Đổi mới cơ chế, chính sách giá và thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 91 - 95)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Đổi mới cơ chế, chính sách giá và thuế

4.2.3.1. Đổi mới cơ chế, chính sách thuế

Thứ nhất, hiện nay mặt hàng xăng dầu phải chịu 4 loại thuế gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng. Trong đó thuế suất thuế nhập khẩu được nhà nước điều chỉnh tăng giảm trong khung từ 0 đến 40% theo từng thời kỳ để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, việc này làm ảnh hưởng đến sự chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp KDXD. Vì vậy để tạo sự bình đẳng giữa nguồn xăng dầu nhập khẩu và nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, đồng thời cũng tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước nên áp dụng ổn định thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu.

Thứ hai, thực tế trong cánh tính thuế xăng dầu hiện nay tại Việt nam là thuế đang chồng lên thuế. Các chuyên gia kinh tế cho rằng phương pháp tính thuế như thế này vẫn còn rất nhiều điều bất hợp lý. Vì vậy, nhà nước phải thay đổi cách tính thuế để tránh tình trạng thuế chồng thuế như hiện nay.

Thứ ba, theo quy định hiện nay chỉ có các doanh nghiệp đầu mối và các công ty con của các doanh nghiệp đầu mối phải nộp thuế bảo vệ môi trường, địa phương nào có các doanh nghiệp đầu mối và các công ty con của các doanh nghiệp đầu mối thì sẽ thu được nhiều thuế bảo vệ môi trường. Vì vậy, nhà nước nên quy định đối tượng nộp thuế môi trường là tất cả các thương nhân KDXD, việc này sẽ đảm bảo công bằng trong nguồn thu thuế xăng dầu của mọi địa phương trong toàn quốc.

Thứ tư, theo một số chuyên gia kinh tế thì việc nhà nước tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1 000 đồng/lít xăng lên 3 000 đồng/lít xăng, tức tăng 300% hiện nay là tương đối cao. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhà nước không nên coi nguồn thu thuế môi trường từ xăng dầu là để bù đắp cho việc ngân sách thâm thụt do việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế. Vì vậy, nhà nước nên có lộ trình tăng thuế bảo vệ từng bước, đồng thời nên công bố công khai, minh bạch kế hoạch và dự toán về những hoạt động để bảo vệ môi trường của nguồn thu này.

4.2.3.2. Đổi mới cơ chế, chính sách giá

Đổi mới cơ chế, chính sách giá là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả QLNN đối với KDXD. Khi nền kinh tế của nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường thì giá xăng dầu phải do doanh nghiệp quyết định, Nhà nước chỉ có vai trò định hướng và điều tiết khi giá xăng dầu thế giới có sự biến động mạnh. Về nguyên tắc, giá xăng dầu trong nước phải tăng giảm phù hợp với độ tăng giảm của giá xăng dầu thế giới, không được gây thay đổi lớn gây sốc cho thị trường xăng dầu trong nước.

Không nên để giá xăng dầu trong nước cao hơn nhiều so với giá xăng dầu thế giới kéo dài làm gia tăng tình hình nhập lậu xăng dầu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và quyền lợi người tiêu dùng. Cũng không nên để giá xăng dầu trong nước thấp hơn nhiều so với giá xăng dầu thế giới kéo dài làm gia tăng tình hình xuất lậu xăng dầu qua biên giới và gây thất thu thuế ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Giá xăng dầu trong nước phải luôn phù hợp với giá xăng dầu thế giới và đảm bảo lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhà nước phải tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về giá bán của các doanh nghiệp KDXD. Để đảm bảo lợi ích của nhà nước, bảo vệ người tiêu dùng và ổn định thị trường nhà nước luôn phải giám sát chặt chẽ quá trình tăng giảm giá khi có sự biến động của thị trường xăng dầu thể giới. Nhà nước cần có những biện pháp xử phạm nghiêm khắc hơn đối với các doanh nghiệp KDXD vi phạm về giá, nếu tiếp tục tái phạm có thể thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Theo nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của chính phủ về KDXD, chu kỳ tăng, giảm và công bố giá cơ sở là 15 ngày là tương đối dài chưa theo kịp với thay đổi giá xăng dầu của thị trường thế giới. Vì vậy nhà nước cần rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tăng, giảm giá xuống khoảng 05 ngày và có lộ trình thực hiện phương án điều chỉnh giá xăng dầu hàng ngày để giá xăng dầu trong nước phù hợp hơn với giá xăng dầu thế giới. Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu madút 600 đồng/kg, dầu hỏa 950 đồng/lít là tương đối thấp, do đó đa số các doanh nghiệp không muốn kinh doanh mặt hàng dầu madút và dầu hỏa. Vì vậy nhà nước cần tăng chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu madút và dầu hỏa để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kinh doanh các mặt hàng này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng.

Hiện nay tình trạng sử dụng chiết khấu trích cho đại lý và khách hàng nhằm giành gật thị phần bằng mọi giá diễn ra tương đối nhiều. Có những lúc các doanh nghiệp đầu mối đã tăng chiết khấu cho đại lý lên đến 1 500 đồng/lít thậm chí có doanh nghiệp đầu mối còn giảm thêm cước vận chuyển 500 đồng/lít mà thực chất là tăng chiết khấu cho đại lý lên 2 000 đồng/lít. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động KDXD mà chủ yếu là gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, trong định mức chi phí KDXD nhà nước nênquy định khung chiết khấu cụ thể, nếu doanh nghiệp nào vi phạm thì sẽ xử lý nghiêm khắc.

Việc quy định giá xăng dầu vùng 2 đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm là chưa hợp lý và sát với thực tế. Vì vậy nhà nước cần tiến hành khảo sát chi phí KDXD thực tế tại vùng 2 đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu để đưa ra mức giá phù hợp để thu hút các nhà đầu tư tham gia hoạt động KDXD tại các địa bàn vùng sâu vùng xa có chi phí cao.

Thực tế tại nước ta, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu có có những tác dụng rất tích cực giúp bình ổn thị trường xăng dầu trong nước, góp phần vào việc bình ổn giá cả các mặt hàng khác và giúp chính phủ kiểm soát được tình hình lạm phát. Mô hình Quỹ bình ổn giá được thành lập tại các doanh nghiệp đầu mối, hoạch toán riêng và chỉ được sử dụng vào mục đích bình ổn giá cho nên khi cần sử dụng, các doanh nghiệp rất chủ động. Song để tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng Quỹ bình ổn giá vào mục đích khác, thì số tiền trích được nên gửi riêng vào một tài khoản riêng tại ngân hàng và việc thu chi của tài khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)