Trìnhđộ và nhận thức của NHTM vàdoanh nghiệp

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 36)

Đây là yếu tổ chủ quan hết sức quan trọng thuộc về bản thân mỗi NHTM, nó quyết định việc mở rộng hay thu hẹp các hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Nhận thức của NHTM giúp NHTM có định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình, bao gồm một hệ thống các mục tiêu, chương trình chính sách và giải pháp cụ thể được xây dựng một cách phù hợp dựa trên bối cảnh kinh tế

thế giới, các diễn biến về chính trị, kinh tế, xã hội trong nước tại từng thời kỳ và lợi thế hay thế mạnh của mỗi ngân hàng trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại. Nói một cách khác, ở mỗi thời kỳ khác nhau, với lợi thế cạnh tranh khác nhau, thì chiến lược kinh doanh ngoại hối của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng, các ngân hàng ngoài việc tìm hiểu và nắm bắt các điều kiện và cơ hội kinh doanh cần phải nghiên cứu kỹ các lợi thế tuyệt đối, tương đối của mình để đưa ra các chiến lược mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ hợp lý

Trên thị trường bao giờ cũng có ít nhất hai bên giao dịch trong mỗi hoạt động kinh doanh. Trên thị trường hối đoái, các doanh nghiệp cũng là những chủ thể tham gia tích cực vào hoạt động ngoại hối của thi trường. Các DN có hiểu biết và nhận thức về ngoại hối sẽ có những chính sách đầu tư hiệu quả vào hoạt động này, sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro, các hoạt động kinh doanh hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu cũng như bảo vệ nhu cầu của mình

Trên đây là một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM. Nhìn chung, thực tiễn đã chỉ ra rằng, các nhân tố trên đây có quan hệ đan xen nhau, tác động tổng thể nhiều chiều tới hoạt dộng kinh doanh ngoại hối của NHTM. Do đó, các NHTM cần tiến hành phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên cũng như phải biết vận dụng cơ chế của Nhà nước, chủ động nắm bắt sự biến động của cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái, nghiên cứu thực trạng hoạt động của thị trường tài chính, ngoại hối trước khi quyết định thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh để vừa phục vụ tốt khách hàng vừa đảm bảo có lãi trong kinh doanh ngoại hối

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Các vấn đề nghiên cứu trong chương 1 đã tập trung vào ba nội dung chính: Thị trường ngoại hối và nhân tố tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối; Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh

ngoại hối của NHTM. Những nội dung này chính là cơ sở lý luận để luận văn nghiên cứu tiếp theo những thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam, đánh giá đúng mức thực trạng tại chương 2 để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP ngoại thương Việt nam

CHƯƠNG 2:TH C TR NG HO T Đ NG KINH DOANH NGO I H I T I NHTMCP NGO I Ố Ạ THƯƠNG VI TỆ NAM

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, VCB chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NH Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, VCB đóng vai trò là NH chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Quá trình phát triển của VCB được chia làm các giai đoạn chủ yếu như sau:

Trong suốt cuộc kháng chiến, VCB đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước thông qua việc tham gia trực tiếp vào công tác chi viện tài chính cho chiến trường Miền Nam, đồng thời thực hiện tốt chức năng là trung tâm thanh toán quốc tế duy nhất ở Việt Nam. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, VCB không chỉ thực hiện chức năng là NH đối ngoại duy nhất của đất nước, mà còn thực hiện vai trò quản lý toàn bộ vốn ngoại tệ quốc gia. Trong giai đoạn đất nước chuyển đổi sang kinh tế thị trường, VCB được chính thức chuyển từ một NH chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM quốc doanh hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình NHTM và các tổ chức tài chính khác.

Để có đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho quá trình triển khai cổ phần hóa, từ cuối năm 1999, VCB đã xây dựng và thực hiện Đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2001 - 2005.

Ngày 26/09/2007, Thủ tướng ra quyết định số 1289/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hoá VCB. Tháng 12/2007, VCB đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu, trong đó bán cổ phần lần đầu ra công chúng với tổng số cổ phần chào bán là 6.5% vốn điều lệ; Phát hành từ chuyển đổi trái phiếu tăng vốn 0.84% vốn điều lệ; phát hành từ bán cổ phiếu theo giá ưu đãi cho cán bộ công nhân viên 0.35%. Ngày 23/05/2008 VCB đã đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngoại thương Việt nam theo giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước số 138/GP - NHNN với vốn điều lệ là 12.100.860.260.000 đồng.

Mô hình tổ chức

Trải qua 46 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2009, VCB đã phát triển lớn mạnh theo mô hình NH đa năng với 01 Hội sở chính; 01 Sở Giao dịch, 01 Trung tâm đào tạo, 69 Chi nhánh với 248 Phòng Giao dịch; 02 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 01 Văn phòng đại diện và 01 Công ty con tại nước ngoài, 05 Công ty liên doanh với đội ngũ cán bộ trên 10.000 người. Ngoài ra, VCB còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của VCB tại thời điểm cuối năm 2009 lên tới 255 nghìn tỷ VND (tương đương 14 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 137 nghìn tỷ VND (tương đương

7,2 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 16.710 tỷ VND (~0.9 tỷ USD), đáp ứng tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu theo chuẩn quốc tế.

1.3.1. 2.1.2 Một số hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTMCP Ngoại thươngViệt Nam giai đoạn 2005-2009 Việt Nam giai đoạn 2005-2009

Cũng giống như các NHTM khác, hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt nam bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau: Nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn, và các hoạt động dịch vụ ngân hàng.

a. Công tác huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ đầu tiên và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó quyết định quy mô hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Nhận thức được điều này, trong bối cảnh thị trường huy động vốn luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, NHNT đã đặt công tác huy động vốn lên làm nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt. Trong những năm qua, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các mức lãi suất tối đa về lãi suất theo sự chỉ đạo của NHNN, NHNT mạnh dạn áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, nâng hiệu quả công tác quản trị thanh khoản, quản trị lãi suất, nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn phong phú đa dạng, đẩy mạnh huy35

Chỉ tiêu 2006 2006 / 2005 2007 2007/ 2006 2008 2008/ 2007 2009 2009/ 2008 2009/ 2006 Bình quân năm Tổng nguồn vồn 167 128 23,3 % 197 363 18,1% 222 808 12,89% 255 936 14.86% 87,6% 17,5% Vốn huy động 152 125 8,84 % 177 906 16,94% 196 507 10,45% 231 349 17.73% 84,8% 16,96% + Thị trường 1 115 607 5% 144 810 25,26% 159 989 10,48% 170 111 6.32% 57,6% 12% + Thị trường 2 36 518 62,38 % 33 096 -9,37% 36 518 10,34% 61 238 67.69% 256% 37,4%

động vốn trên thị trường II. Ket quả là tổng nguồn vốn NHNT tăng bình quân 17%/năm. Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn đạt 255.936 tỷ đồng, tăng 87,6% so với đầu năm 2006, trong đó huy động vốn từ nền kinh tế đạt 170.111 tỷ đồng, tăng 57%.

Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2006,2007,2008,2009

Về cơ cấu vốn huy động: thành phần vốn huy động của NHNT bao gồm vốn huy động trên thị trường 1 (từ các tổ chức kinh tế và cá nhân) và thị trường 2 (các tổ chức tín dụng) . Thành phần vốn huy động từ nền kinh tế bao gồm tiền gửi của khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong đó tỷ lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế từ 60-65%, của tiết kiệm từ 30-35%

Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 44.5% trong tổng nguồn vốn huy động. Với lợi thế là một NH thanh toán quốc tế hàng đầu, VCB được xem là một trung tâm thanh toán về ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và định chế tài chính. Tuy nhiên trong thời gian qua, lợi thế đang dần bị mất đi, những năm đầu thể kỳ 21, tỷ trọng vốn ngoại tệ chiếm 70%, tới năm 2004-2005 tỷ lệ này là 58%, năm 2006- 2007 là 49%, năm 2008 là 44.5% và đến thời điểm 31/12/2009 là 30.6%, sụt giảm mạnh so với năm 2008. Vốn huy động ngoại tệ năm 2009 đạt 3.734 triệu USD, sụt giảm so với 2008 là 629 triệu USD trong đó giảm 30.8% ở khu vực tổ chức kinh tế.

2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng 1. Tiền mặt Tiền gửi NHNN 8.342 6,11% 14.218 8% 14.647 7% 34.019 15.4% 29.499 11,5% 2. Thị trường 1 82.980 60,81% 66.260 39% 95.579 49% 111.643 50,5% 140.547 54,9% 3. Thị trường 2 42.383 31,06% 81.529 47% 71.209 36% 70.206 31,8% 80.605 31,5% 4. Sử dụng vốn khic 2750 2,02% 9854 6% 5.731 8% 5.082 2,3% 5.285 2,1% Tổng sử dụng vốn 136.455 100% 171.861 100% 196.117 100% 220.950 100% 255.936 100%

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm là do một số khách hàng lớn truyền thống của VCB rút tiền gửi sang ngân hàng khác. Ví dụ: Vietso Petro, Petro VN,... Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB.

Vốn huy động VND vẫn giữ mức tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng không cao, chỉ đạt trên dưới 20%.

Tóm lại, do có uy tín lớn và nhờ có bề dày lịch sử 46 năm, VCB có nguồn vốn tương đối ổn định, quy mô lớn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn ngành, đặc biệt thấp hơn rất nhiều so với hệ thống các NHTM cổ phần, dẫn đến thị phần huy động vốn ngày càng giảm, đặc biệt huy động vốn từ dân cư.

b. Công tác sử dụng vốn

Nhìn chung, cơ cấu sử dụng vốn của NHNT chủ yếu cho vay đối với nền kinh tế, hoạt động này chiếm tỷ trọng từ 39% đến 60,81% trên tổng nguồn vốn. Tỷ trọng sử dụng vốn trên thị trường 2 chiếm từ 30% đến 47% trên tổng tài sản của ngân hàng, Tiền mặt và tiền gửi NHNN chiếm từ 6% đến 15% trên tổng sử dụng vốn Năm 2008, để đối phó với tình hình bất ổn của tài chính thế giới, từ tháng 10/2008, NHNT đã quyết định rút một lượng vốn khá lớn gửi tại các ngân hàng nước ngoài về nước và tạm thời gửi phần lớn tại NHNN. Do vậy, cơ cấu sử dụng vốn của NHNT có sự chuyển dịch đáng kể từ thị trường II sang tiền mặt và gửi tại NHNN. Tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi tại NHNN tăng từ 7% năm 2007 lên 15,4% năm 2008.

Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Doanh TT 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị Thịphần (%) Giá trị Thịphần (%) Giá trị Thịphần (%) Giá trị Thịphần (%) Giá trị Thịphần (%) XuÊt khÈu 9.375 28,9 12.700 29,1 14.163 29, 3 16.831 26, 8 12.460 22 NhEp khÈu 11.583 31,3 10.100 27,5 12.160 20, 0 15.670 19,5 13.150 19,1 T"ng so víi n"m tr-íc 27,9% 8,79% 15,5% 23,47% - 21,2%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNT 2005-2009 Hoạt động tín dụng:

Bám sát định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2005-2009 là “Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế”. NHNT đã triển khai thực hiện mô hình tín dụng mới trong toàn hệ thống từ năm 2006. Tỷ trọng tín dụng trong tổng nguồn vốn trung bình chiếm 50.84% trên tổng nguồn vốn trong đó dư nợ trung dài hạn chiếm từ 40 - 48% trong tổng dư nợ.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ dư nợ / Tổng tài sản 1

□ Tổng TS □ Dư nợ

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNT 2005-2009

Tóm lại, so với các NHTM khác, tổng dư nợ tín dụng của VCB thường chiếm tỷ lệ thấp trên tổng tài sản (tỷ lệ này tại VCB thường xoay xung quanh 40 - 50%),

38

VCB chiếm 10% thị phần tín dụng. Hoạt động tín dụng của VCB trong những năm qua có một số các đặc điểm: Thứ nhất, NH áp dụng chính sách tập trung cho vay các khu vực phát triển năng động về kinh tế, tại các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội và miền Đông Nam bộ. Thứ hai, tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều với VND và ngoại tệ. Thứ ba, tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn. Thứ tư, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với khách hàng DNNN trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, trong khi đó tỷ trọng của nhóm khách hàng DN ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần.

c. Hoạt động thanh toán XNK:

Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác đồng thời chịu ảnh hưởng của những biến động bất thường và phức tạp của kinh tế thế giới cũng như trong nước, giai đoạn 2005 - 2009, NHNT vẫn giữ vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số trung bình 25640 triệu USD.

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện dịch vụ TT XNK của NHNT

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNT 2005-2009

Năm 2009 có sự sụt giảm trong doanh số thanh toán XNK so với năm 2008 chủ yếu là do những nguyên nhân sau: Tình hình XNK của cả nước chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu nên tổng giá trị XNK của

cả nước giảm 13,2% so với năm 2008, trong đó kim ngạch XK giảm 9.9% và NK giảm 15.8%; NHNT phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác. Sự dịch chuyển và phân tán hoạt động của một số khách hàng lớn (đặc biệt là khối dầu khí) là một trong những nguyên nhân sụt giảm doanh số trong khi việc phát triển các sản phẩm và chính sách khách hàng hướng tới thu hút khách hàng vừa và nhỏ còn hạn chế; và việc khan hiếm ngoại tệ tại NHNT khiến việc điều hòa vốn ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán XNK gặp khó khăn.

d. Hoạt động Thẻ

Trong những năm qua, NHNT tự hào luôn là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực thẻ tại Việt Nam cả về hoạt động phát hành, thanh toán và phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ. Phát huy thế mạnh vốn có để chiếm lĩnh thị trường, từ năm 2005 đến 2009, NHNT đã phát hành được hơn 3,8 triệu thẻ ghi nợ nội địa, gần 481 nghìn thẻ quốc tế.

Từ năm 2006, NHNT đã phát hành được một số loại thẻ mới: Vietcombank

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 36)

w