Nghiệp vụ kinh doanh giao ngay:

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 53 - 65)

Đây là nghiệp vụ kinh doanh truyền thống và luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường của ngân hàng. Thực trạng về hoạt động này phản ánh thông qua một số các tiêu chí như: phương pháp niêm yết tỷ giá và thông báo tỷ giá, quy trình giao dịch, doanh số giao dịch,...

a. Phương pháp xác định tỷ giá:

Hàng ngày trên cơ sở tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố, biên độ do NHNN quy định, biên độ tỷ giá giữa các đồng tiền (được Ban lãnh đạo phê chuẩn), tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường liên ngân hàng và các biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế, Phòng kinh doanh ngoại tệ xây dựng bảng tỷ giá ngoại tệ để kịp thời công bố vào trước 7h45phút các ngày làm việc. Hiện nay, theo quyết định số 2666/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009 của Thống đốc NHNN Việt Nam tỷ giá mua, bán giao ngay của Đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác được xác định như sau:

- Đối với Đô la Mỹ: Không được vượt quá biên độ +-3% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do NHNN thông báo.

- Đối với các ngoại tệ khác: do Tổng giám đốc (giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.

- Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: do Tổng giám đốc (giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.

Dựa vào tỷ giá VND/USD, tỷ giá giữa các ngoại tệ khác với USD trên hệ thống Reuter Dealing System vào đầu ngày giao dịch, NHNT xác định được tỷ giá chéo VND với các loại ngoại tệ khác ngoài USD. Trường hợp tỷ giá các loại ngoại tệ khác so với USD trên thị trường biến đổi mạnh, NHNT thay đổi tỷ giá VND so với các loại ngoại tệ khác ngay lập tức nhằm đảm bảo tỷ giá được cập nhật và hoạt động kinh doanh được an toàn và hiệu quả.

46

Chúng ta hãy xem bảng tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vào đầu ngày làm việc ngày 31/12/2009:

Bảng 2.5: Tỷ giá mua bán giao ngay ngày 31/12/2009 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

CAD CANADIAN DOLLAR 17.314,25 17.471,49 17.837,86 CHF SWISS FRANCE 17.629,79 17.754,07 18.162,65 DKK DANISH KRONE - 3540,08 3.636,06 EUR EURO 26.330,01 26.409,24 26.963,03 GBP BRITISH POUND 29.384,76 29.591,90 30.212,43 HKD HONGKONG DOLLAR 2.357,07 2.373,69 2.423,46

INR INDIAN RUPEE - 390,05 410,36

JPY JAPANESE YEN 196.73 198,72 203,29

KRW SOUTH KOREAN WON - 14,45 17,86

KWD KUWAITT DINAR - 64.134,56 66.137,57

MYR MALAYSIAN RINGIT - 5.366,43 5.511,93

NOK NORWEGIAN KRONE - 3.169,09 3.255,02

RUB RUSSIAN RUBLE - 554,85 685,49

SEK SWEDISH KRONA - 2.564,30 2.633,82

SGD SINGAPORE DOLLAR 13.021,16 13.112,95 13.387,93

THB THAI BAHT 544.17 544,17 572,51

Nguồn: Phòng KDNT - NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Việc xác định tỷ giá tại các chi nhánh là do giám đốc chi nhánh quyết định có tham khảo tỷ giá của trụ sở chính và không được phép vượt trần tỷ giá cho phép của NHNN.

b. Thực trạng kinh doanh đối với khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế:

Với đối tượng khách hàng là cá nhân: hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng cá nhân là do phòng hối đoái và các phòng giao dịch đảm nhận.

Thông thường, các cá nhân chủ yếu mua ngoại tệ tại ngân hàng với mục đích đi du lịch, học tập, công tác, thăm viếng, chữa bệnh, trả tiền hội viên và các loại phí khác cho nước ngoài hoặc trợ cấp, thừa kế cho gia đình và người nước ngoài. Theo

quy định, khi cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ sẽ nộp hồ sơ gửi ngân hàng gồm: - Đơn xin chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

- Giấy tờ hợp pháp chứng minh các nhu cầu thực tế phải chi ngoại tệ ở nước ngoài như: thông báo của trường học, xác nhận viện phí của bệnh viện, giấy báo thu phí, lệ phí của nước ngoài (đối với người được cử đi công tác, học tập) hoặc các giấy tờ liên quan khác của cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép xuất cảnh.

- Ngân hàng sau khi nhận đủ bộ hồ sơ thì quyết định bán ngoại tệ theo tỷ giá công bố cho khách hàng.

Ngân hàng Ngoại thương cũng mua ngoại tệ của các cá nhân chủ yếu là các cá nhân thụ hưởng kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Đây là nguồn ngoại tệ quan trọng đối với ngân hàng vì vậy NHNT đã tích cực hoàn thiện chất lượng dịch vụ chuyển tiền cá nhân để thu hút nguồn kiều hối.

Với khách hàng là tổ chức: hoạt động này được thực hiện tại phòng kinh doanh ngoại tệ.

Theo nghị định 160, người cư trú là tổ chức được phép mua ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán vãng lai hay thanh toán cho các giao dịch được phép trên cơ sở xuất trình giấy đề nghị mua ngoại tệ trong đó nói rõ mục đích mua và các giấy tờ hợp lệ khác có liên quan (bộ chứng từ, hợp đồng ngoại thương, tờ khai hải quan, lệnh chuyển tiển)

Khi nhận được hồ sơ cùng với đề nghị mua ngoại tệ, phòng kinh doanh ngoại tệ sẽ kiểm tra tính chính xác giữa đề nghị mua bán với các giấy tờ, chứng từ cần thiết theo quy định hiện hành, chào giá giao dịch và chuyển chứng từ cho KSV ký duyệt. KSV sau khi ký duyệt thì chuyển chứng từ cho GDV để chuyẻn cho các bộ phận liên quan theo quy định.

Tại NHNT, khách hàng mua ngoại tệ dưới hình thức giao ngay chủ yếu để thanh toán các món nợ đến hạn, thanh toán hợp đồng nhập khẩu và các khoản dịch vụ cho nước ngoài, trả nợ vay ngân hàng, nợ vay nước ngoài, thanh toán tiền hàng cho tổ chức ủy thác xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu ủy thác, phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và mua ngoại tệ để mở thư tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cũng mua ngoại tệ từ các tổ chức. Thế mạnh của NHNT trong kinh doanh ngoại tệ là có

Tổng Doanh Số ± (%) Mua vào ± (%) Bán ra ± (%)

nhiều khách hàng xuất nhập khẩu nên lượng ngoại tệ mua vào và bán ra khá lớn. Ngân hàng có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng sử dụng các dịch vụ tổng thể của NHNT như chính sách ưu đãi về lãi suất, ưu đãi giảm phí giao dịch, tín dụng cũng như thanh toán xuất nhập khẩu để khách hàng có nguồn ngoại tệ về thì bán cho ngân hàng. Các ngoại tệ được mua bán phần lớn là các ngoại tệ chuyển đổi như USD, GBP, EUR, JPY,... hoặc có thể cả HKD, BATH ,.. nhưng chủ yếu vẫn là USD và theo tỷ giá công bố hàng ngày.

c. Thực trạng kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được công nhận là một trong những thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng kể từ ngày 12/10/1994 theo quyết định số 120/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN VN.

Khi có yêu cầu mua ngoại tệ của khách hàng thực hiện theo quy trình:

Giao dịch viên thực hiện:

- Chào giá theo bảng giá công bố hoặc tỷ giá linh hoạt tại thời điểm thực hiện,

- Xác nhận giao dịch qua các phương thức giao dịch (điện thoại, internet, fax, hợp đồng, thỏa thuận,..)

- Cập nhật giao dịch vào hệ thống

- Ký trên phiếu giao dịch hoặc trên hợp đồng/thỏa thuận/xác nhận giao dịch

Kiểm soát viên (KSV) kiểm tra hạn mức của đối tác sau đó ký trên deal giao dịch hoặc ký trên hợp đồng/thỏa thuận/xác nhận giao dịch.

Lãnh đạo phòng: ký duyệt giao dịch và giao lại cho GDV để chuyển phiếu giao dịch sang phòng kế toán vốn (KTV) để hạch toán, thanh toán và xác nhận, đối chiếu với đối tác.

Việc NHNT thực hiện mua bán ngoại tệ với các ngân hàng khác trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngoài mục đich lợi nhuận thì chủ yếu là để cân bằng trạng thái ngoại tệ phát sinh trong ngày theo yêu cầu của NHNN (QĐ số 1081/2002/QĐ-NHNN về trạng thái ngoại tệ. và cũng để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngoại hối.

NHNT chỉ mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng trong trường hợp thiếu hụt tạm thời và để đảm bảo trạng thái ngoại tệ. Tại thời điểm nhất định, khi nhu cầu

49

ngoại tệ gia tăng mà ngân hàng không đáp ứng được hoặc cũng không mua được từ các ngân hàng khác, trạng thái ngoại tệ gần âm đến mức giới hạn thì phải xin mua từ NHNN. Nhưng mua ngoại tệ từ NHNN thường gặp nhiều khó khăn, vì thứ nhất NHNN chỉ bán ngoại tệ cho việc thanh toán nợ của chính phủ hay nhập khẩu mặt hàng chiến lược, thứ hai NHNN cũng hạn chế lượng bán ra.

Ngược lại, chỉ khi nào đáp ứng đủ nhu cầu doanh nghiệp và dư thừa ngoại tệ tạm thời, ngân hàng mới bán ra trên thị trường liên ngân hàng.

d. Phân tích doanh số mua bán ngoại tệ 2005-2009: Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước:

Để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối trong nước của NHNT trong một vài năm trở lại đây, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.6 Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước 2005-2009

2005 16.400 20,58 8.200 20,85 8.200 20,31

2006 18.013 9,84 8.698 6,07 9.315 13,60

2007 20.122 11,71 9.999 14,96 10.123 8,67

2008 31.158 54,85 15.278 52,80 15.880 56,87

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Ngoại thương 2005 - 2009

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, doanh số mua bán ngoại tệ trong nước của NHNT tăng qua các năm và năm 2009 có dấu hiệu giảm mạnh. Năm 2005, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 16.400 triệu USD tăng 20.58% so với năm 2004 trong đó doanh số mua vào đạt 8.200 triệu USD tăng 20.85% so với 2004 và doanh số bán ra bằng doanh số mua vào tăng 20.31%. Năm 2005 là năm nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng (8.4%) với sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kim ngạch xuất khẩu, doanh số thanh toán XNK qua NHNT đạt 19.1tỷ USD chiếm thị phần 28% so với cả nước. So với năm 2004 thì doanh số hoạt động

mua bán ngoại tệ đã tăng đáng kể là do một số nguyên nhân chủ quan sau: bước sang năm 2005, NHNT chính thức khởi động chương trình cổ phần hoá và áp dụng các biện pháp kinh doanh tích cực như thực hiện kết hợp giữa các sản phẩm tín dụng, mua bán ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu, áp dụng chính sách ưu đãi thích hợp, cải thiện thái độ giao tiếp với khách hàng,...Năm 2006, doanh số mua bán ngoại tệ của NHNT vẫn tăng so với năm trước tuy nhiên tốc độ tăng có chậm lại so với năm 2005. Tổng doanh số mua bán đạt 18.013 triệu USD tăng 9.84% so với năm 2005. doanh số mua vào đạt 8.698 triệu USD trong đó mua từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 7.698 triệu USD, mua từ NHNN đạt 1.000 triệu USD. Doanh số bán ra có phần trội hơn đạt 9.315 triệu USD tăng 13.60% so với 2005 và toàn bộ là bán cho tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó bán cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu chiếm 24.8%. Trong năm 2006, NHNT đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu chiến lược là nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHNT tạo điều kiện cho cổ phần hoá NHNT và sẵn sàng cho việc hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới. Song song với việc cải thiện chất lượng hoạt động, NHNT vẫn giữ được sự tăng trưởng trong tất cả các mặt hoạt động.

Năm 2007, trong bối cảnh phải đương đầu với nhiều khó khăn (lụt lội, hạn hán, dịch bệnh,..)nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 8.44% cao nhất trong 10 năm qua với mức GDP bình quân đầu người khoảng 833USD được cho là một thành công lớn của đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng trưởng mạnh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và nguồn vốn ODA đạt mức kỳ lục tương ứng là 20,3tỷ USD(tăng 70%) và 5.4 tỷ USD (tăng 20%) thể hiện Việt Nam là địa chỉ được quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với nhiều tiềm năng hấp dẫn. Tất cả những nhân tố trên là nền tảng vững chắc cho hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT. Tuy nhiên năm 2007 cũng là năm mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức như sự tăng giảm thất thường của thị trường chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, sự biến động của giá xăng dầu, sắt thép, vàng, USD,. Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng so với năm trước. Doanh số mua bán ngoại tệ của NHNT tăng hơn

so với năm 2006, tổng doanh số mua bán đạt 20.122 triệu USD tăng 11.71% trong đó doanh số mua vào đạt 9.999 triệu USD tăgn 14.96% và doanh số bán ra đạt 10.123 triệu USD tăng 8.67% so với năm 2006. Đây cũng là kết quả đáng khích lệ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT VN trong điều kiện tỷ giá vàng và USD trên thị trường thế giới biến động nhiều.

Năm 2008 đánh dấu một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế thế giới. Những bất ổn trên thị trường tài chính Mỹ và Châu Âu đã biến thành cơn bão tàn phá kinh tế và tài chính toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi lạm phát cao vào đầu năm và tình trạng giảm phát, kinh tế đình trệ vào cuối năm. Diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường không ổn định do biến động tăng giảm luồng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam, nhập siêu tăng cao. Cục Dự trữ liên bang đã 7 lần cắt giảm lãi suất cơ bản từ 4.25% xuống còn 0.25%. Trong khi đó thị trường trong nước biến động phức tạp- khi “sốt nóng” lúc “sốt lạnh”. Với sự nỗ lực lớn, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT đã đạt được những kết quả khả quan, đội ngũ cán bộ phòng kinh doanh ngoại tệ luôn bám sát thị trường, tham mưu cho Ban lãnh đạo có những giải pháp thích hợp, kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp trên thị trường. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng vượt bậc so với những năm trước, tổng doanh số mua bán đạt 31.158 triệu USD tăng 54.85% so với năm 2007 trong đó doanh số mua ngoại tệ đạt 15.278 triệu USD tăng 52.80% so với 2007, doanh số bán ngoại tệ đạt 15.880 triệu USD tăng 56.87% so với năm 2007 trong đó bán cho doanh nghiệp XNK xăng dầu là 3.239 triệu USD tăng 56% so với năm 2007.

Năm 2009, tình hình kinh doanh ngoại hối của NHNT suy giảm rõ rệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Xuất khẩu hàng hoá đạt 56.6 tỷ USD, giảm 9.7%, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 68.8 tỷ USD giảm 14.7% do vậy nhập siêu hàng hoá năm 2009 vẫn ở mức 12.2 tỷ USD, tuy giảm 32.1% so với năm 2008 song vẫn bằng 21.6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm. Điều này cùng với nguồn FDI giảm mạnh trong năm dẫn đến nguồn dự trữ ngoại hối bị co hẹp. Đứng trước tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài trong cả năm 2009 và lãi suất mục tiêu của FED

tiếp tục được giữ ở mức thấp 0.25%, ban lãnh đạo NHNT đã bám sát thị trường, liên tục đưa ra các chính sách chỉ đạo hệ thống thích ứng với các thay đổi của thị trường, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống để hạn chế rủi ro. Trong năm 2009, theo chỉ đạo của chính phủ do nguồn ngoại tệ khan hiếm, ngân hàng ưu tiên bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng được ưu đãi như mặt hàng xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu bông, hoá chất tổng hợp,... nên doanh số mua bán ngoại tệ của NHNT giảm mạnh, tổng doanh số mua bán đạt 15.071 triệu USD giảm 51.63% so với năm 2008, doanh số mua vào đạt

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w