Những mặt còn hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 82)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đạt được công tác QLNN đối với hoạt động KDXD trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Một là, hồ sơ thủ tục về đầu tư xây dựng mới CHXD hết sức phức tạp, quá nhiều cửa, gây lãng phí thời gian và tiền của doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục xin cấp đất và đấu nối đường bộ đối với các cửa hàng KDXD. Việc thực hiện quy hoạch hệ thống cửa hàng BLXD trên địa bàn tỉnh chưa thật tốt. Các cửa

ở trung tâm thành phố, thị trấn, đầu mối giao thông, trong khi đó nhiều vùng nông thôn lại quá thưa các CHXD

Hai là, số lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên ngành về KDXD trong các doanh nghiệp KDXD vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong các cửa hàng, kho xăng dầu phần lớn là lao động phổ thông có chứng chỉ nghề sơ cấp xăng dầu, còn lại số lượng lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học rất ít. Việc quy định trình độ nghiệp vụ đầu vào của nhân viên xăng dầu là chứng chỉ nghiệp vụ KDXD là chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề kinh doanh đặc biệt là mặt hàng xăng dầu. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp KDXD còn lách luật sử dụng lao động dưới hình thức lao động phụ việc để tham gia bán hàng, những lao động này trình độ học vấn rất thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không có, hiểu biết rất hạn chế về an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường. Vì thế tác phong, thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng ở rất nhiều cửa hàng BLXD chưa tốt.

Ba là, công tác điều hành, quản lý của các cơ quan QLNN nhằm tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh trong KDXD còn nhiều bất cập. Hệ thống văn bản của nhà nước quy định về công tác điều hành, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động KDXD rất đầy đủ và chặt chẽ. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KDXD còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập do nhân lực ít, cơ sở vật chất và những trang thiết bị cần thiết thiếu. Cả Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn chỉ có 07 cán bộ công nhân viên, trang thiết bị kiểm tra chất lượng xăng dầu trực tiếp tại các cơ sở không có. Cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương chồng chéo, thiếu đồng bộ; kinh phí phục vụ cho công tác này còn thiếu gây khó khăn cho công tác kiểm tra định kỳ hoặc thường xuyên. Sự phối hợp giữa một số địa phương, ngành để phát hiện ngăn chặn những vi phạm của thương nhân chưa kịp thời và chưa triệt để.

Bốn là, thiết bị phòng cháy, chữa cháy của một số cửa hàng chưa được kiểm tra thường xuyên để bảo đảm hoạt động tốt. Rất nhiều các CHXD của các

doanh nghiệp tư nhân ở các huyện không trang bị đầy đủ trang thiết bị PCCC, thiếu bình chữa cháy loại MFZ35 và một số bình chữa cháy đã hết hạn sử dụng. Năm là, rất nhiều doanh nghiệp KDXD chưa quan tâm đầu tư và làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Các cơ quan QLNN hay kiểm tra doanh nghiệp nhà nước đây là những doanh nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường, trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân thực hiện chưa tốt công tác bảo vệ môi trường thì rất ít kiểm tra. Việc quy định về quản lý chất thải nguy hại gồm giẻ lau nhiễm dầu, bao bì chứa dầu nhờn, cặn bùn nhiễm dầu, dầu nhờn thải ra khi thay dầu cho ô tô, xe máy, bóng đèn, hộp mực in… chưa phù hợp với thực tế tại Việt Nam.

Sáu là, bất cập trong việc quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường xăng dầu: Theo Điều 22, Nghị định 97/2013/NĐ-CP quy định Hành vi gian lận về sử dụng phương tiện đo lường trong KDXD bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Cũng theo quy định tại Điều 10 Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (coi cột đo xăng dầu cũng là phương tiện đo) thì đối với các hành vi tương tự như Nghị định 97/2013/NĐ-CP những quy định vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2 thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại

Qua phân tích thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ta thấy được những hạn chế, tồn tại là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, việc giám sát Quy hoạch mạng lưới KDXD và quy hoạch định hướng mạng lưới kinh doanh khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 thực hiện chưa nghiêm túc dẫn đến sự phân bổ các CHXD không hợp lý

tỉnh Bắc Kạn vẫn tồn tại nhiều CHXD quy mô nhỏ, diện tích chật hẹp, trình độ lao động chưa đạt yêu cầu, cơ sở vật chất thiếu, trang thiết bị lạc hậu, vi phạm khoảng cách an toàn về phòng chống cháy nổ theo quy hoạch nhưng tỉnh chưa cương quyết di dời, giải tỏa. Hồ sơ, thủ tục cấp đất đầu tư xây dựng mới CHXD hết sức tạp, quá nhiều cửa, gây lãng phí thời gian và tiền của doanh nghiệp.

Thứ hai, việc kiểm tra, giám sát hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn yếu kém, thiếu sót. Năng lực quản lý của một số bộ phận trong các cơ quan trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, số lượng nhân lực mỏng, thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí còn hạn chế.

Thứ ba, trong công tác QLNN về KDXD, nước ta chưa tách bạch giữa nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng. Chính việc chưa tách biệt giữa doanh nghiệp có vốn nhà nước và QLNN trong hoạt động KDXD đã dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý thời gian qua.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH BẮC KẠN

4.1. Định hướng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian tớ

4.1.1. Định hướng phát triển KDXD

Hoạt động KDXD tiếp tục vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bảo đảm thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan QLNN, hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.

Tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong KDXD; quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối xăng dầu, bảo đảm cung ứng ổn định xăng dầu trong hệ thống, bảo đảm chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường.

Giá xăng dầu trong nước phản ánh kịp thời diễn biến giá xăng dầu thế giới; tần suất, biên độ điều chỉnh giá xăng dầu phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, tâm lý người tiêu dùng.

Khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

4.1.2. Định hướng phát triển các chủ thể tham gia KDXD

Xu hướng phát triển chung cho thấy, có nhiều yếu tố tác động đến cơ chế KDXD cũng như đến khả năng tham gia của các thành phần kinh tế. Vì vậy, định hướng phát triển các chủ thể tham gia KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ quy hoạch này cần tập trung vào các phương diện sau:[10]

Trước hết, theo cơ chế KDXD hiện nay, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vẫn chủ yếu phát triển KDXD trong lĩnh vực bán lẻ theo hình thức

thành phần kinh tế trên thị trường xăng dầu tỉnh Bắc Kạn hiện nay tập trung trong lĩnh vực bán lẻ, nghĩa là cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng dịch vụ bán lẻ. Do đó, trong định hướng phát triển các chủ thể tham gia KDXD, phương diện đầu tiên cần được chú trọng là nâng cao năng lực phục vụ khách hàng của các chủ thể đã và sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này.

Thứ hai, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang và sẽ tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh các mặt hàng xăng dầu, không chỉ tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, mà còn mở rộng sang lĩnh vực bán buôn. Do đó trong những năm tới, Bắc Kạn cũng cần chú trọng đến phương diện thu hút các nhà KDXD khác tham gia cung ứng và tạo lập mạng lới BLXD trên địa bàn.

Thứ ba, KDXD là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. Việc thực hiện định hướng nâng cao chất lượng phục vụ trong bán lẻ và định hướng thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực bán buôn có thể sẽ ảnh hưởng đến các quy định và gây nên sự hạn chế gia nhập thị trường của thành phần kinh tế tư nhân, của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, một phương diện quan trọng trong định hướng này là cần đảm bảo việc thực hiện tốt nhất các quy định của Nhà nước, nhưng không làm tăng khó khăn cho sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4.1.3. Định hướng QLNN về KDXD

Đối với Việt Nam, nhà nước thống nhất quản lý hoạt động KDXD nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Định hướng QLNN về KDXD trong thời gian tới là tăng cường trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp KDXD, nhà nước không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống cơ chế, chính sách quản

lý của nhà nước chỉ mang tính định hướng nhằm thị trường KDXD cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.

Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về KDXD phải được thực hiện đồng bộ trên tất cả các khâu từ khâu sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển đến khâu phân phối. Các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện khắt khe về cơ sở vật chất, tài chính; đáp ứng các tiêu chuẩn quy định quản lý chất lượng, số lượng; đảm bảm an toàn phòng PCCC, vệ sinh môi trường cũng như tuân thủ quy hoạch tổng thể về mạng lưới KDXD của từng địa phương và Chính phủ.

Chuẩn hóa các điều kiện KDXD bằng cách xây dựng lại các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình hoạt động kinh doanh để các doanh nghiệp KDXD chủ động thực hiện. Các quy định này ngày càng được hoàn thiện và phù hợp các tiêu chuẩn của quốc tế. Trong quy định phải chuẩn hóa các điều kiện về quy mô đầu tư, phân loại, công nghệ, máy móc, trang thiết bị, tiêu chuẩn về an toàn PCCC, bảo vệ môi trường đối với kho, CHXD.

Phát triển khả năng tự điều chỉnh của hoạt động KDXD. Các doanh nghiệp KDXD với quyền tự quyết lớn hơn chính là một trong những điều kiện cơ bản để tạo sự cạnh tranh cho thị trường KDXD góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KDXD, nhằm nâng cao lợi ích cho nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào thị trường KDXD khi có sự biến động quá lớn về giá xăng dầu thế giới và những biến đọng đó làm cho giá xăng dầu trong nước thay đổi đột biến làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Muốn vậy nhà nước phải xây dựng và tạo ra cơ chế kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để tránh tình trạng độc quyền, gian lận thương mại hoặc hiện tượng bắt tay của các doanh nghiệp KDXD để thu lợi bất chính.

Nhà nước cần làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp KDXD nắm bắt được những cam kết hội nhập của Việt Nam để có những dự báo tốt về xu thế biến động của thị trường để có thể chủ động đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhà nước với vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô cần tập trung thực hiện tốt các chức năng cơ bản của mình trong nền kinh tế thị trường đó là đưa ra các định hướng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thực hiện các chức năng điều tiết, hỗ trợ và kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

4.2. Một số giải pháp tăng cường công tác Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

4.2.1. Tạo hành lang pháp lý, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh

KDXD ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vấn đề quan trọng là sự can thiệp của nhà nước vào thị trường KDXD nên dừng ở mức độ nào cho phù hợp. Đối với các quốc gia phát triển thì mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường KDXD rất ít. Còn các quốc gia đang phát triển thì mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường KDXD nhiều hơn, mức độ can thiệp của nhà nước thường vượt quá mức cần thiết để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và nhà nước. Tuy nhiên xu thế chung của các nước trên thế giới là giảm sự can thiệp của nhà nước đối với thị trường KDXD, nhà nước chỉ nên dừng lại ở việc tạo nên khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho thị trường KDXD, còn lại nên để cho cơ chế thị trường quyết định.

Nhà nước nên trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp KDXD, tuyệt đối không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp KDXD với quyền tự chủ lớn hơn và quyền định giá xăng dầu theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về KDXD chính là một trong những điều kiện cơ bản nhất để tạo cạnh tranh cho thị trường KDXD. Nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường xăng dầu trong nước

khi giá cả xăng dầu thế giới biến động lớn làm giá cả xăng dầu trong nước thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy việc mở cửa thị trường xăng dầu là điều tất yếu. Theo cam kết quốc tế đến năm 2025 thị trường BLXD Việt Nam phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy ngay từ bây giờ Việt Nam phải làm thế nào để thị trường xăng dầu Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước nhưng phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp KDXD và lợi ích của người tiêu dùng.

4.2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KDXD các cơ quan QLNN liên quan cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cơ chế kiểm tra, giám sát cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN liên quan như Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Sở Cảnh sát PCCC và các sở ngành liên quan.

Thứ hai, thành lập đội kiểm tra, giám sát liên ngành tỉnh với thành phần là Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và Sở Cảnh sát PCCC trong đó đại diện Sở Công Thương làm đội trưởng. Nhiệm vụ của đội là kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, phòng chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)