Tăng cường bảo vệ môi trường trong KDXD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 100 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.2.6. Tăng cường bảo vệ môi trường trong KDXD

Để quản lý tốt công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động KDXD thì các cơ quan QLNN và các doanh nghiệp KDXD cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức tại địa phương trong việc chỉ đạo giám sát các hoạt động về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động KDXD trên địa bàn địa phương.

Thứ hai, khi phê duyệt xây dựng các CHXD cần đảm bảo số lượng và chất lượng các hạng mục cần thiết như hệ thống thu gom nước mưa, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, hệ thống thu gom và lắng tách nước thải nhiễm dầu. Yêu cầu các doanh nghiệp phải lập cam kết bảo vệ môi trường đối với CHXD hoặc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với kho xăng dầu. Đồng thời cam kết rõ ràng thông qua các biện pháp về tiếp tục giảm lượng chất thải vào đất, nước, không khí…, có phương án, cách thức tối ưu để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của mình.

Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, giáo dục giúp cán bộ công nhân viên và nhân dân nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường, giúp họ hiểu

được các tác hại của hơi xăng dầu, nước thải nhiễm dầu và chất thải nguy hại từ xăng dầu. Để từ đó thiết lập những kế hoạch và mục tiêu ưu tiên để thực hiện cắt giảm chất thải độc hại gây ra đối với môi trường và triển khai kế hoạch cắt giảm chất thải nhằm bảo vệ môi trường nhất là khi phát triển các cửa hàng KDXD mới. Doanh nghiệp KDXD phải kê khai các chất thải nguy hại rỉ với số lượng xác định, phương án cắt giảm, xử lý lượng thoát thải đó.

Thứ tư, tổ chức quan trắc và định kỳ đánh giá những tác động do hoạt động KDXD gây ra đối với môi trường, sự an toàn sức khoẻ của công nhân và cộng đồng để xác định được những trọng điểm cần ưu tiên xử lý. Doanh nghiệp KDXD cần tiến hành theo dõi, kiểm soát hoạt động kỹ thuật để cải thiện khả năng phòng chống và phát hiện sớm các sự cố rò rỉ có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi xây dựng kho, CHXD bao gồm các biện pháp công nghệ; các biện pháp quản lý và vận hành sản xuất; biện pháp sử dụng cây xanh; các biện pháp quản lý, hạn chế chất gây ô nhiễm.

Thứ năm, cơ quan QLNN cần xử lý nghiêm đối với các cơ sở KDXD không đảm bảo tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật môi trường và các văn bản pháp luật khác.

4.2.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là khâu đầu tiền và là cầu nối để đưa các chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức và công dân, hướng mọi người “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Các Sở, ban ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định các quy định của pháp luật, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua các phương tiện truyền thông, các hội nghị, mở

các lớp đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)