5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
3.2.1.1.Cơ chế điều hành, quản lý
Trong những năm qua, cơ chế điều hành QLNN đối với hoạt động KDXD chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Mặc dù nhà nước đã xây dựng được hệ thống cơ chế, chính sách để điều hành và kiểm soát hoạt động KDXD, nhưng cơ chế chính
Theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về KDXD Chính phủ giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động KDXD cho Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hoạt động KDXD chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là phân phối xăng dầu và dịch vụ vận chuyển xăng dầu. Để quản lý hoạt động KDXD nhà nước đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn và cách thức phối hợp giữa các cơ quan QLNN về lĩnh vực KDXD. UBND tỉnh Bắc Kạn có trách nhiệm chỉ đạo các Sở, Ban, ngành hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện BLXD, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý KDXD, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý BLXD trên địa bàn tỉnh; giám sát hoạt động KDXD tại địa phương, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành; giám sát chất lượng xăng dầu trên địa bàn quản lý; quy định giờ bán hàng tại cửa hàng BLXD; quy định các trường hợp dừng bán hàng, quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng; quản lý thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng BLXD.
Ngoài ra UBND tỉnh còn có trách nhiệm chỉ đạo việc lập quy hoạch mạng lưới KDXD và ký ban hành công khai quy hoạch mạng lưới KDXD trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan liên quan trong việc lập quy hoạch mạng lưới KDXD trình UBNN tỉnh ban hành phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ; Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện BLXD, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý KDXD, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý BLXD trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra giám sát các thương nhân KDXD tuân thủ các điều kiện và quy định về quyền phân phối xăng dầu, điều kiện đối với Tổng đại lý, điều kiện đối với đại lý BLXD, điều kiện đối với thương nhân nhận quyền BLXD và điều kiện đối với cửa hàng BLXD; Quy
định và giám sát giờ bán hàng tại cửa hàng BLXD; Quy định và giám sát các trường hợp dừng bán hàng, quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng; Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra giám sát điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu; Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá bán xăng dầu của các thương nhân trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan để đưa nhiên liệu sinh học lưu thông trên thị trường trong tỉnh, theo lộ trình quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Sở khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Kạn mà trực tiếp là Chi cục đo lường chất lượng có trách nhiệm chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các quy định quản lý về đo lường, chất lượng của thương nhân KDXD trên địa bàn tỉnh, cụ thể là: Kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho các thiết bị trong mua bán xăng dầu như các cột bơm xăng dầu, các bình đong chuẩn theo quy định; Lấy mẫu, kiểm tra chất lượng xăng dầu; Tập huấn và cấp giấy chứng chỉ nghiệp vụ đo lường chất lượng xăng dầu.
Công an tỉnh Bắc Kạn mà trực tiếp là phòng Cảnh sát môi trường có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động KDXD. Cảnh sát PCCC tỉnh Bắc Kạn có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định về PCCC, cụ thể: kiểm tra định kỳ 3 tháng/01 lần hoặc kiểm tra đột xuất về hồ sơ, phương án, cơ sở vật chất, trang thiết bị PCCC theo quy định; phê duyệt phương án PCCC của các cơ sở KDXD; thẩm duyệt hồ sơ thiết kế PCCC, nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC đối các cơ sở KDXD; có trách nhiệm mở lớp huấn luyện và cấp chứng chỉ PCCC đối với lực lượng lao động làm trong lĩnh vực xăng dầu theo quy định.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn phối hợp với các đơn vị quản lý có liên quan quy định tiêu chuẩn, điều kiện đấu nối của hệ thống giao thông tỉnh lộ với các cửa hàng KDXD. Sở giao thông Vận tải mà trực tiếp là Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có trách nhiệm đăng kiểm và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho ô tô xi téc vận tải xăng dầu. Sở tài nguyên và môi trường có trách
nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động KDXD.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong sản xuất, KDXD. Hướng dẫn, kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất KDXD. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ an toàn vệ sinh lao động lao động cho đối với lực lượng lao động làm trong lĩnh vực xăng dầu theo quy định. Năng lực điều hành, quản lý và phối hợp của các cơ quan QLNN đối với hoạt động KDXD ở địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực thi đưa các chính sách đi vào thực tế.
Thực tiễn cho thấy các cơ chế chính sách dù tốt đến mấy nhưng năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ công chức ở các cấp chính quyền trong việc triển khai thực hiện không tốt dẫn đến kết quả của các cơ chế chính sách không đạt được mục tiêu đề ra. Các cơ quan QLNN ở địa phương phải có nhận thức đúng đắn vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là xây dựng một thị trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Tại tỉnh Bắc Kạn, thực trạng điều hành, quản lý và phối hợp của các cơ quan QLNN đối với hoạt động KDXD ở địa phương chưa được tốt và còn nhiều bất cập. Việc cấp phép, quản lý hoạt động KDXD còn nhiều chồng chéo, nhiều cơ quan quản lý gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
3.2.1.2. Cơ chế điều hành giá xăng dầu
Theo quy định của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP thì giá xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước mà trực tiếp giám sát là liên Bộ Công thương - Tài chính
Ở Tỉnh Bắc Kạn các thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện bán xăng dầu theo giá của đơn vị đầu mối trực tiếp quy định theo vùng 2 hoặc có thể bán với giá thấp hơn giá vùng 2. Tuy nhiên do địa bàn quá xa so với cảng
đầu mối vì vậy 100% các thương nhân kinh doanh trên địa bàn bán theo giá tối đa vùng 2.
Cac đơn vị quản lý trên địa bàn tỉnh không có trách nhiệm xem xét các yếu tố cấu thành giá mà chỉ dựa trên giá cơ sở do liên Bộ Công thương - Tài chính công bố để làm căn cứ theo dõi việc bán hàng của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn theo quy định không được vượt qua 2% giá cơ sở.
3.2.1.3. Cơ chế kiểm tra, giám sát
Thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã quản lý hoạt động KDXD đạt được những kết quả nhất định, từng bước quản lý và kiểm soát hoạt động KDXD. Tuy nhiên, hiện tượng gian lận về chất lượng, đo lường, chưa tuân thủ các quy định, điều kiện kinh doanh, an toàn phòng, chống cháy nổ trong hoạt động KDXD còn diễn biến phức tạp, đặc biệt đã xảy ra một số vụ cháy nổ trong quá trình sử dụng xăng dầu có vụ việc rất nghiêm trọng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp, cơ sở KDXD chưa nghiêm túc; việc cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người tiêu dùng trong mua, sử dụng xăng dầu, bảo đảm an toàn chưa được thực hiện đầy đủ; công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện chưa triệt để, chưa thường xuyên, thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe.
Thực tế cho thấy công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KDXD tại tỉnh Bắc Kạn ngày càng có hiệu quả, việc chấp hành các quy định về kinh doanh ngày càng nghiêm túc. Chất lượng dịch vụ bán hàng xăng dầu về cơ bản đảm bảo theo quy định của các cơ quan quản lý, trước hết là điều kiện về KDXD theo nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của chính phủ về KDXD. Hầu hết các CHXD đều chấp hành nghiêm túc giá bán, giờ bán, bán đúng số lượng, chất lượng xăng dầu. Nhờ làm tốt công tác giám sát mà thị trường xăng dầu đã cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng hơn.
Theo quy định của nhà nước hoạt động kiểm tra được thực hiện là kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và kiểm tra theo chuyên đề. Như vậy cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ban, ngành và UBND các cấp trong tỉnh trong hoạt động kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực KDXD nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra. Tuy nhiên việc kiểm tra hiện nay đôi khi còn chưa có sự phối hợp các Sở, Ban, ngành và các cơ quan trên địa bàn tỉnh dẫn đến tình trạng có tháng mà một doanh nghiệp phải đón tiếp từ 3-5 đoàn kiểm tra của các cơ quan chức năng gây khó khăn cho các đơn vị KDXD, lãng phí thời gian và tiền của đất nước. Trong một lĩnh vực bảo vệ môi trường có đến hai sở là Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Công an cùng tiến hành kiểm tra cùng một nội dung. Đã có những đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra toàn diện mọi mặt của các doanh nghiệp KDXD nhưng công tác kiểm tra mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ, không phản ánh đúng thực tế của đơn vị. Hầu hết các đoàn kiểm tra chỉ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra theo cảm quan chứ chưa có các máy móc thiết bị kiểm tra chuyên dùng. Như các trường hợp kiểm tra về vấn đề môi trường thường căn cứ vào kết quả phân tích chất lượng môi trường của các đơn vị quan trắc môi trường được các doanh nghiệp KDXD thuê thực hiện theo hợp đồng của họ, mà không trực tiếp lấy mẫu phân tích nước, nước thải, phân tích không khí, tiếng ồn,… do đó không phản ánh đúng các vấn đề về môi trường đang xảy ra để yêu cầu các doanh nghiệp KDXD khắc phục kịp thời. Đối với các đoàn kiểm tra PCCC chủ yếu là kiểm tra hồ sơ, trang thiết bị chứ chưa kiểm tra kỹ chất lượng các bình chữa cháy, áp suất nước chữa cháy, rất ít khi đưa ra các tình huống giả định cháy cụ thể để các đơn vị triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy hiện có.
Thực trạng công tác kiểm tra các doanh nghiệp xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy các cơ quan QLNN chủ yếu kiểm tra các doanh nghiệp của nhà nước là các đối tượng tuân thủ tốt các quy định và ít có khả năng vi phạm. Trong khi đó các đối tượng là các doanh nghiệp tư nhân KDXD rất ít bị
kiểm tra. Đây là điều bất hợp lý, bởi vì chính những doanh nghiệp tư nhân năng lực quản lý yếu kém, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác quản lý số lượng chất lượng chưa tốt, công tác an toàn PCCC và bảo vệ môi trường không đảm bảo đã gây ra sự hỗn loạn trong thị trường KDXD hiện nay trên địa bàn tỉnh.