Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 30)

a) Khái niệm

Các hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi và tương lai luôn phải được thanh lý giữa các đối tác tham gia. Cho dù một thực tế rằng, các hợp đồng tương lai có thể được chuyển nhượng và những khoản phụ trội trên tài khoản ký quỹ có thể được rút ra, và chúng ta có thể thoát ra khỏi trạng thái của hợp đồng kỳ hạn bằng cách tiến hành một giao dịch kỳ hạn đối ứng. Nhưng cuối cùng thì mọi hợp đồng tương lai và kỳ hạn khi đáo hạn đều phải được các bên chấp nhận và thanh toán.

Không giống như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và tương lai, hợp đồng quyền chọn tiền tệ cho phép người mua hợp đồng có quyền mua hoặc bán một đồng tiền tại một mức tỷ giá đã thỏa thuận trước (gọi là tỷ giá quyền chọn) trong tương lai. Đúng như tên gọi của giao dịch “quyền chọn”; một hợp đồng quyền chọn cho phép người mua quyền chọn tức sự lựa chọn:

- Tiến hành giao dịch (thanh toán) theo tỷ giá đã thỏa thuận cố định từ trước, nếu anh ta thấy rằng có lợi cho mình

- Hoặc là, mặc nhiên để cho hợp đồng tự động hết hạn mà không tiến hành bất cứ

một giao dịch nào, nếu anh ta thấy rằng làm như vậy thì ít tốn kém hơn.

- Mặt khác, đối với người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn

nào khác, ngoài việc luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch khi người mua muốn. Trên cơ sở phân tích những đặc trưng cơ bản của giao dịch quyền chọn tiền tệ, xét từ giác độ người mua hợp đồng, chúng ta có thể định nghĩa hợp đồng quyền chọn tiền tệ như nhau: Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định.

b) Quyền chọn mua và quyền chọn bán tiền tệ

- Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là hợp đồng, trong đó người mua hợp đồng có

quyền mua một đồng tiền nhất định

- Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồng, trong đó người mua hợp đồng

mua hay không một lượng USD nhất định, tại một tỷ giá nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định

Ví dụ 2: Công ty XK mua hơp đồng quyền chọn bán USD và thanh toán bằng VND, có nghĩa là công ty có quyền quyết định việc bán hay không bán một lượng USD nhất định, tại một tỷ giá nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định

Trong mỗi giao dịch ngoại hối, bao giờ cũng có một đồng tiền được mua vào và một đồng tiền được bán ra. Kết quả là, trong mỗi giao dịch quyền chọn tiền tệ bao gồm cả quyền chọn mua và cả quyền chọn bán. Ví dụ, nếu công ty NK mua hợp đồng chọn quyền mua USD thì đồng thời cũng có nghĩa là mua quyền chọn bán VND; và ngược lại, nếu công ty XK mua hợp đồng quyền chọn bán USD, thì đồng thời cũng có nghĩa là mua quyền chọn mua VND. Để thống nhất cách hiểu và cách biểu diễn chúng ta quy định quyền chọn mua hay quyền chọn bán tiền tệ là việc mua bán đồng tiền yết giá.

Tỷ giá quyền chọn:

Tỷ giá áp dụng trong giao dịch quyền chọn là tỷ giá quyền chọn, tỷ giá trong các hợp đồng giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn và tương lai là những tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường trong đó, các tỷ giá quyền chọn ngoài yếu tố cung cầu còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp, do đó tỷ giá quyền chọn có thể cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với tỷ giá giao ngay, kỳ hạn hay tương lai.

Giá hợp đồng quyền chọn:

Giá hợp đồng quyền chọn (hay phí quyền chọn) là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán. Giá hợp đồng quyền chọn phải là lượng tiền hợp lý sao cho đủ để bù đắp rủi ro xét từ góc độ người bán và không bị quá đắt xét từ góc độ người mua. Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi và thông thường thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Một hợp đồng quyền chọn dù được thực hiện hay không thực hiện, người mua quyền đều phải trả phí quyền chọn. Trong trường hợp đó người bán quyền sẽ có thu nhập bằng khoản phí do người mua trả.

Ví dụ: Một hợp đồng quyền chọn có giá trị 10.000.000 USD, phí giao dịch là 3%, thời hạn hợp đồng quyền chọn 3 tháng, lãi suất 12%/năm. Thanh toán vào thời điểm hợp đồng đáo hạn. Vậy tổng phí quyền chọn tại thời điểm hợp đồng đáo hạn sẽ là:

(10 000 000 x 0,03%) + <300 000 x (1+0.12:4)> = 309 000 USD

Phương pháp yết giá hợp đồng quyền chọn:

Thông thường, giá hợp đồng quyền chọn được biểu diễn theo hai cách: đó là bằng tỷ lệ % hay điểm tỷ giá

Phương pháp yết giá hợp đồng quyền chọn theo điểm tỷ giá được dùng trong những trường hợp phí quyền chọn được thanh toán bằng đồng tiền này và đơn vị làm cơ sở tính phí là một đồng tiền khác.

Phương pháp yết giá hợpđồng quyền chọn theo tỷ lệ % được dùng trong những trường hợp phí quyền chọn và đơn vị làm cơ sở tính phí cùng chung một đồng tiền.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI

HỐI CỦA NHTM

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM rất phức tạp và rất nhạy cảm, gắn kết chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, vì thế nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối là:

1.3.1 Môi trường kinh tế trong nước và quốc tế

Môi trường kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp và có ảnh hưởng hết sức lớn lao với các hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Trong môi trường kinh tế trong nước, hoạt động kinh doanh ngoại hối gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Thực tế cho thấy, các nước phát triển đồng thời là các quốc gia tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế, có nền kinh tế hướng ngoại và tất nhiên kinh tế đối ngoại phát triển

Môi trường kinh tế quốc tế mà cụ thể là thị trường tài chính tiền tệ quốc tế là một phạm trù lớn, các hoạt động trên loại thị trường này rất phức tạp, nhạy cảm và

tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM. Cơ cấu tổ chức của thị trường tài chính quốc tế bao gồm các định chế tài chính đó là Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng thế giới WB, ngân hàng phát triển khu vực như ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Trong đó các NHTW, NHTM của các nước, tập đoàn tài chính khu vực, đặc biệt là NHTW Mỹ, FED và Ngân hàng Châu Âu - ECB có vai trò chi phối các hoạt động tài chính lớn nhất trong hệ thống ngân hàng toàn cầu.

Thị trường tài chính tiền tệ quốc tế hoạt động thường xuyên và liên tục 24/24 giờ thông qua các trung tâm giao dịch quốc tế lớn như New York, London,.. và bị chi phối bởi các định chế tài chính và một số ngân hàng quốc tế như ECB, FED. Mỗi sự thay đổi trong chính sách tiền tệ toàn cầu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến lãi suất, tỷ giá của các đồng tiền trong khu vực và mỗi quốc gia. Các đồng tiền mạnh như EUR, GBP, USD giữ vai trò chi phối các đồng tiền khác và thường được dùng làm đồng tiền chuẩn trong giao dịch thanh toán tiền tệ thế giới, vì vậy tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

1.3.2 Chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá hối đoái

Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của Nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc, đá quý và các chứng từ có giá trị ngoại tệ cũng như đối với việc trao đổi sử dụng, mua bán trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài.

Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động của ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra, có liên quan đến quan hệ ngoại thương cũng như các quan hệ kinh tế đối ngoại khác bằng ngoại tệ. Đồng thời, chính sách quản lý ngoại hối cũng quản lý và kiểm soát lưu thông của ngoại hối (chủ yếu là vàng bạc, đá quý và đặc biệt là ngoại tệ) trong phạm vi quốc gia. Với việc thực hiện nội dung này, chính sách quản lý ngoại hối không những góp phần phát triển ngoại thương, tạo sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ quốc gia nói riêng và ổn định nền kinh tế quốc dân nói chung.

Từ sự trình bày khái quát trên, có thể thấy rằng chính sách quản lý ngoại hối có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại thông qua các quy định, thể lệ ràng buộc được pháp luật thừa nhận. Đặc biệt một chính sách quản lý ngoại hối đúng đắn và phù hợp với điều kiện của từng quốc gia trong mỗi thời kỳ sẽ đóng vai trò là đòn bảy khuyến khích phát triển ngoại thương hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại.

Sự biến động của tỷ giá hối đoái:

Về hình thức, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một đơn vị tiền tệ của nước kia. Là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ

Về nội dung, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ, phát sinh trực tiếp về tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia

Tỷ giá hối đoái, mặc dù đã có lịch sử lâu dài trong các giai đoạn phát triển của nhân loại, nhưng đến nay vẫn còn là vấn đề hết sức phức tạp. Sự phức tạp của vấn đề tỷ giá thể hiện trên hai phương diện. Một là ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (tình hình kinh tế, thị trường tài chính quốc tế và chính sách can thiệp của các nước,...) các yếu tố này không nằm trong tầm khống chế của một quốc gia. Hai là sự tương tác nhiều chiều của quá trình, chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ ở mỗi nước. Hình thức biểu hiện tổng hợp về sự tương tác về hai phương diện trên chính là quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Nói chung có rất nhiều yếu tố tác động lên tỷ giá hối đoái, một số yếu tố cơ bản là:

- Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước hữu hạn

- Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ

thông qua đó tác động lên tỷ giá

- Chênh lệch lãi suất giữa các nước, giữa các thị trường tín dụng nội địa và quốc tế

- Một số các nhân tố tác động lên cung cầu ngoại tệ qua đó ảnh hưởng đến tỷ giá

Đến lượt mình, bất kỳ một biến động nhỏ của tỷ giá hối đoái cũng tác động tới rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, tình hình lạm phát,... Tất cả các nhân tố này lại ảnh hưởng, chi phối trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại nói riêng và thị trường ngoại hối nói chung. Do đó, có thể nói biến động của tỷ giá có tác động sâu sắc, nhiều chiều, phức tạp tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại.

1.3.3 Sự phát triển của thị trường hối đoái

Thị trường hối doái là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh ngoại hối. Thị trường hối đoái tác động đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh ngoại hối thông qua tỷ giá và lãi suất.

Tuy nhiên mức tác động và việc thực hiện các chức năng trên lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường. Đối với thị trường hối đoái chưa phát triển thì hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng chỉ mang tính sơ khai, có ít các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, đôi khi chỉ là hình thức chưa thực sự đem lại hiệu quả trong kinh doanh

Trong phạm vi một quốc gia, trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng. Tại Việt Nam, việc thành lập và tổ chức vận hành tốt hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng chỉ là tiền đề, là nền tảng ban đầu vô cùng quan trọng trong việc thiết lập thị trường hối đoái hoàn chỉnh. Thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sử dụng Quỹ điều hòa ngoại tệ với tư cách là người mua bán cuối cùng để can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, tỷ giá của Chính phủ.

1.3.4 Trình độ và nhận thức của NHTM và doanh nghiệp

Đây là yếu tổ chủ quan hết sức quan trọng thuộc về bản thân mỗi NHTM, nó quyết định việc mở rộng hay thu hẹp các hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Nhận thức của NHTM giúp NHTM có định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình, bao gồm một hệ thống các mục tiêu, chương trình chính sách và giải pháp cụ thể được xây dựng một cách phù hợp dựa trên bối cảnh kinh tế

thế giới, các diễn biến về chính trị, kinh tế, xã hội trong nước tại từng thời kỳ và lợi thế hay thế mạnh của mỗi ngân hàng trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại. Nói một cách khác, ở mỗi thời kỳ khác nhau, với lợi thế cạnh tranh khác nhau, thì chiến lược kinh doanh ngoại hối của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng, các ngân hàng ngoài việc tìm hiểu và nắm bắt các điều kiện và cơ hội kinh doanh cần phải nghiên cứu kỹ các lợi thế tuyệt đối, tương đối của mình để đưa ra các chiến lược mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ hợp lý

Trên thị trường bao giờ cũng có ít nhất hai bên giao dịch trong mỗi hoạt động kinh doanh. Trên thị trường hối đoái, các doanh nghiệp cũng là những chủ thể tham gia tích cực vào hoạt động ngoại hối của thi trường. Các DN có hiểu biết và nhận thức về ngoại hối sẽ có những chính sách đầu tư hiệu quả vào hoạt động này, sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro, các hoạt động kinh doanh hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu cũng như bảo vệ nhu cầu của mình

Trên đây là một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM. Nhìn chung, thực tiễn đã chỉ ra rằng, các nhân tố trên đây có quan hệ đan xen nhau, tác động tổng thể nhiều chiều tới hoạt dộng kinh doanh ngoại hối của NHTM. Do đó, các NHTM cần tiến hành phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên cũng như phải biết vận dụng cơ chế của Nhà nước, chủ động nắm bắt sự biến động của cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái, nghiên cứu thực trạng hoạt động của thị trường tài chính, ngoại hối trước khi quyết định thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh để vừa phục vụ tốt khách hàng vừa đảm bảo có lãi trong kinh doanh ngoại hối

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Các vấn đề nghiên cứu trong chương 1 đã tập trung vào ba nội dung chính: Thị trường ngoại hối và nhân tố tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối; Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh

ngoại hối của NHTM. Những nội dung này chính là cơ sở lý luận để luận văn nghiên cứu tiếp theo những thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam, đánh giá đúng mức thực trạng tại chương 2 để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại hối tại

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 30)

w