Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 39 - 40)

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, VCB chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NH Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, VCB đóng vai trò là NH chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Quá trình phát triển của VCB được chia làm các giai đoạn chủ yếu như sau:

Trong suốt cuộc kháng chiến, VCB đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước thông qua việc tham gia trực tiếp vào công tác chi viện tài chính cho chiến trường Miền Nam, đồng thời thực hiện tốt chức năng là trung tâm thanh toán quốc tế duy nhất ở Việt Nam. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, VCB không chỉ thực hiện chức năng là NH đối ngoại duy nhất của đất nước, mà còn thực hiện vai trò quản lý toàn bộ vốn ngoại tệ quốc gia. Trong giai đoạn đất nước chuyển đổi sang kinh tế thị trường, VCB được chính thức chuyển từ một NH chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM quốc doanh hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình NHTM và các tổ chức tài chính khác.

Để có đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho quá trình triển khai cổ phần hóa, từ cuối năm 1999, VCB đã xây dựng và thực hiện Đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2001 - 2005.

Ngày 26/09/2007, Thủ tướng ra quyết định số 1289/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hoá VCB. Tháng 12/2007, VCB đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu, trong đó bán cổ phần lần đầu ra công chúng với tổng số cổ phần chào bán là 6.5% vốn điều lệ; Phát hành từ chuyển đổi trái phiếu tăng vốn 0.84% vốn điều lệ; phát hành từ bán cổ phiếu theo giá ưu đãi cho cán bộ công nhân viên 0.35%. Ngày 23/05/2008 VCB đã đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngoại thương Việt nam theo giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước số 138/GP - NHNN với vốn điều lệ là 12.100.860.260.000 đồng.

Mô hình tổ chức

Trải qua 46 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2009, VCB đã phát triển lớn mạnh theo mô hình NH đa năng với 01 Hội sở chính; 01 Sở Giao dịch, 01 Trung tâm đào tạo, 69 Chi nhánh với 248 Phòng Giao dịch; 02 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 01 Văn phòng đại diện và 01 Công ty con tại nước ngoài, 05 Công ty liên doanh với đội ngũ cán bộ trên 10.000 người. Ngoài ra, VCB còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của VCB tại thời điểm cuối năm 2009 lên tới 255 nghìn tỷ VND (tương đương 14 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 137 nghìn tỷ VND (tương đương

7,2 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 16.710 tỷ VND (~0.9 tỷ USD), đáp ứng tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu theo chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 39 - 40)

w