5. Bố cục của luận văn
4.2.1. Tạo hành lang pháp lý, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh
KDXD ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vấn đề quan trọng là sự can thiệp của nhà nước vào thị trường KDXD nên dừng ở mức độ nào cho phù hợp. Đối với các quốc gia phát triển thì mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường KDXD rất ít. Còn các quốc gia đang phát triển thì mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường KDXD nhiều hơn, mức độ can thiệp của nhà nước thường vượt quá mức cần thiết để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và nhà nước. Tuy nhiên xu thế chung của các nước trên thế giới là giảm sự can thiệp của nhà nước đối với thị trường KDXD, nhà nước chỉ nên dừng lại ở việc tạo nên khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho thị trường KDXD, còn lại nên để cho cơ chế thị trường quyết định.
Nhà nước nên trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp KDXD, tuyệt đối không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp KDXD với quyền tự chủ lớn hơn và quyền định giá xăng dầu theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về KDXD chính là một trong những điều kiện cơ bản nhất để tạo cạnh tranh cho thị trường KDXD. Nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường xăng dầu trong nước
khi giá cả xăng dầu thế giới biến động lớn làm giá cả xăng dầu trong nước thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy việc mở cửa thị trường xăng dầu là điều tất yếu. Theo cam kết quốc tế đến năm 2025 thị trường BLXD Việt Nam phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy ngay từ bây giờ Việt Nam phải làm thế nào để thị trường xăng dầu Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước nhưng phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp KDXD và lợi ích của người tiêu dùng.