Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 44 - 46)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên sách báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và có liên quan tại Sở Công thương tỉnh Bắc Kạn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, các trang thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn về kết quả kinh doanh xăng dầu của địa phương giai đoạn 2017-2019.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng điều tra

Trong luận văn, tác giả thu thập thông tin sơ cấp bằng cách phát phiếu điều tra phỏng vấn 02 nhóm: (1) Cán bộ quản lý tại các cơ quan nhà nước tham gia vào công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, bao gồm: UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài Chính, Sở Công Thương và Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn; (2) Các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

- Đối với các cơ quan quản lý, mỗi đơn vị, tác giả phỏng vấn 03 lãnh đạo, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý xăng dầu. Tổng số cán bộ quản lý được phỏng vấn là 15 người.

- Đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, tác giả sẽ điều tra cửa hàng trưởng. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu và cách thức phân tổ mẫu ngẫu nhiên. Do số lượng cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019 chỉ có 105 cửa hàng nên tác giả sẽ điều tra tổng thể mẫu trên.

c. Mẫu phiếu điều tra

Để đánh giá công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin về đối tượng điều tra như họ tên, chức vụ, địa chỉ... - Phần II: Đánh giá của người được điều tra về công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Sau khi gửi câu hỏi đến các đối tượng điều tra, tác giả thu thập bảng câu hỏi và loại bỏ những phiếu điều tra sai và không hợp lệ, tác giả tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Excel. Trong mỗi bảng câu hỏi tác giả sẽ sử dụng hệ thống kết hợp giữa câu hỏi mở và đóng để đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Việc sử dụng phần mềm Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để tính điểm trung bình cho từng chỉ tiêu. Căn cứ vào kết quả tính toán tác giả biết được những chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đã đạt được.Tác giả sử dụng phương pháp cho điểm trung bình, xác định như sau:

: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá.

Bảng 2.1. Thang đo Likert

Thang đo Phạm vi Ý nghĩa

5 4.21-5.0 Rất tốt

4 3.41-4.2 Tốt

3 2.61-3.4 Khá

2 1.81-2.6 Trung bình

1 1.0-1.8 Yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)