Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanhngoại hối tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 51 - 52)

của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Quyết định số 3039/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Thống đốc NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Quyết định số 504/QĐ NHNN ngày 07 tháng 03 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 04 năm 2008 của NHNN ban hành Hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng - Các văn bản liên quan đến quy định về hoạt động kinh doanh ngoại tệ do Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành như: - Quy định về kinh doanh ngoại tệ ngày 31/12/2001

- Quy định 1200/CV-NHNT-V ngày 07/07/2000 của Tổng giám đốc NHNT ban hành quy định về điều hoà mua bán ngoại tệ trong hệ thống NHNT

- Quy định về mua bán và điều hoà ngoại tệ trong hệ thống NHNT VN số 1073/QĐ.NHNT-KDNT ngày 29/09/2006 do Tổng giám đốc ký ban hành

- Quyết định số 137/QĐ-NHTMCPNT-KDNT ngày 02/04/2009 ban hành quy trình giao dịch kinh doanh ngoại tệ/vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Có thể nói, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM nói chung và NHNT nói riêng đang được thực hiện trong một hành lang pháp lý chặt chẽ, từng bước đi vào nền nếp theo chuẩn mực quốc tế, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đang được mở rộng cả về chất và lượng.

2.2.2 Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCPNgoại Ngoại

thương Việt Nam

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHNT hình thành từ rất sớm nhưng chính thức được coi trọng kể từ năm 1993 khi một bộ phận được tách ra từ phòng Kế hoạch kinh doanh thuộc Hội sở chính với tên gọi là phòng Kinh doanh ngoại tệ. Ngay từ khi mới thành lập, phòng đã được giao nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu về44

ngoại tệ ngày càng tăng của khách hàng, đảm bảo khả năng thanh toán cũng như chuyển đổi các loại ngoại tệ cho các doanh nghiệp phục vụ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm mới, giúp họ có những biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi suất để nâng cao uy tín của ngân hàng, thu hút khách hàng, nhằm tăng lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nước cũng như khu vực. Với hàng trăm tài khoản NOSTRO (tài khoản tiền gửi ngoại tệ vãng lai tại nước ngoài) và tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, Phòng kinh doanh ngoại tệ chịu trách nhiệm quản lý vốn ngoại tệ tập trung cho toàn hệ thống; thực hiện chức năng kiểm soát các chi nhánh trong việc chấp hành văn bản chế độ quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các văn bản quy định về kinh doanh ngoại tệ của

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 51 - 52)