Thị trường xăng dầu nội địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 77)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Thị trường xăng dầu nội địa

Trên cả nước đến cuối thang 7/2019 có 19 đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu gồm:

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Tập đoàn dầu khí Việt Nam

Công ty thương mại kỹ thuật đầu tư (Petec); Công ty hóa dầu quân đội (Mipec)

Công ty TNHH MTV dầu khí TP Hồ Chí Minh (Saigon Petro) Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex)

Tổng công ty xăng dầu quân đội Công ty xăng dầu Hằng hải Việt Nam

Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ Công ty TNHH điện lực Hiệp Phước

Công ty CP xăng dầu hàng không (Vinapco)

Công ty CP nhiên liệu bay Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà Công ty lọc hóa dầu Nam Việt (Nam Việt oil)

Công CP dầu khí Đông Dương

Công ty xăng dầu và Dịch vụ Hằng hải STS Công ty CP TM Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu Công ty CP xăng dầu Thái Sơn Bộ quốc phòng Công ty CP Dương Đông Hóa Phú

Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn mới chỉ xuất hiện 2 đầu mối cung ứng xăng dầu thông qua các công ty con hoặc đại lý gồm: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Trong tổng số các cửa hàng bán xăng dầu trên toàn tỉnh năm 2019 thì Công ty cổ phần xăng dầu Bắc Thái (Công ty con của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam) sở hữu nhiều cửa hàng bán xăng dầu nhất và có vai trò lớn trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường; Đầu mối còn lại sở hữu số lượng ít cửa hàng hoặc có các đại lý trực thuộc chủ yếu nằm ở những khu tập trung dân cư và đô thị.

3.3.2. Năng lực quản lý điều hành của nhà nước

Năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến các địa phương có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng các cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về doanh xăng dầu và thực thi, đưa các chính sách đi vào thực tế cuộc sống. Thực tế cho thấy nhiều khi các cơ chế chính sách được đánh giá tốt nhưng không triển khai thực hiện được hoặc không đạt được các mục tiêu mong đợi do năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ công chức ở các cấp chính quyền. Ví dụ điển hình trong kinh doanh xăng dầu đó là

cơ chế chính sách định giá, các quy định về điều kiện kinh doanh… được quy định khá chặt chẽ nhưng trong tổ chức thực hiện chúng ta không đủ năng lực kiểm tra kiểm soát nên làm cho cơ chế chính sách giá, các quy định còn nhiều bất cập.

Thực tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu còn mỏng, trình độ còn hạn chế, thiếu cán bộ quản lý thực sự am hiểu về xăng dầu do đó công tác quản lý còn nhiều hạn chế.Ví dụ như đối với các hiện tượng gian lận tinh vi như dùng phần mềm can thiệp trực tiếp vào vi mạch chính của trụ bơm, tạo sai lệch kết quả đo lường. Để phát hiện ra hành vi gian lận trên phần mềm máy tính đòi hỏi người kiểm tra phải có trình độ cao về công nghệ thông tin, trong khi đó, năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý thị trường còn hạn chế. Tình trạng gian lận về đo lường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu vẫn đang diễn biến phức tạp. Các hành vi gian lận rất tinh vi như cưa rãnh đầu vít bộ điều chỉnh xung, vừa nhỏ đủ để tháo dây kẹp chì để điều chỉnh sai số, sau đó sử dụng chip điện tử điều chỉnh sai số qua bộ hiển thị ở cột đo. Hoặc trên IC điều khiển mạch điện tử của cột đo xăng dầu được sử dụng song song 2 chương trình, 1 chương trình đúng và 1 chương trình để gian lận. Việc chuyển đổi 2 chương trình này rất đơn giản và nhanh chóng nên cơ quan kiểm tra rất khó phát hiện. Bên cạnh đó việc đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu còn hạn chế so với sự phát triển không ngừng của trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ về đo lường.

3.3.3. Năng lực của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Ngành xăng dầu có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhiều ngành nghề trong xã hội. Xăng dầu là nhiên liệu chất đốt mà nhiều ngành cần dùng đến như ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải… Là một yếu tố trong giá thành nên khi giá xăng dầu thay đổi sẽ kéo theo sự sự thay đổi giá của các sản phẩm mặt hàng có

liên quan. Vì vậy, sự phát triển của ngành xăng dầu có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Các tiêu thức đánh giá năng lực của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gồm:

- Khả năng tài chính: Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ lệ thu hồi vốn, khả năng thanh toán... Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn là lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tác đầu tư về liên doanh liên kết.Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết định chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

- Nguồn nhân lực và quản trị nhân lực: Đây được coi là vấn đề có ý nghĩa sống còn với mọi doanh nghiệp.

- Công nghệ, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật: Tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu yếu tố này thể hiện ở hệ thống cửa hàng, kho, bể, hệ thống cột bơm xăng dầu, bảng biển, nhận diện thương hiệu…

- Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp: Thương hiệu thể hiện uy tín của doanh nghiệp, nó cũng thể hiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, đặc trưng sản phẩm của doanh nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Công ty cổ phần xăng dầu Bắc Thái và Công ty cổ phần Điện lực dầu khí Bắc Kạn là hai doanh nghiệp đầu mối lớn nhất có quy mô và năng lực cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp trên có đội ngũ quản trị chuyên nghiệp, cơ sở vật chất công nghệ được đầu tư hiện đại nên hoạt động có hiệu quả, minh bạch luôn thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cũng như các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh xăng dầu. Việc kiểm tra thanh tra của các cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp lớn dễ dàng, thuận lợi

không đồng đều. Bên cạnh các cửa hàng xăng dầu lớn được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn vẫn còn nhiều cửa hàng của các doanh nghiệp tư nhân có cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật cũ, không đồng bộ ảnh hưởng đến việc đo lường xăng dầu gây khó khăn cho công tá quản lý. Mặc dù nhà nước đã ban hành khá đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu và hướng dẫn kinh doanh mặt hàng xăng dầu như yêu cầu về mặt bằng, kho bãi, an toàn cháy nổ, vận chuyển, bán hàng,…tuy nhiên hiện nay hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu nói chung thường chỉ đảm bảo được một phần các yêu cầu tối thiểu về quy định thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như hình thức bốc xếp, bảo quản xăng dầu…

Một số chủ thể kinh doanh xăng dầu chưa có ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn chất lượng cũng như phòng cháy chữa cháy, các tiêu chuẩn chỉ được đảm bảo trên giấy tờ. Mặt khác trình độ các chủ doanh nghiệp có hạn, nhận thức về pháp luật chưa cao do đó các hành vi vi phạm các quy định về kinh doanh xăng dầu vẫn diễn ra khó quản lý.

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.4.1. Những mặt đã đạt được

Một là, trong thời gian qua công tác QLNN đối với hoạt động KDXD trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng đã có nhiều thay đổi tích cực. Hệ thống cơ chế, chính sách trong quản lý hoạt động KDXD của nhà nước ngày càng hoàn thiện và đã tác động tích cực góp phần ổn định và phát triển thị trường KDXD. Các cơ chế, chính sách của nhà nước đã hạn chế tình trạng độc quyền trong thị trường KDXD của các doanh nghiệp nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để thu hút nhiều doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác tham gia vào thị trường xăng dầu.

Hai là, giá bán xăng dầu tại tỉnh Bắc Kạn đã được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá BLXD theo nguyên tắc, trình tự quy định tại nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của chính phủ về KDXD. Các thương nhân KDXD thực hiện giá BLXD theo hai mức của vùng 1 và vùng 2. Các cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh đã làm tốt trách nhiệm giám sát việc bán hàng của các doanh nghiệp KDXD không được vượt giá tối đa theo quy định của nhà nước. Việc điều chỉnh giá xăng dầu tại Bắc Kạn áp dụng kịp thời theo sự điều chỉnh giá chung của cả nước đã góp phần ổn định, phát triển kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh.

Ba là, công tác đảm bảo PCCC và bảo vệ môi trường luôn được các doanh nghiệp KDXD quan tâm nên trong thời gian qua chưa xảy ra một vụ cháy nổ nghiêm trọng hay sự cố môi trường nào ở các cơ sở KDXD.

Bốn là, các chủ thể KDXD thực hiện giá BLXD theo giá quy định của các doanh nghiệp đầu mối trong từng thời kỳ.

Năm là, công tác quản lý có tiến bộ, việc lập sổ, cập nhật thường xuyên danh sách các thương nhân kinh doanh BLXD trên địa bàn, các cơ quan QLNN đã có sự phối hợp để tổ chức quản lý, hướng dẫn kiểm tra kiểm soát các cửa hàng BLXD, đã cơ bản phát huy được tác dụng của quy hoạch trong định hướng phát triển, hạn chế được tình trạng tự phát.

3.4.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đạt được công tác QLNN đối với hoạt động KDXD trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Một là, hồ sơ thủ tục về đầu tư xây dựng mới CHXD hết sức phức tạp, quá nhiều cửa, gây lãng phí thời gian và tiền của doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục xin cấp đất và đấu nối đường bộ đối với các cửa hàng KDXD. Việc thực hiện quy hoạch hệ thống cửa hàng BLXD trên địa bàn tỉnh chưa thật tốt. Các cửa

ở trung tâm thành phố, thị trấn, đầu mối giao thông, trong khi đó nhiều vùng nông thôn lại quá thưa các CHXD

Hai là, số lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên ngành về KDXD trong các doanh nghiệp KDXD vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong các cửa hàng, kho xăng dầu phần lớn là lao động phổ thông có chứng chỉ nghề sơ cấp xăng dầu, còn lại số lượng lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học rất ít. Việc quy định trình độ nghiệp vụ đầu vào của nhân viên xăng dầu là chứng chỉ nghiệp vụ KDXD là chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề kinh doanh đặc biệt là mặt hàng xăng dầu. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp KDXD còn lách luật sử dụng lao động dưới hình thức lao động phụ việc để tham gia bán hàng, những lao động này trình độ học vấn rất thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không có, hiểu biết rất hạn chế về an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường. Vì thế tác phong, thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng ở rất nhiều cửa hàng BLXD chưa tốt.

Ba là, công tác điều hành, quản lý của các cơ quan QLNN nhằm tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh trong KDXD còn nhiều bất cập. Hệ thống văn bản của nhà nước quy định về công tác điều hành, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động KDXD rất đầy đủ và chặt chẽ. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KDXD còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập do nhân lực ít, cơ sở vật chất và những trang thiết bị cần thiết thiếu. Cả Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn chỉ có 07 cán bộ công nhân viên, trang thiết bị kiểm tra chất lượng xăng dầu trực tiếp tại các cơ sở không có. Cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương chồng chéo, thiếu đồng bộ; kinh phí phục vụ cho công tác này còn thiếu gây khó khăn cho công tác kiểm tra định kỳ hoặc thường xuyên. Sự phối hợp giữa một số địa phương, ngành để phát hiện ngăn chặn những vi phạm của thương nhân chưa kịp thời và chưa triệt để.

Bốn là, thiết bị phòng cháy, chữa cháy của một số cửa hàng chưa được kiểm tra thường xuyên để bảo đảm hoạt động tốt. Rất nhiều các CHXD của các

doanh nghiệp tư nhân ở các huyện không trang bị đầy đủ trang thiết bị PCCC, thiếu bình chữa cháy loại MFZ35 và một số bình chữa cháy đã hết hạn sử dụng. Năm là, rất nhiều doanh nghiệp KDXD chưa quan tâm đầu tư và làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Các cơ quan QLNN hay kiểm tra doanh nghiệp nhà nước đây là những doanh nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường, trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân thực hiện chưa tốt công tác bảo vệ môi trường thì rất ít kiểm tra. Việc quy định về quản lý chất thải nguy hại gồm giẻ lau nhiễm dầu, bao bì chứa dầu nhờn, cặn bùn nhiễm dầu, dầu nhờn thải ra khi thay dầu cho ô tô, xe máy, bóng đèn, hộp mực in… chưa phù hợp với thực tế tại Việt Nam.

Sáu là, bất cập trong việc quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường xăng dầu: Theo Điều 22, Nghị định 97/2013/NĐ-CP quy định Hành vi gian lận về sử dụng phương tiện đo lường trong KDXD bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Cũng theo quy định tại Điều 10 Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (coi cột đo xăng dầu cũng là phương tiện đo) thì đối với các hành vi tương tự như Nghị định 97/2013/NĐ-CP những quy định vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2 thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại

Qua phân tích thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ta thấy được những hạn chế, tồn tại là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, việc giám sát Quy hoạch mạng lưới KDXD và quy hoạch định hướng mạng lưới kinh doanh khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 thực hiện chưa nghiêm túc dẫn đến sự phân bổ các CHXD không hợp lý

tỉnh Bắc Kạn vẫn tồn tại nhiều CHXD quy mô nhỏ, diện tích chật hẹp, trình độ lao động chưa đạt yêu cầu, cơ sở vật chất thiếu, trang thiết bị lạc hậu, vi phạm khoảng cách an toàn về phòng chống cháy nổ theo quy hoạch nhưng tỉnh chưa cương quyết di dời, giải tỏa. Hồ sơ, thủ tục cấp đất đầu tư xây dựng mới CHXD hết sức tạp, quá nhiều cửa, gây lãng phí thời gian và tiền của doanh nghiệp.

Thứ hai, việc kiểm tra, giám sát hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn yếu kém, thiếu sót. Năng lực quản lý của một số bộ phận trong các cơ quan trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, số lượng nhân lực mỏng, thiếu kinh nghiệm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)