Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương Việt

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 47)

đoạn 2005-2009

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của VCB năm 2009 là 9287 tỷ vnd, tăng 2.16 lần so với năm 2005. Tính trung bình trong giai đoạn 2005-2009 tổng thu nhập tăng 27.93%/năm. Tuy nhiên trong từng năm mức tăng rất khác nhau và không

41

đồng đều: năm 05 tăng 51%;năm 2006 tăng 23.%;năm 2007 tăng 17%,năm 2008 tăng 44% và đến năm 2009 tăng chỉ có 4.65% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên toàn cầu. Tuy nhiên, so với một số ngân hàng hoạt động có hiệu quả trong hệ thống ngân hàng thì NHNT vẫn là ngân hàng xếp vị trí hàng đầu

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của VCB

Thu nhập lãi thuần 3310 75 3,884 17% 3,981 2% 6,508 63.4% 6499 (0.13)

Thu ngoài lãi 977 -10 1,397 16% 2,186 98% 2,366 8.2% 2788

17.8 % Tổng thu nhập từ hoạt động KD______________________ 4,287 51____ 5,281 23% 6,167 17% 8,874 44.0% 9287 4.65 %

Tông chi phí hoạt động

KD _______ (968) 10 (1,214) 25% 5)(1,90 57% (2,476) 30.0% (3494) %41.1 Thu nhập hoạt động

KD thuần 3,319 69 4,067 23% 4,262 5% 6,398 50.0% 5793

9.45 % Chi dõi' phoong rủi ro

(1,559) 237 (174) -

89% (1,233) 609% (2,860) 232% (788)

72.4 %

Lợi nhuận trước thuế 1,760 18 3,893 121

%____ 3,029 23% 3,538 17.0% 5004

41.4 %

Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động năm 2005-2009 của VCB

Biểu đồ 2. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 của một số ngân hàng

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng

Như vậy, mặc dù môi trường hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và NHNT nói riêng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn cũng như phải đối mặt với không ít thách thức trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTM NN sang NHTMCP, nhưng với tinh thần nhiệt huyết của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên, NHNT vẫn phấn đầu vươn lên, duy trì vị thế là một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, tạo cơ sở để vươn ra khu vực.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương từ khi triển khai đến nay luôn được xác định là hoạt động mũi nhọn, khẳng định thương hiệu và thế mạnh của Vietcombank. Chính vì vậy, hoạt động này tuyệt đối tuân thủ theo các quy định do NHNN cũng như Chính phủ ban hành:Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước ngày 01/07/2002 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ;

- Quyết định số 1452/2004-QĐ-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH 11 do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2005 và có hiệu lực ngày 01 tháng 06 năm 2006 - Nghị định số 160/2006/NĐ-CP (28/12/2006) Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh

ngoại hối

- Quyết định số 2554/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Quyết định số 3039/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Thống đốc NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Quyết định số 504/QĐ NHNN ngày 07 tháng 03 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 04 năm 2008 của NHNN ban hành Hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng - Các văn bản liên quan đến quy định về hoạt động kinh doanh ngoại tệ do Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành như: - Quy định về kinh doanh ngoại tệ ngày 31/12/2001

- Quy định 1200/CV-NHNT-V ngày 07/07/2000 của Tổng giám đốc NHNT ban hành quy định về điều hoà mua bán ngoại tệ trong hệ thống NHNT

- Quy định về mua bán và điều hoà ngoại tệ trong hệ thống NHNT VN số 1073/QĐ.NHNT-KDNT ngày 29/09/2006 do Tổng giám đốc ký ban hành

- Quyết định số 137/QĐ-NHTMCPNT-KDNT ngày 02/04/2009 ban hành quy trình giao dịch kinh doanh ngoại tệ/vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Có thể nói, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM nói chung và NHNT nói riêng đang được thực hiện trong một hành lang pháp lý chặt chẽ, từng bước đi vào nền nếp theo chuẩn mực quốc tế, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đang được mở rộng cả về chất và lượng.

2.2.2 Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCPNgoại Ngoại

thương Việt Nam

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHNT hình thành từ rất sớm nhưng chính thức được coi trọng kể từ năm 1993 khi một bộ phận được tách ra từ phòng Kế hoạch kinh doanh thuộc Hội sở chính với tên gọi là phòng Kinh doanh ngoại tệ. Ngay từ khi mới thành lập, phòng đã được giao nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu về44

ngoại tệ ngày càng tăng của khách hàng, đảm bảo khả năng thanh toán cũng như chuyển đổi các loại ngoại tệ cho các doanh nghiệp phục vụ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm mới, giúp họ có những biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi suất để nâng cao uy tín của ngân hàng, thu hút khách hàng, nhằm tăng lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nước cũng như khu vực. Với hàng trăm tài khoản NOSTRO (tài khoản tiền gửi ngoại tệ vãng lai tại nước ngoài) và tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, Phòng kinh doanh ngoại tệ chịu trách nhiệm quản lý vốn ngoại tệ tập trung cho toàn hệ thống; thực hiện chức năng kiểm soát các chi nhánh trong việc chấp hành văn bản chế độ quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các văn bản quy định về kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Phòng kinh doanh ngoại tệ còn đảm nhiệm việc quản lý và đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi một cách hiệu quả, kinh doanh kiếm lời trên các thị trường trong nước và quốc tế nhằm đem lại nguồn thu cho Ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm nặng nề của phòng kinh doanh ngoại tệ, ban lãnh đạo NHNT đã trang bị thiết bị công nghệ hiện đại: hệ thống REUTER DEALING SYSTEM phục vụ cho hoạt động giao dịch, liên tục bổ sung lực lượng cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện chiến lược tăng cường thâm nhập đồng thời củng cố và nâng cao uy tín của NHNT trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.

Hoạt động của phòng Kinh doanh ngoại tệ được tổ chức thành 3 nhóm : Nhóm giao dịch kinh doanh (Front Office) gồm các dealer kinh doanh được phép giữ trạng thái ngoại tệ mở và các dealer môi giới không được phép giữ trạng thái ngoại tệ mở; Nhóm kiểm soát rủi ro (risk control): gồm các kiểm soát viên và Nhóm nghiệp vụ (back office) gồm các nhân viên hỗ trợ giao dịch.

2.2.3 Thực trạng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam thương Việt Nam

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thực hiện thông qua một số nghiệp vụ chủ yếu sau:

Mã NT Tên Ngoại tệ Mua TM Mua CK Bán

AUD AUS DOLLAR 16.377,68 16.476,54 16.855,73

- Nghiệp vụ giao ngay - Nghiệp vụ kỳ hạn - Nghiệp vụ hoán đổi.

2.2.3.1 Nghiệp vụ kinh doanh giao ngay:

Đây là nghiệp vụ kinh doanh truyền thống và luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường của ngân hàng. Thực trạng về hoạt động này phản ánh thông qua một số các tiêu chí như: phương pháp niêm yết tỷ giá và thông báo tỷ giá, quy trình giao dịch, doanh số giao dịch,...

a. Phương pháp xác định tỷ giá:

Hàng ngày trên cơ sở tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố, biên độ do NHNN quy định, biên độ tỷ giá giữa các đồng tiền (được Ban lãnh đạo phê chuẩn), tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường liên ngân hàng và các biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế, Phòng kinh doanh ngoại tệ xây dựng bảng tỷ giá ngoại tệ để kịp thời công bố vào trước 7h45phút các ngày làm việc. Hiện nay, theo quyết định số 2666/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009 của Thống đốc NHNN Việt Nam tỷ giá mua, bán giao ngay của Đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác được xác định như sau:

- Đối với Đô la Mỹ: Không được vượt quá biên độ +-3% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do NHNN thông báo.

- Đối với các ngoại tệ khác: do Tổng giám đốc (giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.

- Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: do Tổng giám đốc (giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.

Dựa vào tỷ giá VND/USD, tỷ giá giữa các ngoại tệ khác với USD trên hệ thống Reuter Dealing System vào đầu ngày giao dịch, NHNT xác định được tỷ giá chéo VND với các loại ngoại tệ khác ngoài USD. Trường hợp tỷ giá các loại ngoại tệ khác so với USD trên thị trường biến đổi mạnh, NHNT thay đổi tỷ giá VND so với các loại ngoại tệ khác ngay lập tức nhằm đảm bảo tỷ giá được cập nhật và hoạt động kinh doanh được an toàn và hiệu quả.

46

Chúng ta hãy xem bảng tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vào đầu ngày làm việc ngày 31/12/2009:

Bảng 2.5: Tỷ giá mua bán giao ngay ngày 31/12/2009 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

CAD CANADIAN DOLLAR 17.314,25 17.471,49 17.837,86 CHF SWISS FRANCE 17.629,79 17.754,07 18.162,65 DKK DANISH KRONE - 3540,08 3.636,06 EUR EURO 26.330,01 26.409,24 26.963,03 GBP BRITISH POUND 29.384,76 29.591,90 30.212,43 HKD HONGKONG DOLLAR 2.357,07 2.373,69 2.423,46

INR INDIAN RUPEE - 390,05 410,36

JPY JAPANESE YEN 196.73 198,72 203,29

KRW SOUTH KOREAN WON - 14,45 17,86

KWD KUWAITT DINAR - 64.134,56 66.137,57

MYR MALAYSIAN RINGIT - 5.366,43 5.511,93

NOK NORWEGIAN KRONE - 3.169,09 3.255,02

RUB RUSSIAN RUBLE - 554,85 685,49

SEK SWEDISH KRONA - 2.564,30 2.633,82

SGD SINGAPORE DOLLAR 13.021,16 13.112,95 13.387,93

THB THAI BAHT 544.17 544,17 572,51

Nguồn: Phòng KDNT - NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Việc xác định tỷ giá tại các chi nhánh là do giám đốc chi nhánh quyết định có tham khảo tỷ giá của trụ sở chính và không được phép vượt trần tỷ giá cho phép của NHNN.

b. Thực trạng kinh doanh đối với khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế:

Với đối tượng khách hàng là cá nhân: hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng cá nhân là do phòng hối đoái và các phòng giao dịch đảm nhận.

Thông thường, các cá nhân chủ yếu mua ngoại tệ tại ngân hàng với mục đích đi du lịch, học tập, công tác, thăm viếng, chữa bệnh, trả tiền hội viên và các loại phí khác cho nước ngoài hoặc trợ cấp, thừa kế cho gia đình và người nước ngoài. Theo

quy định, khi cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ sẽ nộp hồ sơ gửi ngân hàng gồm: - Đơn xin chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

- Giấy tờ hợp pháp chứng minh các nhu cầu thực tế phải chi ngoại tệ ở nước ngoài như: thông báo của trường học, xác nhận viện phí của bệnh viện, giấy báo thu phí, lệ phí của nước ngoài (đối với người được cử đi công tác, học tập) hoặc các giấy tờ liên quan khác của cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép xuất cảnh.

- Ngân hàng sau khi nhận đủ bộ hồ sơ thì quyết định bán ngoại tệ theo tỷ giá công bố cho khách hàng.

Ngân hàng Ngoại thương cũng mua ngoại tệ của các cá nhân chủ yếu là các cá nhân thụ hưởng kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Đây là nguồn ngoại tệ quan trọng đối với ngân hàng vì vậy NHNT đã tích cực hoàn thiện chất lượng dịch vụ chuyển tiền cá nhân để thu hút nguồn kiều hối.

Với khách hàng là tổ chức: hoạt động này được thực hiện tại phòng kinh doanh ngoại tệ.

Theo nghị định 160, người cư trú là tổ chức được phép mua ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán vãng lai hay thanh toán cho các giao dịch được phép trên cơ sở xuất trình giấy đề nghị mua ngoại tệ trong đó nói rõ mục đích mua và các giấy tờ hợp lệ khác có liên quan (bộ chứng từ, hợp đồng ngoại thương, tờ khai hải quan, lệnh chuyển tiển)

Khi nhận được hồ sơ cùng với đề nghị mua ngoại tệ, phòng kinh doanh ngoại tệ sẽ kiểm tra tính chính xác giữa đề nghị mua bán với các giấy tờ, chứng từ cần thiết theo quy định hiện hành, chào giá giao dịch và chuyển chứng từ cho KSV ký duyệt. KSV sau khi ký duyệt thì chuyển chứng từ cho GDV để chuyẻn cho các bộ phận liên quan theo quy định.

Tại NHNT, khách hàng mua ngoại tệ dưới hình thức giao ngay chủ yếu để thanh toán các món nợ đến hạn, thanh toán hợp đồng nhập khẩu và các khoản dịch vụ cho nước ngoài, trả nợ vay ngân hàng, nợ vay nước ngoài, thanh toán tiền hàng cho tổ chức ủy thác xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu ủy thác, phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và mua ngoại tệ để mở thư tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cũng mua ngoại tệ từ các tổ chức. Thế mạnh của NHNT trong kinh doanh ngoại tệ là có

Tổng Doanh Số ± (%) Mua vào ± (%) Bán ra ± (%)

nhiều khách hàng xuất nhập khẩu nên lượng ngoại tệ mua vào và bán ra khá lớn. Ngân hàng có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng sử dụng các dịch vụ tổng thể của NHNT như chính sách ưu đãi về lãi suất, ưu đãi giảm phí giao dịch, tín dụng cũng như thanh toán xuất nhập khẩu để khách hàng có nguồn ngoại tệ về thì bán cho ngân hàng. Các ngoại tệ được mua bán phần lớn là các ngoại tệ chuyển đổi như USD, GBP, EUR, JPY,... hoặc có thể cả HKD, BATH ,.. nhưng chủ yếu vẫn là USD và theo tỷ giá công bố hàng ngày.

c. Thực trạng kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được công nhận là một trong những thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng kể từ ngày 12/10/1994 theo quyết định số 120/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN VN.

Khi có yêu cầu mua ngoại tệ của khách hàng thực hiện theo quy trình:

Giao dịch viên thực hiện:

- Chào giá theo bảng giá công bố hoặc tỷ giá linh hoạt tại thời điểm thực hiện,

- Xác nhận giao dịch qua các phương thức giao dịch (điện thoại, internet, fax, hợp đồng, thỏa thuận,..)

- Cập nhật giao dịch vào hệ thống

- Ký trên phiếu giao dịch hoặc trên hợp đồng/thỏa thuận/xác nhận giao dịch

Kiểm soát viên (KSV) kiểm tra hạn mức của đối tác sau đó ký trên deal giao dịch hoặc ký trên hợp đồng/thỏa thuận/xác nhận giao dịch.

Một phần của tài liệu 171 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI hối tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 47)