Định hướng QLNN về KDXD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 87 - 89)

5. Bố cục của luận văn

4.1.3. Định hướng QLNN về KDXD

Đối với Việt Nam, nhà nước thống nhất quản lý hoạt động KDXD nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Định hướng QLNN về KDXD trong thời gian tới là tăng cường trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp KDXD, nhà nước không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống cơ chế, chính sách quản

lý của nhà nước chỉ mang tính định hướng nhằm thị trường KDXD cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.

Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về KDXD phải được thực hiện đồng bộ trên tất cả các khâu từ khâu sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển đến khâu phân phối. Các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện khắt khe về cơ sở vật chất, tài chính; đáp ứng các tiêu chuẩn quy định quản lý chất lượng, số lượng; đảm bảm an toàn phòng PCCC, vệ sinh môi trường cũng như tuân thủ quy hoạch tổng thể về mạng lưới KDXD của từng địa phương và Chính phủ.

Chuẩn hóa các điều kiện KDXD bằng cách xây dựng lại các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình hoạt động kinh doanh để các doanh nghiệp KDXD chủ động thực hiện. Các quy định này ngày càng được hoàn thiện và phù hợp các tiêu chuẩn của quốc tế. Trong quy định phải chuẩn hóa các điều kiện về quy mô đầu tư, phân loại, công nghệ, máy móc, trang thiết bị, tiêu chuẩn về an toàn PCCC, bảo vệ môi trường đối với kho, CHXD.

Phát triển khả năng tự điều chỉnh của hoạt động KDXD. Các doanh nghiệp KDXD với quyền tự quyết lớn hơn chính là một trong những điều kiện cơ bản để tạo sự cạnh tranh cho thị trường KDXD góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KDXD, nhằm nâng cao lợi ích cho nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào thị trường KDXD khi có sự biến động quá lớn về giá xăng dầu thế giới và những biến đọng đó làm cho giá xăng dầu trong nước thay đổi đột biến làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Muốn vậy nhà nước phải xây dựng và tạo ra cơ chế kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để tránh tình trạng độc quyền, gian lận thương mại hoặc hiện tượng bắt tay của các doanh nghiệp KDXD để thu lợi bất chính.

Nhà nước cần làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp KDXD nắm bắt được những cam kết hội nhập của Việt Nam để có những dự báo tốt về xu thế biến động của thị trường để có thể chủ động đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhà nước với vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô cần tập trung thực hiện tốt các chức năng cơ bản của mình trong nền kinh tế thị trường đó là đưa ra các định hướng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thực hiện các chức năng điều tiết, hỗ trợ và kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)