Nhóm giải pháp từ phía NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 89 - 100)

Từ thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua, định hướng cũng như bối cảnh hoạt động trong thời gian tới, tác giả xin đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNT như sau:

3.2.2.1Mở rộng mạng lưới kinh doanh ngoại hối

Mở rộng mạng lưới kinh doanh là yếu tố rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh. Nhờ có mạng lưới rộng khắp, các đơn vị kinh doanh sẽ cung cấp các sản

phẩm, dịch vụ của mình một cách thuận lợi nhất cho khách hàng. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT ngày càng phát triển thì ngân hàng cần phải có biện pháp mở rộng mạng lưới kinh doanh. Đối với kinh doanh ngoại tệ trong nước, cần mở rộng mạng lưới các chi nhánh tập trung tại các vùng có hoạt động kinh tế mạnh, hiệu quả đầu tư cao đặc biệt có hoạt động xuất nhập khẩu vì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có nhu cầu ngoại tệ cao còn doanh nghiệp xuất khẩu là nguồn cung ứng ngoại tệ lớn cho ngân hàng. Thành lập các phòng kinh doanh ngoại tệ ở các chi nhánh có điều kiện môi trường, kinh tế thuận lợi như vùng nguyên liệu, chế biến xuất khẩu, sân bay, bến cảng, khu du lịch,...

Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế , NHNT cần phát triển và mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý, chủ động đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ hợp tác với các ngân hàng lớn có uy tín trên thế giới trên cơ sở lợi thế so sánh của từng ngân hàng, rà soát và củng cố màng lưới ngân hàng đại lý hiện có, phát triển thêm quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các nước mà hoạt động ngoại thương của Việt Nam bắt đầu có quan hệ, như thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi.. .để mở rộng kinh doanh quốc tế, và hỗ trợ kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Tìm hiểu những chính sách kinh tế, những hiệp định ngoại thương, dự án phát triển để thiết lập trước hệ thống ngân hàng đại lý, phục vụ cho các hiệp định và các dự án đó khi triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của các ngân hàng đại lý, nếu đại lý nào không có giao dịch phát sinh trong thời gian dài nên tạm thời đóng cửa để tiết kiệm chi phí.

3.2.2.2Đa dạng hóa các ngoại tệ kinh doanh

Đây là xu thế tất yếu của các NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế. Ở nước ta hiện nay, đồng tiền dùng trong giao dịch ngoại thương chủ yếu là USD, do vậy trong hoạt động mua bán, cho vay, huy động, dự trữ và thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các ngân hàng đều lựa chọn đồng tiền này.

Ngân hàng Ngoại thương cũng không nằm ngoài tình trạng mất cân đối các loại ngoại tệ như trên. Thực tế các loại ngoại tệ khác như GBP, JPY, AUD, CAD, EUR. được sử dụng trong giao dịch nhưng USD vẫn là ngoại tệ chiếm tỷ lệ lớn

trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ của NHNT. Con số 80% khối lượng giao dịch mua bán ngoại tệ là USD đã minh chứng cho điều này. Do vậy, khi tỷ giá của USD thay đổi thì hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ bị ảnh hường nặng nề, hiệu quả kinh doanh ngoại hối hầu như bị phụ thuộc vào sự tăng giảm của tỷ giá.

USD là ngoại tệ mạnh, có khả năng chuyển đổi cao tuy nhiên đó không phải là ngoại tệ duy nhất trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay. Ngày càng có nhiều đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế và dự trữ ở các nước.

Tuy nhiên, để đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh, NHNT cũng phải tính đến nhu cầu về loại ngoại tệ của khách hàng. Trong khi hiện nay, nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp chủ yếu là đôla Mỹ mà ngân hàng lại nắm giữ các loại ngoại tệ khác không kinh doanh được thì liệu ngân hàng có lãi không để tiếp tục hoạt động của mình

Ngân hàng có thể lập kế hoạch cơ cấu dự trữ ngoại tệ của mình theo hướng đa dạng hóa các loại ngoại tệ vì việc đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh cũng là một trong những biện pháp phòng chống rủi ro về tỷ giá, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đồng đôla Mỹ, thích nghi được với những biến động bất thường về tỷ giá. Mặt khác việc kinh doanh nhiều loại ngoại tệ khác USD cũng là một phương pháp tăng lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ vì chênh lệch giữa giá bán ra, mua vào các loại ngoại tệ này lớn hơn nhiều so với USD. Đặc biệt là khi đồng USD giảm giá so với các loại ngoại tệ khác thì việc đa dạng hóa các loại ngoại tệ sẽ có lợi hơn rất nhiều. Do vậy để phát triển có hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì một trong những giải pháp là phải đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh

3.2.2.3Phát triển và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

Mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối sẽ giúp ngân hàng Ngoại thương mở rộng quy mô kinh doanh, tạo sự tăng trưởng cả về lượng và chất trong hoạt động kinh doanh này, đồng thời hỗ trợ các nghiệp vụ khác, góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng

Hiện nay, mặc dù là ngân hàng kinh doanh ngoại tệ hàng đầu của Việt Nam nhưng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHNT vẫn chủ yếu là các giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn và giao dịch swap chiếm doanh số ít ỏi còn giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai thì hầu như chưa thực hiện.

a) Tăng cường hoạt động trên thị trường giao ngay

Giao dịch giao ngay là giao dịch chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNT VN. Chỉ có hai cách để tạo lợi nhuận: một là mua rẻ bán đắt và hai là đầu cơ vào một đồng tiền trên thị trường, chờ giá tăng để rổi bán ngược lại thị trường tạo lợi nhuận. Cách thức kiếm lời có vẻ đơn giản nhưng thực tế không phải là dễ dàng. Cách kiếm lời thứ nhất là cách mà ngân hàng ăn chênh lệch giữa giá mua và giá bán khi thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng. Đây là nguồn thu ngoại tệ ổn định nhất của hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện nay và kể cả sau này nên ngân hàng phải gây dựng và giữ vững uy tín của mình đối với khách hàng. Luôn tỏ thái độ sẵn sàng phục vụ khách hàng và sau đó là lựa chọn giá thích hợp để các giao dịch có thể thực hiện được. Chào giá hấp dẫn hết sức quan trọng. Chẳng hạn nếu một dealer có nhu cầu mua thì anh ta phải đưa ra một giá làm người khác muốn bán. NHNT hiện đang đóng vai trò là người tạo giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nên có ưu thế trong việc chào giá có lợi cho mình nhất (trong giới hạn do Nhà nước quy định)

Trong cách kiếm lời thứ hai - tạo trạng thái thừa một ngoại tệ, chờ giá tăng rồi bán lại ăn chênh lệch, các dealer phải đối mặt với rủi ro rất lớn, nhưng cơ hội cũng lớn không kém. Mỗi dealer chuyên trách một đồng tiền và cần phải hiểu biết về môi trường của mình về đồng tiền mình chuyên trách. Bởi vì rõ ràng một dealer của NHNT chuyên trách giao dịch USD/GBP sẽ không có được lợi thế nếu so với dealer của một ngân hàng Anh quốc.

Thị trường SPOT bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố cung cầu ngắn hạn. Các tin đồn, những phi vụ lớn, sự can thiệp của NHNN, những tin tức bất thường hay các con số thống kê có thể tác động nhanh và mạnh vào thị trường SPOT. Tuy nhiên các dealer phải đủ thực tế và tinh tế để thừa nhận thực trạng của thị trường.

b) Triển khai và phát triển các hoạt động kinh doanh mới

Giao dịch kỳ hạn:

Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn chính thức được thực hiện tại NHNT từ năm 1998, doanh số hoạt động cũng từng bước tăng song hoạt động này thực chất vẫn chỉ là hình thức và còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Chủ yếu là khách hàng có nhu cầu thì mới đáp ứng chứ chưa chủ động tìm kiếm khách hàng

Giao dịch mua bán có kỳ hạn có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà kinh doanh XNK trong việc tránh rủi ro về tỷ giá ngoại tệ và tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh tế đối ngoại. Đây là hoạt động đem lại lợi nhuận cho ngân hàng cả về mua bán ngoại tệ cả về đầu tư vốn trên thị trường tiền tệ. Điều quan trọng là ngân hàng phải đảm bảo có được nguồn ngoại tệ giao nhận với khách hàng đúng kỳ hạn cũng như phải định giá thế nào để tránh được rủi ro về biến động tỷ giá. Muốn mở rộng hoạt động này, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Xác định nhu cầu ngoại tệ của khách hàng để có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung ngoại tệ. Nhu cầu này có thể xác định trên kế hoạch xuất nhập khẩu của các khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu truyền thống. Sau đó các cán bộ chuyên trách sẽ phải tư vấn thuyết phục khách hàng để khách hàng thấy được những lợi ích của sản phẩm này từ đó dẫn tới quyết định sử dụng sản phẩm

- NH cần tìm biện pháp khơi tăng nguồn cung cấp ngoại tệ kỳ hạn từ khách hàng xuất khẩu hoặc từ các nguồn khác mặc dù vấn đề này thực sự khá khó khăn nhất là do vấn đề kỳ vọng tăng lên của tỷ giá đã làm khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác đều không muốn bán kỳ hạn. Mặc dù vậy, nếu không giải quyết được vấn đề này thì ngân hàng sẽ không có nguồn cung cấp trên thị trường có kỳ hạn.

- Xác định tỷ giá mua bán kỳ hạn hợp lý

Giao dịch SWAP

Hiện nay, giao dịch Swap mới chỉ được áp dụng giữa các ngân hàng vói nhau cụ thể là NHNN với các NHTM mà chưa mở rộng trong quan hệ giao dịch với khách hàng

Giao dịch hoán đổi với ưu thế của nó nên được áp dụng rộng rãi trong giao dịch ngoại tệ nhất là trong giai đoạn tình hình ngoại tệ khan hiếm. Với hình thức này, NH

thể mua lại ngoại tệ với hình thức giao ngay của khách hàng có ngoại tệ nhưng tạm thời chưa sử dụng đồng thời sẽ bán lại cho khách hàng khoản ngoại tệ cần dùng trong tương lai theo hình thức kỳ hạn. Mở rộng hình thức giao dịch Swap ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng tận dụng được nguồn ngoại tệ của mình và không phải lo lắng thiếu ngoại tệ chi dùng khi cần thiết.

Để mở rộng hoạt động Swap, ngân hàng cần thực hiện:

- Giới thiệu hình thức giao dịch này cho khách hàng cần biết, nhất là các khách hàng có ngoại tệ tạm thời chưa sử dụng để khách hàng có thể bán lại cho ngân hàng trong thời gian chưa sử dụng và sẽ mua lại số ngoại tệ này khi cần trong tương lai

- Xác định tỷ giá trong giao dịch hoán đổi hợp lý (việc xác định tỷ giá trong giao dịch hoán đổi cũng chính là việc xác định tỷ giá mua bán có kỳ hạn để thực hiện cam kết mua hoặc bán lại ngoại tệ , tránh cho các đơn vị không bị thiệt thòi về tỷ giá.

Giao dịch quyền chọn tiền tệ (Option)

Hình thức giao dịch này có thể tạo môi trường thuận lợi trong kinh doanh cho các nhà xuất nhập khẩu hoặc các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải đấu thầu. Tuy vậy, hình thức giao dịch này còn quá mới mẻ không chỉ với các doanh nghiệp mà vẫn còn khá sơ khai đối với các NHTM ở Việt Nam. Mặc dù NHNN đã cho phép một số NHTM ở Việt nam thực hiện giao dịch option nhưng còn rất ít doanh nghiệp cũng như cá nhân quan tâm đến mảng thị trường này. Ngoài ra trên giác độ ngân hàng phát hành còn có thể đem lại lợi nhuận nếu thị trường ổn định, còn trong trường hợp thị trường không ổn định, thị trường quyền chọn cần phải có sự kiểm soát liên tục chặt chẽ trạng thái ngoại tệ và phải biết kết hợp với các hoạt động khác như cho vay hoặc đầu tư. Vì khả năng thua lỗ (cả về mặt tính toán và về cơ hội) là hoàn toàn không hạn chế được nếu như không xử lý kịp thời khi giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi

Để mở rộng nghiệp vụ này trong thời gian trước mắt, NHNT cần tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn trong nước và nước ngoài để có sự chuẩn bị tốt nhất về cán bộ chuyên môn. Bên cạnh mặt nhân sự, việc trang bị hệ thống máy

móc thiết bị hiện đại cũng cần được chú ý. Cán bộ làm việc trong mảng này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt thông tin và xử lý thông tin kịp thời, ngoài ra cũng cần phải có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong công việc, trang thiết bị làm việc phải đầy đủ, có kỹ thuật công nghệ cao đảm bảo hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động giao dịch. Một điểm cũng rất quan trọng là cần phải tăng cường tiếp xúc giới thiệu những tiện ích của hình thức giao dịch này với những khách hàng truyền thống và chiến lược.

3.2.2.4Thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế các rủi ro trong nghiệp vụ

kinh doanh

ngoại hối

Hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động có độ rủi ro cao. Tuy nhiên thời gian vừa qua, việc thực thi các biện pháp để hạn chế rủi ro kinh doanh ngoại hối mà chủ yếu là rủi ro tỷ giá chưa đặt đúng với tầm quan trọng của nó. Một điều kiện không thể thiếu để NHNT VN mở rộng các hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình là phải xây dựng một hệ thống hạn chế rủi ro có hiệu quả. NHNT cần lập một nhóm các cán bộ chuyên trách phân tích, đánh giá và dự báo tình hình thị trường về giá cả, lãi suất cũng như hoạt động của các đối thủ cạnh tranh , tình hình kinh tế chính trị của các nước để từ đó có những đề xuất, kiến nghị đồng thời giúp các cán bộ làm nhiệm vụ kinh doanh đưa ra các quyết định mua bán kịp thời. Thực hiện việc này ngoài việc lắp đặt một hệ thống thông tin chính xác, nhanh nhạy, cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có kiến thức sâu rộng, bản lĩnh vững vàng, có khả năng dung hòa giữa sự liều lĩnh mạo hiểm của một nhà kinh doanh và sự thận trọng chín chắn của một cán bộ quản trị.

Đối với rủi ro tỷ giá hối đoái

Lý thuyết cho thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại hối mở. Trạng thái ngoại hối mở của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ (nội và ngoại bảng) của ngoại tệ đó tại một thời điểm. Tất các các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ đều tạo ra trạng thái ngoại tệ, trong đó thông qua giao dịch mua bán là chủ yếu. Chính vì vậy, trong thực tế chỉ cần quản lý tốt trạng thái mua bán ngoại tệ cũng đủ để ngăn ngừa rủi ro tỷ giá phát sinh. 86

Việc duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ sẽ là điều kiện lý tưởng để hạn chế rủi ro về mặt tỷ giá. Để làm được điều này, ngân hàng cần phải:

- Thứ nhất, đối với các khoản các khoản vay ngoại tệ, ngân hàng nên sử dụng một nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tương ứng. Khi số dư tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng tăng lên do khách hàng gửi nhiều ngoại tệ vào ngân hàng, ngân hàng cần chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ hoặc mua các giấy tờ có

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w