Nhóm nguyênnhân chủ quan về phía NHNT

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 77)

Hiện tại, phòng kinh doanh ngoại tệ của NHNT đã có được đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, họ đã xây dựng được một loạt sản phẩm mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên những sản phẩm này vẫn chưa có được sự đón nhận của khách hàng vì chưa xây dựng được bộ phận hỗ trợ chào bán sản phẩm đến tận tay khách hàng, dẫn đến những hiểu biết về tiện ích của sản phẩm đối với khách hàng còn hạn chế. Mặc dù công tác marketing cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã bắt đầu được quan tâm nhưng vẫn chưa mang tính đồng bộ, Ban lãnh đạo vẫn chưa bố trí được những cán bộ chuyên tâm cho công tác này.

Mạng lưới kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. NHNT là ngân hàng có bộ máy tổ chức gọn nhẹ nhất trong số các ngân hàng thương mại Nhà nước như NH TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch khiêm tốn. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tập trung phần lớn ở hai thành phố lớn là Hà nội và TP Hồ Chí Minh, các phòng giao dịch chỉ thực hiện các nghiệp vụ đơn giản và truyền thống như nhận tiền gửi, thu đổi ngoại tệ... .Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến công tác phục vụ khách hàng và tất nhiên là hạn chế doanh số và lợi nhuận từ chính hoạt động kinh doanh ngoại tệ này.

Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT chưa theo tiêu chuẩn quốc tế: Hiện nay NHNT đang trong quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức nên việc tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng bị hạn chế về con người. Hoạt động KDNT đã được thực hiện theo mô hình 3 bộ phận Front Office (FO), Middle Office (MO) và Back Office (BO). Bộ phận FO thực hiện các chức năng giao dịch, bộ phận MO kiểm soát tính tuân thủ quy trình và bộ phận BO thực hiện các công việc hạch toán sau giao dịch. Tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của các bộ phận này chưa được phân định rõ rang. Cán bộ thuộc bộ phận FO vẫn làm công việc của bộ phận BO như làm báo cáo, mẫu biểu, soạn thảo hợp đồng. Bộ phận BO phải kiêm nhiệm và kiểm soát các giao dịch đã thực hiện. Như vậy các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc, không tập trung cho chức năng chính của mình vì vậy kết quả hoạt động phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp và tính trung thực của cán bộ kinh doanh ngoại tệ.

Quy trình, quy định của hoạt động kinh doanh ngoại hối đang trong quá trình hoàn thiện. Thời gian 5 năm từ 2005-2009 là thời gian NHNT đang chuẩn bị cho quá cổ phần hoá và chuyển đổi mô hình hoạt động, thực tế Ban lãnh đạo cũng đã ban hành nhiều văn bản và quy định về kinh doanh ngoại hối tuy nhiên cho đến tháng 4/2009 Quy trình giao dịch kinh doanh ngoại tệ của NHNT mới ra đời. Đồng thời, trong thời gian này, NHNT cũng đã thực hiện đề án hiện đại hoá ngân hàng nhờ đó mà việc thực hiện mua bán ngoại tệ giữa các chi nhánh và Hội sở chính đã có nhiều chuyển biến tích cực giúp Hội sở chính thực hiện tốt hơn quy trình quản lý vốn tập trung

về công nghệ và trang thiết bị máy móc: Phòng kinh doanh ngoại tệ NHNT được trang bị tương đối tốt về công nghệ thông tin gồm các thông tin về thị trường (qua hệ thống REUTER Dealing) và các thông tin nội bộ (qua mạng máy vi tính nội bộ ngân hàng). Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao của một thị trường hối đoái hoàn chỉnh thì vẫn còn khá lạc hậu. Do đó để thực hiện các giao dịch, cán bộ phần hành phải mất một khoảng thời gian nhất định để tiếp xúc và thực hiện. Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại hối đã mang lại cho NHNT VN những thành tựu và kết quả nhất định: Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp, mang lại nguồn thu đáng kể cho NHNT, tăng cường các mối quan hệ giữa ngân hàng với các khách hàng trong và ngoài nước, góp phần hoàn thiện các văn

bản pháp lý của nhà nước,... Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT đã và đang bộc lộ những tồn tại như: chưa phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mới, chưa đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh vả thị trường kinh doanh dẫn đến doanh số và lợi nhuận còn khá khiêm tốn.,.. .Những tồn tại trên xuất phát từ các lý do: Mạng lưới kinh doanh còn hạn chế, chiến lược kinh doanh trên thị trường nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức, công tác marketing cho các sản phẩm kinh doanh mới chưa được chú trọng .,. Trong thời gian tới, nếu NHNT khắc phục được những tồn tại nêu trên thì hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT sẽ không ngừng phát triển, khẳng định và giữ vững vị thế là ngân hàng đối ngoại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp sức cùng NHNN và các cơ quan hữu quan khác thúc đẩy tiến độ xây dựng một thị trường tài chính hoàn chỉnh tại Việt Nam

CHƯƠNG 3: NH NG GI I PHÁP PHÁT TRI N HO T Đ NG KINH DOANH NGO I H I T I NGÂN HÀNG TMCP NGO I Ố Ạ

THƯƠNG VI T NAM

3.1 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.1.1 Nhu cầu khách quan về phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối

Nước ta mới thoát khỏi tình trạng một nền kinh tế - xã hội nghèo nàn, thu nhập thấp, mặc dù trong hơn 20 năm Đổi mới đã đạt nhiều thành tựu vĩ đại , đất nước đang trên đường phát triển và hội nhập nhưng nền kinh tế còn mất cân đối lớn trong nhiều lĩnh vực. Các yếu tố nội lực đang khai thác đi lên không tách rời với các yếu tố hỗ trợ phát triển từ ngoại lực. Trong lĩnh vực ngoại hối, tác động của các yếu tố ngoại được thể hiện rõ ràng nhất.

Việt Nam đã chính thức bước chân vào thị trường thế giới bằng việc gia nhập các tổ chức quốc tế như: tổ chức thương mại thế giới WTO,...Đặc biệt những cam kết khi gia nhập WTO và tiến trình hội nhập đã mở ra cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nhiều cơ hội phát triển. Để nắm bắt những cơ hội này, tận dụng các ảnh hưởng tích cực từ các nhân tố ngoại trong phát triển kinh tế, đáp ứng những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế thì phát triển thị trường ngoại hối mà cụ thể là hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại là một đòi hỏi tất yếu.

Việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối hiện nay có nhiều cơ hội:

Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng tự do hóa tài chính trên toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam đang đặt quyết tâm cao về cải cách hệ thống tài chính, tiền tệ, ngân hàng theo hướng chuẩn mực quốc tế. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công cuộc cải cách, đổi mới lĩnh vực ngân hàng, coi đây là khâu trọng yếu, nhân tố quan trọng trong công cuộc cải cách kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam

Đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp tăng mạnh, kim ngạch xuất nhập khẩu đang dần được cải thiện khiến nhu cầu thu chi ngoại tệ của tổ chức kinh tế và các thành phần khác ngày càng phong phú và dồi dào. Nhu cầu bảo hiểm tỷ giá cũng

trở nên cấp thiết đặc biệt trước bối cảnh biến động phức tạp của môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay. Do đó hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam buộc các ngân hàng Việt Nam phải cải tiến nhanh chóng hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình trước hết là chất lượng dịch vụ, sau đó là đổi mới về quản lý nghiệp vụ và quản lý rủi ro theo thông lệ chung.

Để đáp ứng nhu cầu hội nhập, hành lang pháp lý tất yếu cũng phải được điều chỉnh theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, như vậy các quy chuẩn và quy định về kinh doanh ngoại hối cũng dần được hoàn thiện.

Tuy nhiên, xu thế hội nhập cũng đặt ra cho hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Ngoại thương nói riêng nhiều thách thức:

- Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài nhất là về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng trong khi các tổ chức tài chính Việt Nam còn nhiều yếu kém:

• Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, khả năng chống đỡ rủi ro còn kém, vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp, chất lượng tài sản chưa cao

• Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chất lượng dịch vụ thấp. Quy trình quản trị trong các môi trường làm việc và văn hóa kinh doanh lành mạnh do vai trò của các vị trí công tác chưa rõ ràng , hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa hiệu quả

• Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế.

- Sự bảo trợ của Chính phủ Việt Nam đối với hệ thống NHTM trong nước sẽ giảm

đi nhằm tạo lập một sân chơi bình đẳng cho tất cả các ngân hàng nước ngoài.

- Nguy cơ chảy máu nguồn nhân lực có chất lượng cao đang đe dọa hệ thống ngân viên bản xứ có năng lực với mức lương và nhiều chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Trong khi các cán bộ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại còn mỏng, nếu các NHTM không có chiến lược đào tạo và đãi ngộ hợp lý có khả năng nguồn nhân lực ít ỏi này sẽ chuyển sang làm việc cho các ngân hàng nước ngoài. Như vậy hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ gặp nhiều khó khăn vì đặc thù của nó là nhân viên nghiệp vụ phải có trình độ cao, độ nhanh nhạy và kinh nghiệm trong xử lý tác nghiệp.

- Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng.

Tóm lại, đứng trước những cơ hội và thách thức trước thềm hội nhập, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối là một đòi hỏi tất yếu đối với các ngân hàng thương mại và hơn lúc nào hết là điều kiện cần thiết đối với NHNT trong tiến trình thực hiện mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế trong khu vực.

3.1.2 Định hướng và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam

Với mục tiêu chiến lược phát triển chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là “Xây dựng NHTMCP NTVN thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á1 vào năm 2015 - 2020, có phạm vi hoạt động quốc tế”, ngân hàng TMCP Ngoại thương đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển tổng thể gồm các nội dung chính sau:

1 7’) -> r ' irí >, π ’

Không kê Nhậĩ

- Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng AA theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế

- Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần

- Phát triển và mở rộng các kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ qua việc thiết lập mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch tại các địa thế chiến lược, lắp đặt mạng lưới rộng khắp máy rút tiền tự động cùng với các đơn vị chấp nhận thẻ ở hầu hết các tỉnh thành trong nước đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả việc sử dụng các sản phẩm của khách hàng. Để phát huy hiệu quả tối đa, Ngân hàng NT VN đã có thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng đại lý trong các liên minh hợp tác đa và song phương.

- Tiếp tục tăng cường hơn nữa hoạt động đối ngoại, là mảng truyền thống cũng là mảng thế mạnh của NHNT, thông qua việc tăng cường mở rộng mạng lưới các ngân hàng đại lý trên toàn cầu cũng như chủ trương thành lập các chi nhánh tại Singapore, Nga, văn phòng đại diện tại Mỹ, phát triển hơn nữa dịch vụ ngân hàng quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong và ngoài nước. 3.1.3 Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam

Kinh doanh ngoại hối là một bộ phận của hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó mục tiêu phát trển của nó cũng gắn liền với định hướng chung, hỗ trợ đắc lực để hoàn thành định hướng đó. Để đạt được những mục tiêu tổng thể nêu trên, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT nhằm vào các mục tiêu chiến lược sau:

V Tăng cường hoạt động kinh doanh đối ngoại, phát huy thế mạnh các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống đó là thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ để giữ

vững thị phần và vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực này

S Tăng cường hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trong các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nói riêng và các hoạt động kinh doanh nói chung, tạo thêm sức mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng tại Việt Nam cũng như để tạo thêm điều kiện hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới

S Đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm tạo thêm sức hấp dẫn cho khách hàng cũng như tăng thêm doanh số và lợi nhuận từ chính các nghiệp vụ mới này

S Đẩy mạnh công tác marketing ngân hàng, hoàn thiện công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc, mở rộng mạng lưới kinh doanh ở trong nước và nước ngoài tạo điều kiện tiếp cận với dịch vụ mới của quốc tế cũng như tăng cường khả năng thu lợi nhuận.

3.2GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô

3.2.1.1Phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại theo phương châm đa dạng hoá

đa

phương hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phục vụ có

hiệu quả công

cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa Việt Nam về cơ bản trở thành

một nước

công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020. Lĩnh vực kinh tế đối

ngoại là

một lĩnh vực hết sức đa dạng, thường xuyên biến động và là động lực

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w