Tăng cường quản lý công tác an toàn PCCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 97 - 100)

5. Bố cục của luận văn

4.2.5. Tăng cường quản lý công tác an toàn PCCC

Để tăng cường công tác QLNN về PCCC trong hoạt động KDXD, trong thời gian tới, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Đối với các cơ quan QLNN

Một là, Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC trong hoạt động KDXD, trong đó chú trọng các chế tài xử phạt mang tính răn đe đối với những vi phạm quy định an toàn PCCC đối với các công trình xăng dầu. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về PCCC, những trường hợp CHXD vi phạm nghiêm trọng các điều kiện về PCCC, có nguy cơ trực tiếp gây cháy cao thì kiên quyết định chỉ hoạt động.

Hai là, với phương châm phòng ngừa là chính, các cơ quan, tổ chức phải đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC. Nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức tuyên truyền, giúp người đứng đầu, người lao động và người dân nâng cao ý thức thực thi pháp luật và kiến thức, kỹ năng vầ PCCC. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu

quả Luật PCCC, các văn bản quy phạm pháp luật và Chỉ thị số 47/CT-TW của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC.

Ba là, Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong QLNN đối với công tác PCCC xăng dầu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ QLNN về PCCC trong tình hình mới. Tăng cường sự phối hợp giữa Cảnh sát PCCC tỉnh với các cơ sở KDXD trong việc thực thi các biện pháp QLNN về PCCC theo quy định của pháp luật; đẩy mạng hướng dẫn để các cơ sở thực hiện tốt công tác PCCC. Tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm tra định kỳ (03 tháng/01 lần) theo quy định, tăng cường kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở KDXD. Tăng cường phối hợp diễn tập phương án PCCC với các cơ sở KDXD đặc biệt là các kho chứa xăng dầu nhằm nâng cao khả năng chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và lực lượng chữa cháy tại các cơ sở KDXD.

Bốn là, tỉnh Bắc Kạn vừa mới thành lập Sở cảnh sát PCCC tháng 11 năm 2015, vì vậy phải xây dựng đội ngũ Cảnh sát PCCC vững về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ pháp luật và kiến thức QLNN về PCCC. Tăng cường mua sắm trang thiết bị, phương tiện chữa cháy, đặc biệt là bọt chữa cháy chuyên dùng cho chữa cháy xăng dầu. Tăng cường công tác huấn luyện lực lượng PCCC để trở thành lực lượng tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh trong tình hình mới. Thành lập các đội PCCC chuyên nghiệp tại các huyện, các khu công nghiệp để kịp thời ứng phó với các tình huống cháy xảy ra.

Năm là, Sở Cảnh sát PCCC căn cứ theo quy hoạch của tỉnh, hướng dẫn công tác thẩm duyệt, thiết kế, nghiệm thu và cấp phép về PCCC đối với các cơ sở KDXD trên địa bàn tỉnh. Sở Cảnh sát PCCC chủ trì hướng dẫn các cơ sở KDXD trên địa bàn tỉnh xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy theo quy định, phê duyệt và tổ chức huấn luyện phương án PCCC cho các cơ sở.

Để đảm bảo an toàn PCCC các doanh nghiệp KDXD phải quản lý tốt 04 khâu:

Thứ nhất, các doanh nghiệp KDXD phải làm tốt công tác công tác tuyên truyền vận động để tất cả công nhân xăng dầu và mọi người dân hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về lĩnh vực KDXD. Tuyên truyền là yếu tố đầu tiên vì suy cho cùng con người vẫn là nhân tố quan trọng nhất, là chủ thể của các hoạt động.

Thứ hai, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp KDXD phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên dùng cho việc cảnh báo, ngăn ngừa, khắc phục các sự cố mất an toàn và đầu tư trang thiết bị PCCC theo quy định. Việc đầu tư được chú trọng đến tất cả các khâu của quá trình tồn chứa, xuất nhập, lưu thông vận chuyển đến tổ chức phân phối tại các cửa hàng.

Thứ ba, nếu chúng ta chỉ tuyên truyền, chỉ đầu tư, mà không huấn luyện thì khi sự cố xảy ra sẽ rất lúng túng. Do đó, các cơ sở KDXD phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho lực lượng này nắm vững kiến thức về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn. Thường xuyên tập luyện sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy đã trang bị, xử lý thuần thục có hiệu quả các tình huống cháy nổ, cứu người và hướng dẫn thoát nạn.

Thứ tư, là các doanh nghiệp KDXD phải chủ động tự kiểm tra định kỳ, đột xuất để xác định tính sẵn sàng của lực lượng và phương tiện chữa cháy cơ sở. Kiểm tra cũng giúp kịp thời phát hiện những sơ hở, sơ suất nếu có để khắc phục ngay.

Khi có cháy, nổ phải tổ chức chữa cháy kịp thời, phát huy phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ” đồng thời nhanh chóng báo cháy cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa

cháy chuyên nghiệp theo số 114 để có những biện pháp chữa cháy hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.

Thực hiện nghiêm chỉnh công tác an toàn phòng cháy chữa cháy tại các kho, cửa hàng KDXD, phòng cháy tốt, chữa cháy giỏi là góp phần đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên, bảo vệ tài sản của chủ doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an toàn cho cộng đồng, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Thứ tư, là các doanh nghiệp KDXD phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương giải quyết tình trạng bán hàng rong gây mất trật tự và an toàn phòng chống cháy nổ tại các CHXD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)