Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 102)

5. Bố cục của luận văn

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành

- Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung các quy định về quản lý hoạt động KDXD theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhưng phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tăng cường chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, giám sát quản lý thị trường xăng dầu, chống buôn lậu và gian lận thương mại trong KDXD.

- Xây dựng, ban hành các định mức và tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật nhằm chuẩn hóa các điều kiện KDXD.

- Chính phủ nên áp dụng thuế suất nhập khẩu xăng dầu ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KDXD và giúp nhà nước ổn định nguồn thu.

- Chính phủ nên áp dụng chu kỳ điều chỉnh tăng, giảm, công bố giá cơ sở là 05 ngày và có lộ trình thực hiện phương án điều chỉnh giá xăng dầu hàng ngày để giá xăng dầu trong nước phù hợp hơn với giá xăng dầu thế giới.

4.3.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bắc Kạn

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KDXD đầu tư, xây dựng, nâng cấp CHXD theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.

- Kiên quyết yêu cầu xoá bỏ, di dời các CHXD không đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC, kể cả những cửa hàng xây dựng ngoài quy hoạch và nay cũng vẫn không phù hợp hoặc không đủ điều kiện.

- Chỉ đạo chính quyền địa phương, Công an giải quyết tình trạng bán hàng rong gây mất trật tự và an toàn phòng chống cháy nổ tại các CHXD đặc biệt là các CHXD trên quốc lộ.

- Cần có các biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với các CHXD vùng sâu, vùng xa kinh doanh không hiệu quả, nhưng phải xây dựng theo quy hoạch để thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phục vụ nhu cầu của nhân dân.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước, thị trường xăng dầu Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, các chính sách quản lý hoạt động KDXD đã có nhiều thay đổi tích cực theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Hoạt động KDXD diễn ra bình đẳng, lành mạnh, giá cả phù hợp, nguồn cung đầy đủ đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của nước ta. Tuy nhiên, các cơ quan QLNN cả nước nói chung cũng như Bắc Kạn nói riêng cần chú trọng nghiên cứu và thực hiện tốt cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, đồng thời cũng cần thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ nhằm quản lý hiệu quả hoạt động KDXD của các doanh nghiệp. Những năm qua, công tác quản lý hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, song nhìn chung vẫn còn tồn tại, hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tiễn phát triển đặt ra và cần nhanh chóng khắc phục. Những diễn biến phát sinh trên thực tiễn chưa được các cơ quan QLNN cập nhật và xử lý kịp thời, tình trạng đầu cơ, gian lận trong KDXD vẫn thường xảy ra. Còn có nhiều CHXD mặt bằng chật hẹp, chưa bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC theo tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng.

Để phù hợp với định hướng phát triển chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới QLNN đối với hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh, việc vận dụng các lý luận cơ bản vào phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động KDXD trên địa bàn là cần thiết. Từ đó đề xuất một số giải pháp với những nội dung cụ thể để nâng cao vai trò QLNN đối với hoạt động KDXD nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi, bình đẳng; chống các hiện tượng đầu cơ, gian lận thương mại; đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KDXD, đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội cũng như đạt được mục tiêu về yêu cầu an ninh năng lượng và tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của đất nước phát triển

quản lý hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời tới cần tăng cường đổi mới và đưa ra các giải pháp cụ thể trong quá trình thực hiện để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn nói riêng và cả nước nói chung trong từng thời kỳ ./.

1. Bộ Công thương (2009), Thông tư số 36/2009/TT-BCT ngày 14 tháng 12 năm 2009 ban hành quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu, Hà Nội.

2. Bộ Công Thương và Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của chính phủ về KDXD.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Thông tư số 11/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010 quy định về quản lý đo lường, chất lượng trong KDXD.

3. Chính phủ (2009), Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về KDXD.

4. Chính phủ (2013), Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5. Chính phủ (2013), Nghị định 97/2013/NĐ-CP ngày 27/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, KDXD và khí dầu mỏ hóa lỏng. 6. Chính phủ (2013), Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử lý

vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

7. Chính phủ (2014), Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về KDXD.

8. Chính phủ (2015), Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát Môi trường.

9. Nguyễn Duyên Cường (2011), Đổi mới QLNN trong hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 10. Phan Huy Đường (2010), Giáo trình QLNN về kinh tế, Nhà xuất bản Đại

11. Đoàn Thu Hà, Nguyễn Ngọc Huyền (2008), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.

13. Học viện Hành chính Quốc gia (2014), Tài liệu bồi dưỡng Ngạch chuyên viên chính, Nhà xuất bản Bách khoa, Hà Nội.

14. Cảnh Chí Hùng (2014), QLNN đối với hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường đại học Kinh tế, Đại học quốc gia, Hà Nội.

15. Kiều Đình Kiểm (1999), Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

16. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, số: 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.

17. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, số: 45/2014/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013.

18. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, số: 55/2013/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014.

19. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, số: 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.

20. Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình QLNN về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

23. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Nguyễn Quang Tuấn (2008), QLNN trong lĩnh vực KDXD ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế, Đại học quốc gia, Hà Nội.

25.UBTVQH (2014), Pháp lệnh cảnh sát môi trường, số: 10/2014/UBTVQH13 ngày 23 tháng 12 năm 2014.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Hiện tôi đang là học viên cao học trường Đại học Kinh tế Thái Nguyên. Tôi đang thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà

nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”.

Rất mong anh/chị dành thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi dưới đây để tôi có thể thu thập thông tin cho đề tài của mình. Sự giúp đỡ của anh/chị sẽ đóng góp rất lớn vào kết quả luận văn.

Tôi xin cam kết thông tin của anh/chị chỉ được phục vụ với mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nói trên, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho Thầy cô để kiểm chứng khi có yêu cầu. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị!

I. Thông tin chung

1. Họ và tên: ... 2. Chức vụ: ... 3. Địa chỉ: ...

II. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Ông/bà chọn điểm số bằng cách khoanh tròn vào các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau:

Điểm số Ý nghĩa

1 Kém / Hoàn toàn không ảnh hưởng/ Hoàn toàn không đồng ý 2 Yếu / Không ảnh hưởng / Không đồng ý

3 Bình thường

4 Khá / Ảnh hưởng / Đồng ý

TT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 I Đánh giá về chính sách quản lý giá và thuế xăng dầu

1 Chu kỳ thay đổi giá xăng dầu như hiện nay hợp lý 2 Quá trình kiểm tra giám sát giá xăng dầu của các cơ

quan quản lý tốt

3 Thuế, phí trong cấu thành giá xăng dầu hiện nay là hợp lý

4 Việc dán tem niêm phong trên đồng hồ tổng của cột bơm là rất tốt

II Đánh giá về công tác quản lý đo lường chất lượng xăng dầu

1 Hoạt động kiểm tra đo lường và chất lượng xăng dầu được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc

2 Cán bộ thực hiện công tác kiểm tra có chuyên môn,trình độ và trách nhiệm

3 Phương tiện phục vụ công tác kiểm chất lượng xăng dầu tại chỗ hiện đại, tiên tiến

III Đánh giá về quản lý nhà phân phối và bán lẻ xăng dầu

1 Điều kiện cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu phù hợp

2 Thủ tục cấp phép hoạt động cho cửa hàng xăng dầu nhanh gọn

3 Các bộ phận thực hiện công tác cấp phép làm việc hiệu quả, trách nhiệm

IV Đánh giá về chính sách PCCC và BVMT

1 Quy định trong công tác PCCC tại các CHXD hiện nay rất chặt chẽ, đảm bảo an toàn

2 Các quy định về công tác BVMT tại cửa hàng xăng dầu cụ thể, chi tiết

3 Hoạt động kiểm tra PCCC và bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý chất lượng, hiệu quả

4 Các lớp tập huấn và cấp giấy chứng nhận BVMT là cần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)