Định hướng phát triển KDXD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 86)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Định hướng phát triển KDXD

Hoạt động KDXD tiếp tục vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bảo đảm thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan QLNN, hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.

Tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong KDXD; quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối xăng dầu, bảo đảm cung ứng ổn định xăng dầu trong hệ thống, bảo đảm chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường.

Giá xăng dầu trong nước phản ánh kịp thời diễn biến giá xăng dầu thế giới; tần suất, biên độ điều chỉnh giá xăng dầu phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, tâm lý người tiêu dùng.

Khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

4.1.2. Định hướng phát triển các chủ thể tham gia KDXD

Xu hướng phát triển chung cho thấy, có nhiều yếu tố tác động đến cơ chế KDXD cũng như đến khả năng tham gia của các thành phần kinh tế. Vì vậy, định hướng phát triển các chủ thể tham gia KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ quy hoạch này cần tập trung vào các phương diện sau:[10]

Trước hết, theo cơ chế KDXD hiện nay, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vẫn chủ yếu phát triển KDXD trong lĩnh vực bán lẻ theo hình thức

thành phần kinh tế trên thị trường xăng dầu tỉnh Bắc Kạn hiện nay tập trung trong lĩnh vực bán lẻ, nghĩa là cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng dịch vụ bán lẻ. Do đó, trong định hướng phát triển các chủ thể tham gia KDXD, phương diện đầu tiên cần được chú trọng là nâng cao năng lực phục vụ khách hàng của các chủ thể đã và sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này.

Thứ hai, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang và sẽ tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh các mặt hàng xăng dầu, không chỉ tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, mà còn mở rộng sang lĩnh vực bán buôn. Do đó trong những năm tới, Bắc Kạn cũng cần chú trọng đến phương diện thu hút các nhà KDXD khác tham gia cung ứng và tạo lập mạng lới BLXD trên địa bàn.

Thứ ba, KDXD là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. Việc thực hiện định hướng nâng cao chất lượng phục vụ trong bán lẻ và định hướng thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực bán buôn có thể sẽ ảnh hưởng đến các quy định và gây nên sự hạn chế gia nhập thị trường của thành phần kinh tế tư nhân, của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, một phương diện quan trọng trong định hướng này là cần đảm bảo việc thực hiện tốt nhất các quy định của Nhà nước, nhưng không làm tăng khó khăn cho sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4.1.3. Định hướng QLNN về KDXD

Đối với Việt Nam, nhà nước thống nhất quản lý hoạt động KDXD nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Định hướng QLNN về KDXD trong thời gian tới là tăng cường trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp KDXD, nhà nước không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống cơ chế, chính sách quản

lý của nhà nước chỉ mang tính định hướng nhằm thị trường KDXD cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.

Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về KDXD phải được thực hiện đồng bộ trên tất cả các khâu từ khâu sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển đến khâu phân phối. Các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện khắt khe về cơ sở vật chất, tài chính; đáp ứng các tiêu chuẩn quy định quản lý chất lượng, số lượng; đảm bảm an toàn phòng PCCC, vệ sinh môi trường cũng như tuân thủ quy hoạch tổng thể về mạng lưới KDXD của từng địa phương và Chính phủ.

Chuẩn hóa các điều kiện KDXD bằng cách xây dựng lại các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình hoạt động kinh doanh để các doanh nghiệp KDXD chủ động thực hiện. Các quy định này ngày càng được hoàn thiện và phù hợp các tiêu chuẩn của quốc tế. Trong quy định phải chuẩn hóa các điều kiện về quy mô đầu tư, phân loại, công nghệ, máy móc, trang thiết bị, tiêu chuẩn về an toàn PCCC, bảo vệ môi trường đối với kho, CHXD.

Phát triển khả năng tự điều chỉnh của hoạt động KDXD. Các doanh nghiệp KDXD với quyền tự quyết lớn hơn chính là một trong những điều kiện cơ bản để tạo sự cạnh tranh cho thị trường KDXD góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KDXD, nhằm nâng cao lợi ích cho nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào thị trường KDXD khi có sự biến động quá lớn về giá xăng dầu thế giới và những biến đọng đó làm cho giá xăng dầu trong nước thay đổi đột biến làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Muốn vậy nhà nước phải xây dựng và tạo ra cơ chế kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để tránh tình trạng độc quyền, gian lận thương mại hoặc hiện tượng bắt tay của các doanh nghiệp KDXD để thu lợi bất chính.

Nhà nước cần làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp KDXD nắm bắt được những cam kết hội nhập của Việt Nam để có những dự báo tốt về xu thế biến động của thị trường để có thể chủ động đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhà nước với vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô cần tập trung thực hiện tốt các chức năng cơ bản của mình trong nền kinh tế thị trường đó là đưa ra các định hướng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thực hiện các chức năng điều tiết, hỗ trợ và kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

4.2. Một số giải pháp tăng cường công tác Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

4.2.1. Tạo hành lang pháp lý, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh

KDXD ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vấn đề quan trọng là sự can thiệp của nhà nước vào thị trường KDXD nên dừng ở mức độ nào cho phù hợp. Đối với các quốc gia phát triển thì mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường KDXD rất ít. Còn các quốc gia đang phát triển thì mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường KDXD nhiều hơn, mức độ can thiệp của nhà nước thường vượt quá mức cần thiết để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và nhà nước. Tuy nhiên xu thế chung của các nước trên thế giới là giảm sự can thiệp của nhà nước đối với thị trường KDXD, nhà nước chỉ nên dừng lại ở việc tạo nên khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho thị trường KDXD, còn lại nên để cho cơ chế thị trường quyết định.

Nhà nước nên trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp KDXD, tuyệt đối không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp KDXD với quyền tự chủ lớn hơn và quyền định giá xăng dầu theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về KDXD chính là một trong những điều kiện cơ bản nhất để tạo cạnh tranh cho thị trường KDXD. Nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường xăng dầu trong nước

khi giá cả xăng dầu thế giới biến động lớn làm giá cả xăng dầu trong nước thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy việc mở cửa thị trường xăng dầu là điều tất yếu. Theo cam kết quốc tế đến năm 2025 thị trường BLXD Việt Nam phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy ngay từ bây giờ Việt Nam phải làm thế nào để thị trường xăng dầu Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước nhưng phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp KDXD và lợi ích của người tiêu dùng.

4.2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KDXD các cơ quan QLNN liên quan cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cơ chế kiểm tra, giám sát cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN liên quan như Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Sở Cảnh sát PCCC và các sở ngành liên quan.

Thứ hai, thành lập đội kiểm tra, giám sát liên ngành tỉnh với thành phần là Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và Sở Cảnh sát PCCC trong đó đại diện Sở Công Thương làm đội trưởng. Nhiệm vụ của đội là kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, phòng chống các hiện tượng trốn thuế; vi phạm quy định về số lượng, chất lượng xăng dầu; vi phạm về giá bán, giờ bán hàng; không đảm bảo an toàn PCCC, an toàn vệ sinh lao động… Đội kiểm tra liên ngành hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và thực hiện chế độ báo cáo đột xuất sau mỗi đợt kiểm tra, báo báo định kỳ 06 tháng/01 lần với UBND tỉnh về thực trạng hoạt động KDXD của các doanh nghiệp. Hàng năm phải kiểm tra tất cả các doanh nghiệp, kho, cửa hàng KDXD tránh tình trạng có cơ sở 01 năm kiểm tra 02 đến 03 lần nhưng có một

số cơ sở khác lại không kiểm tra, tránh tình trạng tập trung kiểm tra các doanh nghiệp lớn ở thành phố, thị xã nhưng bỏ qua các doanh nghiệp nhỏ vùng sâu, vùng xa. Chính những doanh nghiệp, cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ hoặc doanh nghiệp, cửa hàng vùng sâu, vùng xa thường xẩy ra tình trạng gian lận thương mại và gây mất an toàn về phòng chống cháy nổ.

Thứ ba, tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về hoạt động KDXD để đối phó và phòng ngừa với các hiện tượng gian lận thương mại trong KDXD như trốn thuế, bán hàng không đúng chất lượng, số lượng,…

Thứ tư, tăng cường đầu tư trang thiết bị kiểm tra hiện đại như: các trang thiết bị chuẩn về đo lường xăng dầu, các máy móc thiết bị về kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu, máy kiểm tra nồng độ xăng dầu trong không khí, máy kiểm tra xăng dầu trong nước thải… để kịp thời kiểm tra và xử lý các cơ sở vi phạm.

Thứ năm, trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện các cơ sở vi phạm thì phải cương quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

4.2.3. Đổi mới cơ chế, chính sách giá và thuế

4.2.3.1. Đổi mới cơ chế, chính sách thuế

Thứ nhất, hiện nay mặt hàng xăng dầu phải chịu 4 loại thuế gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng. Trong đó thuế suất thuế nhập khẩu được nhà nước điều chỉnh tăng giảm trong khung từ 0 đến 40% theo từng thời kỳ để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, việc này làm ảnh hưởng đến sự chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp KDXD. Vì vậy để tạo sự bình đẳng giữa nguồn xăng dầu nhập khẩu và nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, đồng thời cũng tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước nên áp dụng ổn định thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu.

Thứ hai, thực tế trong cánh tính thuế xăng dầu hiện nay tại Việt nam là thuế đang chồng lên thuế. Các chuyên gia kinh tế cho rằng phương pháp tính thuế như thế này vẫn còn rất nhiều điều bất hợp lý. Vì vậy, nhà nước phải thay đổi cách tính thuế để tránh tình trạng thuế chồng thuế như hiện nay.

Thứ ba, theo quy định hiện nay chỉ có các doanh nghiệp đầu mối và các công ty con của các doanh nghiệp đầu mối phải nộp thuế bảo vệ môi trường, địa phương nào có các doanh nghiệp đầu mối và các công ty con của các doanh nghiệp đầu mối thì sẽ thu được nhiều thuế bảo vệ môi trường. Vì vậy, nhà nước nên quy định đối tượng nộp thuế môi trường là tất cả các thương nhân KDXD, việc này sẽ đảm bảo công bằng trong nguồn thu thuế xăng dầu của mọi địa phương trong toàn quốc.

Thứ tư, theo một số chuyên gia kinh tế thì việc nhà nước tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1 000 đồng/lít xăng lên 3 000 đồng/lít xăng, tức tăng 300% hiện nay là tương đối cao. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhà nước không nên coi nguồn thu thuế môi trường từ xăng dầu là để bù đắp cho việc ngân sách thâm thụt do việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế. Vì vậy, nhà nước nên có lộ trình tăng thuế bảo vệ từng bước, đồng thời nên công bố công khai, minh bạch kế hoạch và dự toán về những hoạt động để bảo vệ môi trường của nguồn thu này.

4.2.3.2. Đổi mới cơ chế, chính sách giá

Đổi mới cơ chế, chính sách giá là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả QLNN đối với KDXD. Khi nền kinh tế của nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường thì giá xăng dầu phải do doanh nghiệp quyết định, Nhà nước chỉ có vai trò định hướng và điều tiết khi giá xăng dầu thế giới có sự biến động mạnh. Về nguyên tắc, giá xăng dầu trong nước phải tăng giảm phù hợp với độ tăng giảm của giá xăng dầu thế giới, không được gây thay đổi lớn gây sốc cho thị trường xăng dầu trong nước.

Không nên để giá xăng dầu trong nước cao hơn nhiều so với giá xăng dầu thế giới kéo dài làm gia tăng tình hình nhập lậu xăng dầu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và quyền lợi người tiêu dùng. Cũng không nên để giá xăng dầu trong nước thấp hơn nhiều so với giá xăng dầu thế giới kéo dài làm gia tăng tình hình xuất lậu xăng dầu qua biên giới và gây thất thu thuế ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Giá xăng dầu trong nước phải luôn phù hợp với giá xăng dầu thế giới và đảm bảo lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhà nước phải tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về giá bán của các doanh nghiệp KDXD. Để đảm bảo lợi ích của nhà nước, bảo vệ người tiêu dùng và ổn định thị trường nhà nước luôn phải giám sát chặt chẽ quá trình tăng giảm giá khi có sự biến động của thị trường xăng dầu thể giới. Nhà nước cần có những biện pháp xử phạm nghiêm khắc hơn đối với các doanh nghiệp KDXD vi phạm về giá, nếu tiếp tục tái phạm có thể thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Theo nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của chính phủ về KDXD, chu kỳ tăng, giảm và công bố giá cơ sở là 15 ngày là tương đối dài chưa theo kịp với thay đổi giá xăng dầu của thị trường thế giới. Vì vậy nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)