăng dầu đối với sản xuất và đời sống xã hội của mọi quốc gia mà chính phủ nhiều nước đều can thiệp vào giá cả xăng dầu bằng nhiều hình thức và biện pháp điều tiết, khống chế khác nhau. Những biện pháp chủ yếu mà nhà nước có thể sử dụng để điều tiết giá cả xăng dầu là định giá, trợ giá, sử dụng quỹ bình ổn giá và một số biện pháp khác.

- Định giá là biện pháp mà nhà nước dùng công cụ hành chính để tác động vào mức giá. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, chính phủ định giá trực tiếp không có nghĩa là đi ngược lại quy luật cung cầu thị trường mà vẫn phải chụi sự chi phối của quan hệ cung - cầu. Định giá được thể hiện dưới các dạng giá chuẩn, giá sàn, giá trần, giá khung, giá tính.

- Trợ giá là biện pháp mà nhà nước sử dụng công cụ hành chính và tín dụng nhằm biến đổi các mức giá theo tính toán của mình thông qua kênh ưu đãi. Trợ giá có thể được thực hiện bằng nhiều cách như ưu đãi thuế, ưu đãi tín dụng hay trợ cấp tài chính trực tiếp. - Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng dầu tại nước ta, là các doanh nghiệp đầu mối sẽ trích lập Quỹ bình ổn giá theo quy định khi giá xăng dầu thế giới giảm, khi giá xăng dầu thế giới tăng thì các doanh nghiệp đầu mối sẽ được sử dụng Quỹ bình ổn giá theo quy định để giảm nhịp độ tăng của giá xăng dầu trong nước và giá quốc tế nhằm mục đích ổn định thị trường trong nước.

- Ngoài ra nhà nước còn sử dụng các biện pháp khác như khuyến cáo, đăng ký và niêm yết giá, hướng dẫn tính và lập giá,...để điều tiết giá cả. Đây là những biện pháp chi phí rất nhỏ nhưng đôi khi lại có tác dụng lớn. Những biện pháp này ngày càng được các nhà nước chú ý đến nhiều hơn vì nó không tổn hại đến tự do kinh doanh mà không cần đến quỹ tài chính lớn.

Tóm lại, sự tác động của Nhà nước vào giá có thể thông qua nhiều công cụ và biện pháp khác nhau. Tuy nhiên sự can thiệp đó cần phải linh hoạt, kết hợp nhiều công cụ và biện pháp khác nhau thì mới có hiệu quả.

* Chính sách quản lý đo lường và chất lượng xăng dầu

Quản lý chất lượng, số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mọi quốc gia. Đối với xăng dầu thì vấn đề quản lý đo lường, chất lượng càng có ý nghĩa quan trọng vì:

- Xăng dầu muốn tồn tại là một sản phẩm hàng hóa thì trước hết xăng dầu phải được tiêu chuẩn hóa về mặt sản phẩm hay nói cách khác là nói về xăng dầu là phải gắn liền với tiêu chuẩn và chất lượng tức là xăng dầu đạt chất lượng. Bởi vì sử dụng xăng dầu kém chất lượng sẽ giảm hiệu quả hoạt động, gây ăn mòn, giảm tuổi thọ thậm thí là phá hủy động cơ.

- Xăng dầu bao gồm rất nhiều loại, mỗi loại đều có những tiêu chuẩn chất lượng khác nhau do đó giá thành khác nhau. Cho nên việc pha trộn giữa các

loại xăng dầu để hưởng chênh lệch giá thu lợi bất chính thường hay xảy ra. Việc làm này gây nguy hại rất lớn đến tuổi thọ động cơ ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng xã hội.

- Xăng dầu dễ bay hơi, do đó trong quá trình sản xuất, chế biến, giao nhận, vận chuyển và phân phối xăng dầu hơi xăng dầu bay đi gây hao hụt về số lượng và ảnh hưởng đến chất lượng xăng dầu. - Xăng dầu là chất lỏng dễ thay đổi thể tích theo nhiệt độ, cùng với đặc điểm khí hậu tại Việt Nam có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa trong năm do vậy việc đo lường khối lượng xăng dầu phải theo phương pháp khoa học phù hợp.

- Xăng dầu là mặt hàng mà người mua không kiểm soát được số lượng, chất lượng.

Việc quản lý số lượng xăng dầu phải thực hiện thông qua việc kiểm định, kiểm tra các thiết bị đo lường xăng dầu như: cột bơm, lưu lượng kế, bể chứa, xi téc ô tô, tàu, xà lan, va gông…theo đúng tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhà nước.

Việc quản lý chất lượng xăng dầu phải bắt đầu từ việc ban hành các quy định, tiêu chuẩn quản lý chuất lượng xăng dầu của nhà nước. Các doanh nghiệp KDXD phải thực hiện đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn hiện hành về quản lý chất lượng từ khâu sản xuất, pha chế, nhập khẩu, tiếp nhận, tồn trữ, bảo quản, vận chuyển xăng dầu đến bán xăng dầu cho người tiêu dùng. Trong công tác nhập xuất hàng hóa, phải tiến hành kiểm tra, kiểm định chất lượng hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước. Tiếp đến là quản lý tốt chất lượng xăng dầu trong khâu vận chuyển, bảo quản và tồn chứa trong kho. Nếu kiểm tra giám sát tốt những khâu này thì các cơ quan QLNN mới giúp được người tiêu dùng sử dụng xăng dầu đảm bảo chất lượng.

Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng bán hàng không đảm bảo chất lượng, không đúng số lượng trong KDXD diễn ra hết sức phức tạp, kéo dài, gây nhiều

bức xúc cho người tiêu dùng. Do đó, các cơ quan QLNN phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu.

* Chính sách quản lý nhà phân phối và bán lẻ xăng dầu

Xăng dầu là hàng hóa đặc biệt, việc bảo quản, vận chuyển, mua bán phải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ nên việc kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ những điều kiện nhất định, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải có những ràng buộc về năng lực, quy mô và trình độ tối thiểu bắt buộc.

Đối với công tác quản lý nhà nước về điều kiện gia nhập thị trường đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu đang được thực hiện theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu.

* Đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

- Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.

- Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một

phần 10 ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

- Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3 ).

- Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

- Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.

* Đối với các thương nhân phân phối xăng dầu

Các thương nhân có đủ điều kiện dưới đây được làm thương nhân phân phối xăng dầu:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

- Có kho, bể dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

- Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

- Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

- Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Đối với các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)